202202asia_vietnam_travelban_illustration

“Nhốt chúng tôi ở trong nhà”

Hạn chế tự do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam

Ảnh minh họa các nhà hoạt động người Việt bị nhốt. Từ trên, bên trái, theo chiều kim đồng hồ: (1) Phạm Chí Thành, (2) Phạm Đoan Trang, (3) Phạm Chí Dũng, (4) Nguyễn Thúy Hạnh, (5) Phạm Văn Điệp, và (6 )Nguyễn Tường Thụy. © 2022 Aimee Stevens for Human Rights Watch

Tóm Tắt

Vào tháng Giêng năm 2021, giữa kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 tại Hà Nội, các lực lượng an ninh Việt Nam đã canh, nhốt nhiều nhà hoạt động tại gia trong suốt 10 ngày. Các vụ kiềm tỏa đó rất tùy tiện nhưng không phải là biệt lệ; từ lâu rồi, nhà cầm quyền Việt Nam đã dùng cách câu lưu ngoài pháp luật như một thứ công cụ để đối phó với những người bất đồng chính kiến trong các sự kiện chính trị lớn. Trong số các nhà hoạt động bị quản thúc tại gia có bà Nguyễn Thúy Hạnh và chồng bà, ông Huỳnh Ngọc Chênh. Bà Nguyễn Thúy Hạnh viết:

Đã điều bao nhiêu quân đội về Hà Nội để bảo vệ đại hội đảng, mà nhà cầm quyền vẫn chưa yên tâm, thản nhiên tước quyền đi lại của những công dân không phạm pháp chúng tôi bằng việc dùng công an nhốt chúng tôi ở trong nhà suốt kỳ đại hội. Luật nào cho phép nhà cầm quyền làm như vậy đối với chúng tôi.
 
Read a text description of this video

Hanoi, Vietnam 

January 9, 2020 

 

Now I shall record the public security  

force that is monitoring my house. 

  

This is the public security force that has monitored  

my house continually in the past few days.  

  

In 2017, 

  

this very force charged into my house, climbed onto my bed. 

  

They climbed onto my bed to arrest me  

and took me to the public security station. 

 

Trinh Ba Phuong 

Land Rights Activist 

 

Vietnamese authorities routinely use plainclothes security  

  

to keep activists like Trinh Ba Phuong  

from attending meetings or protests. 

  

This is a violation of freedom of  

movement and it needs to stop. 

  

In this incident, Trinh Ba Phuong was beaten  

by police and released a few hours later.  

  

-What are you filming?  

-Are you going to beat me up? 

  

Are you beating me up? 

  

Take him to the [police] station. Invite him to the station. 

  

Oh my God!  Oh heaven! 

  

In December 2021, Trinh Ba Phuong was sentenced to  

ten years in prison for his reporting on land confiscation. 

 

US Delegation 

Hanoi, 2015 

  

Dissidents are also often detained and interrogated  

  

when they try to attend meetings abroad or  

meet with foreign dignitaries in Vietnam. 

 

Nguyen Quang A 

Human Rights Activist 

  

Nguyen Quang A has been detained or put under  

house arrest more than 24 times in the past eight years. 

 

Hanoi, Vietnam 

May, 2016 

  

In this incident, he was  

stopped from going to a public protest. 

  

What’s up today? 

  

-Today, you’re not going anywhere. 

-Please go back in the house for your health.  

  

Hey, son, why are you doing this? 

  

At the very least he must have his own 

liberty. You guys act as if he is a criminal.  

  

He is going to take care of his business.  

He is not joining the protest. He has work to tend to.  

  

When he was invited to meet with  

US President Barack Obama in 2016, 

  

state security shoved Nguyen Quang A into a  

car and drove around for several hours. 

  

So he missed the meeting. 

 

Hanoi, Vietnam  

May 24, 2016 

  

I should note that there were several  

other activists who were invited 

  

who were prevented from coming for various reasons. 

