Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá cao cơ hội được đóng góp vào tiến trình chuẩn bị cho Cuộc Đối thoại Nhân quyền Australia – Việt Nam lần thứ 17, dự kiến sẽ được tổ chức trực tuyến vào ngày mồng 8 tháng Mười hai năm 2021.
Quan hệ song phương giữa Australia với Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong những năm gần đây. Năm 2021, Australia trở thành một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tháng Mười một, trong chuyến thăm Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne khẳng định rằng “Australia coi Việt Nam là đối tượng ưu tiên trong nhiều vấn đề, như phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, giảm nghèo và biến đổi khí hậu.” Đáng tiếc là Bộ trưởng Payne không công khai đề cập đến hồ sơ nhân quyền vốn đã yếu kém của Việt Nam, lại càng tồi tệ hơn trong đại dịch Covid-19. Tính riêng trong năm 2021, chính quyền Việt Nam đã tùy tiện bắt giữ ít nhất 30 người chỉ vì họ lên tiếng phê phán chính quyền hoặc tham gia các nhóm tôn giáo hay các tổ chức độc lập.
Mối quan hệ gần gũi với Việt Nam tạo cho chính quyền Canberra cơ hội và trách nhiệm lên tiếng về chính sách đè nén có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản, trong đó có quyền tự do biểu đạt, lập hội, nhóm họp ôn hòa và quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
Đảng Cộng sản Việt Nam độc chiếm quyền lực thông qua chính phủ, kiểm soát tất cả các tổ chức chính trị xã hội trọng yếu, và trừng phạt những người dám phê phán hay thách thức vị trí cầm quyền của mình. Báo chí độc lập không được phép hoạt động vì chính quyền kiểm soát các đài truyền hình, phát thanh, báo chí và các cơ sở xuất bản khác. Chính quyền Việt Nam cấm thành lập các tổ chức nhân quyền, hội đoàn chính trị và công đoàn độc lập với chính phủ. Công an thường xuyên sử dụng vũ lực quá mức để giải tán các cuộc biểu tình ôn hòa nếu phê phán chính quyền. Các nhà hoạt động lên tiếng chất vấn các chính sách hay các dự án của chính phủ, hoặc tìm cách bảo vệ các nguồn lực địa phương hoặc đất đai, hàng ngày phải đối mặt với nguy cơ bị sách nhiễu và theo dõi gắt gao, bị quản chế tại gia, bị cấm đi lại, bị bắt giữ tùy tiện và thẩm vấn thô bạo. Công an bắt các nhà bất đồng chính kiến phải chịu những đợt thẩm vấn kéo dài đôi khi có cả tra tấn, và giam giữ họ hàng tháng trời không được liên lạc với nguồn trợ giúp pháp lý. Các tòa án do Đảng Cộng sản điều khiển nhận lệnh phải xử như thế nào trong các vụ án hình sự có động cơ chính trị, và đưa ra các bản án ngày càng nặng nề đối với các nhà hoạt động bị truy tố theo các cáo buộc an ninh quốc gia ngụy tạo.
Công an Việt Nam giám sát, sách nhiễu và đôi khi dùng vũ lực đàn áp các nhóm tôn giáo hoạt động bên ngoài các định chế và cơ cấu tôn giáo chính thức do nhà nước kiểm soát. Các chi phái không được công nhận của đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, các nhà thờ tại gia của đạo Công Giáo và Tin Lành độc lập, các chùa Phật giáo Khmer Krom và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không ngừng bị theo dõi, sách nhiễu và đe dọa. Tín đồ của các nhóm tôn giáo độc lập phải đối mặt với nguy cơ bị đấu tố trước đông người, bị buộc từ bỏ đức tin, giam giữ, thẩm vấn, tra tấn và các hình thức ngược đãi khác, và bỏ tù.
Bộ luật an ninh mạng đầy vấn đề của Việt Nam quy định rằng các nhà cung cấp dịch vụ phải gỡ bỏ các nội dung trái ý chính quyền trong vòng 24 tiếng từ khi nhận được yêu cầu, càng xiết chặt hơn việc hạn chế khả năng tiếp cận thông tin của người dân vốn đã rất ngặt nghèo. Các công ty internet cũng buộc phải lưu trữ dữ liệu trong nước, xác thực thông tin người sử dụng, và cung cấp thông tin về người sử dụng cho chính quyền mà không cần có lệnh của tòa án – tất các các quy định đó đe dọa quyền riêng tư và có thể tạo điều kiện cho việc đàn áp mạnh hơn nữa các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến.
Tổ chức Theo dõi Nhân mạnh mẽ khuyến nghị chính quyền Australia thúc giục Việt Nam hủy bỏ các án tù và phóng thích toàn bộ tù nhân chính trị. Australia cũng cần gây sức ép để Việt Nam hủy bỏ các cáo buộc và phóng thích các nghi can chính trị đang bị tạm giam chờ xét xử. Australia cần đặt nhân quyền vào vị trí trung tâm trong mọi mối tương tác với Việt Nam thay vì chỉ hạn chế các quan ngại nhân quyền trong một cuộc đối thoại song phương hàng năm.
Tính đến tháng Mười hai năm 2021, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã ghi nhận được ít nhất 146 người đang ở sau song sắt vì thực thi các quyền cơ bản của mình, trong đó có các blogger và nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng như Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Thành, Cấn Thị Thêu, Lê Đình Lượng, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Hoàng Đức Bình, Trần Anh Kim, Phạm Văn Điệp, Trần Đức Thạch, Nguyễn Trung Trực, Hồ Đức Hòa, và những người khác.
Công dân Australia Châu Văn Khảm vẫn đang phải ngồi tù ở Việt Nam từ tháng Giêng năm 2019 với cáo buộc khủng bố vì tham gia một tổ chức chính trị quốc tế ôn hòa tập trung vào Việt Nam, Việt Tân. Thương lượng để ông được phóng thích, rời khỏi Việt Nam và trở về Australia đoàn tụ với gia đình phải là một ưu tiên hàng đầu của Australia trong cuộc đối thoại sắp tới.
Việt Nam thường sử dụng các điều luật có ngôn ngữ mơ hồ và có thể diễn giải tùy tiện trong Bộ luật Hình sự để xử tù các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo. Các điều luật đó bao gồm “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 109); “phá hoại khối đoàn kết dân tộc” (điều 116); “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (điều 117), và “phá rối an ninh” (điều 118). Việt Nam cũng sử dụng các điều khoản khác trong bộ luật hình sự để đối phó với những người vận động nhân quyền, trong đó có “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (điều 331) và “gây rối trật tự công cộng” (điều 318).
Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam đi ngược lại các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế khi quy định rằng viện kiểm sát có thể quyết định tạm giam nghi can phạm các tội “an ninh quốc gia” (điều 173, khoản 5), và không cho nghi can tiếp xúc với người bào chữa cho đến khi kết thúc điều tra (điều 74). Trên thực tế, điều này có nghĩa là những người bị cáo buộc phạm các tội về an ninh quốc gia có thể bị công an giam giữ mà không được gặp luật sư với thời hạn tùy ý nhà cầm quyền.
Công an Việt Nam bắt Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm vào tháng Sáu năm 2020, nhưng mãi đến tháng Bảy năm 2021 thì Trịnh Bá Phương mới được cho gặp luật sư bào chữa. Blogger nổi tiếng Phạm Đoan Trang bị bắt ngày mồng 6 tháng Mười năm 2020, và chỉ được gặp luật sư lần đầu tiên vào ngày 19 tháng Mười năm 2021.
Australia, trong cả các dịp công khai lẫn riêng tư, cần kêu gọi chính quyền Việt Nam:
- Ngay lập tức phóng thích toàn bộ những người đang bị giam, giữ vì lý do chính trị, bao gồm những người bị giam, giữ vì đã thực thi các quyền tự do biểu đạt, nhóm họp ôn hòa, tự do đi lại, hay lập hội tôn giáo hoặc chính trị, và chấm dứt bắt giữ, câu lưu những người khác về các hành vi tương tự. Trong đó có việc gây sức ép để trả tự do cho công dân Australia đang bị tù giam, ông Châu Văn Khảm.
- Hủy bỏ hoặc sửa đổi các điều 109, 116, 117, 118 và 331 của Bộ luật Hình sự cho phù hợp với các nghĩa vụ theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).
- Hủy bỏ hay sửa đổi điều 74 và điều 173 của Bộ luật Tố tụng Hình sự và cho phép tất cả những người bị tạm giam vì bất cứ hành vi gì bị tình nghi, kể cả các tội danh về an ninh quốc gia, được lập tức tiếp xúc với nguồn trợ giúp pháp lý ngay khi bị bắt.