 

Hua Phi 

Activist  

  

In another incident, the police used furniture to  

block the car of religious freedom activist Hua Phi  

  

when he was set to meet with a  

US delegation in Ho Chi Minh City. 

 

Lam Dong, Vietnam 

May, 2019 

  

Respectfully to the international community,  

I’m now going to Saigon, with my car here.  

  

It is clear that they are blocking the front here. 

  

I was preparing to go to Saigon, but  

was stopped by these guys out here. 

  

I will continue to report on this. 

  

Authorities have also used padlocks to  

keep dissidents in their homes.  

  

These practices are so common, activists joke  

that it’s like they’re eating “guard soup.” 

 

Freedom of movement is a human right.  

Vietnam: Don’t lock critics up. 

 

Hành vi tùy tiện cản trở quyền tự do đi lại cũng được chính quyền áp dụng để cấm các nhà hoạt động xuất cảnh. Tháng Chín năm 2018, ông Nguyễn Quang A chuẩn bị đi sang Australia dự một cuộc họp. Trước chuyến đi, ông có uống cà phê với một học giả người Úc trên đường Điện Biên Phủ ở Hà Nội. Khi ông rời quán để đón xe taxi ra sân bay, một số người mặc thường phục tiến đến, cưỡng chế ông lên một chiếc xe và đưa ông tới một đồn công an gần sân bay Nội Bài. Ông bị công an thẩm vấn về chuyến đi dự kiến vào tháng sau của ông tới Brussels, nơi ông được mời ra điều trần trước Quốc Hội Châu Âu về Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam. Công an câu lưu ông vừa đủ lâu để ông bị lỡ chuyến bay đi Australia. Ông Nguyễn Quang A nói:

… trong Bộ Công an có 1 số người, 1 số bộ phận họ lạm dụng quyền hết sức là vô lối. Họ được đào tạo và thấm nhuần tư tưởng là họ có quyền và đối xử với các công dân khác như tội phạm.

Bản phúc trình này lập hồ sơ về các vi phạm thường xuyên của chính quyền Việt Nam đối với quyền tự do đi lại và các quyền cơ bản khác với việc buộc các nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền và nhiều người khác phải chịu quản thúc tại gia vô thời hạn, sách nhiễu và các hình thức câu lưu khác – thậm chí câu lưu họ chỉ vừa đủ lâu để không kịp tham dự các buổi biểu tình, phiên tòa hay cuộc gặp với các nhà ngoại giao hay tổng thống Mỹ, và nhiều sự kiện khác nữa. Phúc trình này cũng ghi nhận những trường hợp nhà cầm quyền ngăn cản những người phê phán chính phủ đi lại trong nước hay xuất cảnh đi nước ngoài, trong đó có các vụ chặn giữ tại sân bay hoặc cửa khẩu, và từ chối cấp hộ chiếu hay các giấy tờ khác theo quy định để họ đủ điều kiện xuất cảnh hoặc trở về Việt Nam.

Các hành vi vi phạm thường xuyên nói trên đối với quyền tự do đi lại ở Việt Nam hay bị bỏ qua trong các hồ sơ nhân quyền thông thường, mà theo thông lệ luôn tập trung vào các vấn đề nghiêm trọng hơn như việc kết án và bỏ tù nhiều năm các nhà bất đồng chính kiến, các vi phạm quyền đất đai hay quyền của người lao động, và việc đàn áp các quyền tự do cơ bản của nhà nước Việt Nam độc đảng.

Như sẽ được nêu chi tiết dưới đây, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã lập hồ sơ nhiều vụ vi phạm quyền tự do đi lại từ năm 2004 và xác định được hơn 170 người bị cấm xuất cảnh. Con số thực tế hiển nhiên cao hơn rất nhiều: thông tin còn thiếu hụt do chế độ kiểm duyệt ngặt nghèo ở Việt Nam và do nhiều nạn nhân sợ rằng nếu công bố vụ việc của họ một cách công khai sẽ dẫn tới việc chính quyền trả thù họ bằng các hành vi hình sự hay các hình thức khác. Hơn nữa, nạn nhân của các vụ việc vi phạm nêu trong phúc trình này không chỉ giới hạn ở những nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ được nêu tên; một số lần, chính quyền nhằm cả vào những người thân của họ trong gia đình qua việc quản thúc tại gia hay cấm xuất cảnh như một hình thức trừng phạt tập thể.

Chúng tôi cũng đề cao nỗ lực của các nhà hoạt động dũng cảm khi thách thức cơ sở pháp lý đối với các việc làm của chính quyền và bộc lộ mức độ khó khăn, hay thậm chí bất khả thi, của việc đòi công bằng pháp lý qua các tòa án do Đảng Cộng sản kiểm soát ở Việt Nam.

Nhốt tại nhà

Nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng một loạt chiến thuật để thực hiện việc nhốt tại nhà:

·       cử các nhân viên an ninh mặc thường phục đóng chốt ngoài tư gia;

·       dùng ổ khóa bên ngoài để khóa trái người bên trong nhà;

·       dựng chốt chặn và các chướng ngại vật hay rào chắn để ngăn cản người bên trong không ra ngoài được và những người bên ngoài không vào được;

·       huy động côn đồ địa phương đe dọa người dân ở nguyên trong nhà;

·       đổ các chất kết dính mạnh— như keo đa năng —vào các ổ khóa.

Phương pháp phổ biến nhất để nhốt tại nhà hiện nay là bố trí vài người mặc thường phục bên ngoài căn nhà của “đối tượng.” Nếu người trong nhà cố tìm cách rời nhà, như trường hợp của ông bà Nguyễn Thúy Hạnh và Huỳnh Ngọc Chênh nêu trên, những người này sẵn sàng dùng vũ lực chặn đường họ. Những người bị quản thúc theo cách này sau cùng cũng phải bỏ cuộc và trở vào nhà.

Cách thức đó phổ biến đến nỗi các nhà hoạt động và blogger đã vận dụng một số thành ngữ dân gian để ám chỉ tình trạng quản thúc tại gia. Trong số đó có từ bánh canh, một món ăn miền Nam: bánh là từ tiếng Việt chỉ bánh kẹo hay một loại mì sợi làm từ bột, còn canh thường có nghĩa là nước dùng hay động từ canh gác. Thế là các nhà hoạt động đăng vui trên Facebook là họ đang ăn bánh canh – theo nghĩa đen là món mì gác – để nói rằng các nhân viên an ninh đang ở bên ngoài nhà họ, cản trở họ không được rời nhà.

Một hình thức tiếu lâm khác nữa là câu thành ngữ phổ biến, đến hn li lên (nguyên là tiêu đề một bộ phim miền Bắc Việt Nam năm 1974) sau đó được dùng trong ngôn ngữ hàng ngày để chỉ những việc diễn ra theo định kỳ. Thành ngữ đó được biến thành đến hn li canh, để chỉ trong khi một sự kiện quan trọng đang diễn ra thì các nhà hoạt động bị giám sát. Một thuật ngữ khác, dt vòm (tiếng lóng chỉ những người có nhà nhưng đi ngủ lang thang nơi khác) đôi khi được dùng để diễn tả cảnh các nhà hoạt động chủ ý rời khỏi nhà mình đến ở một nơi không rõ để tránh bị quản thúc tại gia trước một sự kiện quan trọng nào đó.

Quản thúc tại gia thường trùng hợp với các sự kiện chủ chốt hay các ngày quan trọng theo lịch nhà nước, trong đó có các ngày lễ quốc gia và tôn giáo hay các sự kiện chính trị quan trọng ở tầm quốc gia như đại hội Đảng Cộng sản, các kỳ bầu cử dàn dựng cấp quốc gia, các hội nghị, kỳ họp thượng đỉnh quốc tế hay các phiên tòa chính trị xử các nhà bất đồng chính kiến quan trọng.