Phụ lục: Danh sách các tù nhân chính trị
theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tính đến tháng Mười hai năm 2021
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền xin chia sẻ danh sách những người đang bị cầm tù ở Việt Nam vì đã bày tỏ ý kiến phê phán chính quyền, tham gia biểu tình ôn hòa, gia nhập các nhóm tôn giáo không được chính quyền phê chuẩn, hoặc gia nhập các tổ chức dân sự hay chính trị bị Đảng Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền coi là nguy cơ đối với vị thế độc tôn quyền lực của mình. Danh sách này chỉ bao gồm những người đã bị kết án và vẫn đang thi hành án tù chứ không bao gồm một số lượng đáng kể những người đang bị tạm giam đang chờ xét xử, hoặc những người chưa bị kết án. Chúng tôi nhận thấy rằng danh sách này gần như chắc chắn là không đầy đủ, vì chỉ thống kê từ những vụ đã thành án do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ghi nhận được.
Do những trở ngại trong việc thu thập thông tin về các phiên xử và bản án ở Việt Nam, danh sách này có thể khác biệt với thống kê của các tổ chức khác, và sự sai biệt đó không hẳn thể hiện độ thiếu chuẩn xác thông tin. Cần kêu gọi Việt Nam minh bạch hơn về hệ thống pháp lý để công luận theo dõi – trong đó có hồ sơ các vụ án và biên bản các phiên xử.
- Huỳnh Thục Vy, sinh năm 1985;
- Nguyễn Trí Gioãn, sinh năm 1979;
- Trần Quốc Khánh, sinh năm 1960;
- Trương Châu Hữu Danh, sinh năm 1982;
- Đoàn Kiên Giang, sinh năm 1985;
- Nguyễn Phước Trung Bảo, sinh năm 1982;
- Nguyễn Thanh Nhã, sinh năm 1980
- Lê Thế Thắng, sinh năm 1982;
- Phùng Thanh Tuyến, sinh năm 1983;
- Y Bi Mlô, sinh năm 1968;
- Trần Minh Chí, sinh năm 1993;
- Rah Lan Rah, sinh năm 1977;
- Siu Chõn, sinh năm 1975;
- Rơ Mah Thêm, sinh năm 1992;
- Nguyễn Văn Lâm, sinh năm 1970;
- Phạm Chí Thành, sinh năm 1952;
- N.L.Đ. Khánh, sinh năm 1983;
- Nguyễn Văn Trường, sinh năm 1976;
- Cao Văn Dũng, sinh năm 1968;
- Đặng Hoàng Minh, sinh năm 1993;
- Cấn Thị Thêu, sinh năm 1962;
- Trịnh Bá Tư, sinh năm 1989;
- Trần Thị Tuyết Diệu, sinh năm 1988;
- Lê Thị Bình, sinh năm 1976;
- Quách Duy, sinh năm 1982;
- Nguyễn Thị Cẩm Thúy, sinh năm 1976;
- Ngô Thị Hà Phương, sinh năm 1996;
- Lê Viết Hòa, sinh năm 1962;
- Lê Văn Hải, sinh năm 1966;
- Vũ Tiến Chi, sinh năm 1966;
- Đinh Thị Thu Thủy, sinh năm 1982;
- Phạm Chí Dũng, sinh năm 1966;
- Nguyễn Tường Thụy, sinh năm 1952;
- Lê Hữu Minh Tuấn, sinh năm 1989;
- Nguyễn Đăng Thương, sinh năm 1957;
- Trần Đức Thạch, sinh năm 1952;
- Nguyễn Trung Lĩnh, sinh năm 1967;
- Nguyễn Quốc Đức Vượng, sinh năm 1991;
- Đinh Văn Phú, sinh năm 1973;
- Nguyễn Văn Nghiêm, sinh năm 1963;
- Phan Công Hải, sinh năm 1996;
- Huỳnh Minh Tâm, sinh năm 1979
- Huỳnh Thị Tố Nga, sinh năm 1983
- Trần Thanh Giang, sinh năm 1971
- Nguyễn Chí Vững, sinh năm 1981
- Phạm Văn Điệp, sinh năm 1965
- Vũ Văn Nam, sinh năm 1981
- Nguyễn Năng Tĩnh, sinh năm 1976
- Châu Văn Khảm, sinh năm 1949
- Nguyễn Văn Viễn, sinh năm 1971