Những ngày đặc biệt nhạy cảm bao gồm ngày 30 tháng Tư (kỷ niệm kết thúc cuộc chiến tranh 1954-1975); ngày 26 tháng Sáu (Ngày Quốc tế Ủng hộ Nạn nhân Bị Tra tấn của Liên Hiệp Quốc); ngày mồng 2 tháng Chín (Quốc khánh Việt Nam); và ngày mồng 10 tháng Mười hai (Ngày Quốc tế Nhân quyền); và bất cứ ngày nào các nhà hoạt động quyết định tụ họp chính thức hay không chính thức để kỷ niệm một sự kiện quan trọng như ngày trao giải hàng năm của nhóm văn chương độc lập Văn Việt, ngày thành lập Hội Nhà báo Độc lập; hay ngày thành lập Phong trào Con đường Việt Nam.

Những ngày khác cũng bị chính quyền coi là nhạy cảm bao gồm những ngày trước và trong khi diễn ra đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, hay Australia; trước và trong các chuyến thăm Việt Nam của các Tổng thống Hoa Kỳ, như Bill Clinton năm 2000, Barack Obama năm 2016, và Donald Trump vào tháng Mười một năm 2017 (APEC) và tháng Hai năm 2019 (Cuộc gặp Thượng đỉnh Trump-Kim), hay các nguyên thủ quốc gia khác; và trước và trong các chuyến thăm của quan chức ngoại giao về các vấn đề liên quan tới nhân quyền như của đặc sứ Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo và tín ngưỡng, hay của đại sứ lưu động Hoa Kỳ về tự do tôn giáo.

Do lịch sử ngoại giao lâu dài và phức tạp giữa Việt Nam với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc, và mối quan hệ bất tường minh giữa hai chính quyền, nhiều nhà hoạt động Việt Nam cũng là những người biểu tình cuồng nhiệt phản đối Trung Quốc. Nhiều ngày “nhạy cảm” trong năm, là thời điểm các nhà hoạt động bị quản thúc tại gia, có liên quan đến Trung Quốc, như:

  • Ngày 19 tháng Giêng (kỷ niệm trận chiến Hoàng Sa năm 1974 giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam) với Trung Quốc);
  • Ngày 17 tháng Hai (kỷ niệm chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979);
  • Ngày 14 tháng Ba (kỷ niệm trận chiến đảo Gạc Ma giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1988); và
  • Ngày mồng 1 tháng Mười (Quốc khánh Trung Quốc).

Các tín đồ Hòa Hảo không chấp nhận gia nhập các giáo hội do nhà nước kiểm soát thường bị quản thúc tại gia ít nhất ba lần trong một năm: ngày thành lập đạo, ngày kỷ niệm sinh nhật và ngày giỗ Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ.

Trong vài năm gần đây, có vài ngày nhạy cảm mới đã được bổ sung vào lịch. Quản thúc tại gia thường diễn ra vào các kỳ cuối tuần sau các cuộc biểu tình đông người, như sau khi Nhà máy Thép Formosa xả độc dẫn tới khủng hoảng môi trường diện rộng dọc bờ biển miền Trung Việt Nam năm 2016, hay sau các cuộc biểu tình đông người phản đối dự luật đặc khu kinh tế và luật an ninh mạng năm 2018.

Trong hầu hết các vụ quản thúc, các nhà hoạt động có thể đoán được lý do chính quyền quản thúc họ tại gia. Nhưng vẫn có những lần không rõ lý do vì sao. Tháng Ba năm 2019, ông Nguyễn Quang A viết: “Vẫn Đ. biết hôm nay là ngày gì!” thể hiện sự bức xúc vì không hiểu lý do mình bị quản thúc vào đúng ngày hôm đó.

Đón lõng trên đường đi dự sự kiện

Chính quyền thường cản trở các nhà hoạt động tham dự các cuộc gặp mặt hay các sự kiện bị chính quyền coi là nhạy cảm về chính trị, bằng cách tiến hành bắt giữ, câu lưu hay kiềm tỏa một cách tùy tiện cho đến khi sự kiện đã qua đi hoặc họ không thể tới dự được nữa. Thường thì công an hay côn đồ dùng vũ lực buộc người đó lên một chiếc xe hơi và chở đi lòng vòng hay nhốt vào một đồn công an trong thời gian đủ lâu theo ý chính quyền.