- Trần Văn Quyền, sinh năm 1999
- Nguyễn Văn Phước, sinh năm 1979
- Nguyễn Văn Công Em, sinh năm 1971
- Lê Văn Sinh, sinh năm 1965
- Dương Thị Lanh, sinh năm 1983
- Huỳnh Đắc Túy, sinh năm 1976
- Rah Lan Hip (a.k.a Ama Kiêu), sinh năm 1981
- Lê Văn Phương, sinh năm 1990
- Trương Hữu Lộc, sinh năm 1963
- Nguyễn Ngọc Ánh, sinh năm 1980
- Vũ Thị Dung
- Nguyễn Thị Ngọc Sương
- Ksor Ruk, sinh năm 1975
- Nguyễn Văn Quang, sinh năm 1987
- Bùi Ngọc Tiến
- Nguyễn Văn Toàn
- Huỳnh Trương Ca, sinh năm 1971
- Lê Hồng Vân, sinh năm 1970
- Nguyễn Đình Thành, sinh năm 1991
- Trần Minh Huệ, sinh năm 1982
- Lưu Văn Vịnh, sinh năm 1967
- Nguyễn Quốc Hoàn, sinh năm 1977
- Nguyễn Văn Đức Độ, sinh năm 1975
- Từ Công Nghĩa, sinh năm 1993
- Phan Trung, sinh năm 1976
- Đỗ Công Đương, sinh năm 1964
- Nguyễn Trung Trực, sinh năm 1974
- Lê Đình Lượng, sinh năm 1965
- Trần Thị Xuân, sinh năm 1976
- Nguyễn Viết Dũng, sinh năm 1986
- Nguyễn Văn Túc, sinh năm 1964
- Nguyễn Trung Tôn, sinh năm 1972
- Trương Minh Đức, sinh năm 1960
- Nguyễn Bắc Truyển, sinh năm 1968
- Phạm Văn Trội, sinh năm 1972
- Bùi Văn Trung, sinh năm 1964
- Bùi Văn Thâm, sinh năm 1987
- Hoàng Đức Bình, sinh năm 1983
- Vũ Quang Thuận (a.k.a Võ Phù Đổng), sinh năm 1966
- Nguyễn Văn Điển (a.k.a Điển Ái Quốc), sinh năm 1983
- Trần Hoàng Phúc, sinh năm 1994
- Vương Văn Thả, sinh năm 1969
- Vương Thanh Thuận, sinh năm 1990
- Nguyễn Nhật Trường, sinh năm 1985
- Nguyễn Văn Thượng, sinh năm 1985
- Nguyễn Tấn An, sinh năm 1992
- Nguyễn Văn Hóa, sinh năm 1995
- Phan Kim Khánh, sinh năm 1993
- Nguyễn Văn Oai, sinh năm 1981
- Rơ Ma Đaih (Ama Pôn) sinh năm 1989
- Puih Bop (Ama Phun), sinh năm 1959
- Ksor Kam (Ama H’Trưm), sinh năm 1965
- Rơ Lan Kly (Ama Blan), sinh năm 1962
- Đinh Nông (Bă Pol), sinh năm 1965
- Trần Anh Kim, sinh năm 1949
- Lê Thanh Tùng, sinh năm 1968
- Ksor Phit, sinh năm 1970
- Siu Đik, sinh năm 1970
- Ksor Púp (Ama Hyung)
- Siu Đoang, sinh năm 1983
- A Jen, sinh năm 1984
- A Tik, sinh năm 1952
- Đinh Kữ, sinh năm 1972
- Thin, sinh năm 1979
- Kpuih Khuông
- Rmah Khil
- Rmah Bloanh
- A Kuin (a.k.a Bă Chăn), sinh năm 1974
- Đinh Yum, sinh năm 1963
- Rơ Mah Plă (a.k.a Rmah Blă; a.k.a Ama Em), sinh năm 1968
- Siu Tinh (a.k.a Ama Khâm), sinh năm 1978
- Rưn
- A Tách (a.k.a Bă Hlôl), sinh năm 1959
- Rung, sinh năm 1979
- Phan Văn Thu, sinh năm 1948
- Lê Duy Lộc, sinh năm 1956
- Vương Tấn Sơn, sinh năm 1953
- Nguyễn Kỳ Lạc, sinh năm 1951
- Tạ Khu, sinh năm 1947
- Từ Thiện Lương, sinh năm 1950
- Võ Ngọc Cư, sinh năm 1951
- Võ Thành Lê, sinh năm 1955
- Võ Tiết, sinh năm 1952
- Lê Phúc, sinh năm 1951
- Đoàn Văn Cư, sinh năm 1962
- Nguyễn Dinh, sinh năm 1968
- Phan Thanh Ý, sinh năm 1948
- Trần Phi Dũng, sinh năm 1966
- Lê Đức Động, sinh năm 1983
- Lê Trọng Cư, sinh năm 1966
- Lương Nhật Quang, sinh năm 1987
- Nguyễn Thái Bình, sinh năm 1986
- Trần Quân, sinh năm 1984
- Hồ Đức Hòa, sinh năm 1974
- Siu Hlom, sinh năm 1967
- Trần Huỳnh Duy Thức, sinh năm 1966