Tháng Năm năm 2019, blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh, bút danh Anh Ba Sàm, đã thi hành xong án tù năm năm và được thả. Để ngăn chặn các nhà hoạt động thân hữu đi đón anh về nhà, chính quyền đã quản thúc nhiều nhà hoạt động tại gia. Một trong số đó là Võ Văn Tạo, ông kể lại rằng vào buổi tối ngày mồng 4 tháng Năm, nhiều người mặc thường phục ép ông lên một chiếc xe máy, đưa ông tới đồn công an và tịch thu điện thoại di động cùng chứng minh thư của ông. Võ Văn Tạo kể lại các nhân viên an ninh đã tuyên bố với ông rằng họ “muốn ngăn cản mọi người đến chúc mừng anh Ba Sàm khi anh ra tù, trở về nhà vào ngày 5/5.”

Vấn nạn này đạt đến tầm quốc tế trong chuyến thăm Việt Nam của nguyên Tổng thống Barack Obama vào tháng Năm năm 2016. Để thể hiện sự ủng hộ của mình với nỗ lực của các nhà hoạt động, Tổng thống Obama lên kế hoạch gặp gỡ với đại diện các nhóm xã hội dân sự của Việt Nam. Đài BBC tiếng Việt đưa tin rằng chỉ có 6 trong số 15 người được mời đã tới dự cuộc gặp. Những người khác, trong đó có luật sư Hà Huy Sơn, bị an ninh ngăn cản không tới được. “Họ nói tôi có thể đi đâu cũng được nhưng không được tới sứ quán. Và họ vẫn theo dõi tôi,” ông Sơn nói tại thời điểm đó.

Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng mời bà Phạm Đoan Trang tới gặp Tổng thống Obama. Trong lúc đó, bà Trang đang phải chữa bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh để điều trị chấn thương do lực lượng an ninh gây ra khi dùng vũ lực giải tán một cuộc biểu tình ủng hộ môi trường ở Hà Nội vào tháng Tư năm 2015. Bà sợ rằng nếu bay từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sẽ bị công an chặn, nên quyết định đi bằng xe hơi. Hai nhà hoạt động thân hữu là Trần Thu Nguyệt và Vũ Huy Hoàng cùng đi với bà. Ngày 23 tháng Năm, nhân viên an ninh chặn xe và câu lưu ba người ở Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100 cây số về hướng Nam. Họ được thả ra vào buổi chiều ngày hôm sau, khi ông Obama đang trên đường rời Hà Nội.

Dù các nhân viên an ninh đóng chốt bên ngoài nhà ông Nguyễn Quang A ở Hà Nội từ ngày 23 tháng Năm, sáng sớm ngày 24 tháng Năm ông vẫn cố rời nhà để đi gặp Obama, cùng đi có vợ, con trai ông và một nhà hoạt động nữa. Khi họ tới một ngã tư gần đó, một nhóm người chặn họ lại hỏi đi đâu. Ông Nguyễn Quang A hỏi họ là ai và đòi xem giấy tờ, nhưng những người này chỉ gạt vợ ông sang bên và đẩy ông vào một chiếc xe hơi rồi chở đi lòng vòng để “giết thời gian.” Khi họ thả ông xuống, tổng thống Obama đã lên đường đi Thành phố Hồ Chí Minh.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Obama cũng gặp các thành viên của Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI). Nhà hoạt động sinh viên Trần Hoàng Phúc là một khách được mời. Anh mang theo tài liệu liên quan tới thảm họa môi trường của Nhà máy Thép Formosa. Khi anh đang đợi để vào phòng họp, các nhân viên an ninh tới và đưa anh tới một đồn công an gần đó để thẩm vấn. An ninh cũng câu lưu một người đứng ngoài, là nhà hoạt động Nguyễn Nữ Phương Dung bạn anh, người đã trốn khỏi nhà mấy ngày trước để tránh bị quản thúc tại gia trong chuyến thăm của ông Obama.

Cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải cũng rời nhà trước khi ông Obama tới Thành phố Hồ Chí Minh và đến ở một khách sạn để tránh bị quản thúc tại gia. Thế mà vào lúc 2 giờ sáng ngày 24 tháng Năm, công an tới khách sạn đó và buộc ông về nhà. Họ nhốt ông trong nhà cho đến khi Obama rời Việt Nam.

Trong một số trường hợp, các nhân viên an ninh sử dụng các biện pháp cực đoan hơn, như câu lưu các nhà hoạt động và áp giải họ về quê nhà trên tàu hỏa hoặc máy bay.

Tháng Sáu năm 2011, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm) đang tới thăm bạn bè ở Thành phố Hồ Chí Minh. Công an câu lưu bà một ngày rồi đưa bà lên tàu về nhà ở Nha Trang để bà không thể tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh được. Tháng Năm năm 2016, hai ngày trước cuộc bầu cử toàn quốc, các nhân viên an ninh câu lưu nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng đang đi thăm các nhà hoạt động bè bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh, và áp giải ông ra sân bay. Sau khi hạ cánh ở Vinh, quê ông, ông bị hành hung thân thể trước khi được phóng thích. Tháng Sáu năm 2018, nhà hoạt động Phạm Lê Vượng Các bay từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội để dự một cuộc thi cho lớp luật. Công an chặn ông khi vừa tới sân bay Nội Bài và buộc ông trở lại Thành phố Hồ Chí Minh để ông không thể tham dự cuộc biểu tình ở Hà Nội cuối tuần đó.

Cản trở Xuất Nhập Cảnh

Chính quyền Việt Nam cũng thường vi phạm quyền tự do đi lại khi cản trở công dân xuất hoặc nhập cảnh Việt Nam, đặc biệt là ở hai sân bay quốc tế lớn nhất và sáu cửa khẩu quan trọng nhất trong nước. Trong nhiều vụ việc, công an chặn hành khách ở sân bay hay quầy xuất nhập cảnh đường bộ, đưa họ vào một căn phòng khác, và tuyên bố rằng họ không được phép rời Việt Nam. Trong một số trường hợp, công an chặn giữ ngay trong lúc người đó đang chuẩn bị lên máy bay. Tháng Mười năm 2006, Lê Thị Công Nhân đã qua quầy xuất nhập cảnh và cửa kiểm tra an ninh ở sân bay trên đường đi dự một hội thảo về quyền của người lao động ở Warsaw thì công an tới ngăn không cho cô lên máy bay.

Công an ngăn cấm người dân Việt Nam đi ra nước ngoài với nhiều mục đích, trong đó có việc tham gia vận động cho nhân quyền.

Tháng Mười một năm 2019, công an sân bay Nội Bài cản trở linh mục Nguyễn Đình Thục không được xuất cảnh đi Nhật để đón Đức Giáo hoàng Francis trong chuyến đi thăm Châu Á. Công an cho những người còn lại trong đoàn, là 12 linh mục và 2 người dân thường được xuất cảnh. Linh mục Nguyễn Đình Thục kể rằng công an tuyên bố ông bị cấm xuất cảnh theo lệnh của chính quyền địa phương để “bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.”

Tháng Mười hai năm 2015, công an sân bay Nội Bài cấm các blogger Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí Thành xuất cảnh đi Băng Cốc. Ông Nguyễn Tường Thụy định tham gia một chuyến đi sang Myanmar cùng với các nhà hoạt động khác để kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Quốc tế và tìm hiểu về cách vận động cho một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Tháng Hai năm 2014, Ts. Phạm Chí Dũng bị chặn ở sân bay Tân Sơn Nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh và bị cấm xuất cảnh để đi Geneva. Ông định tham gia một sự kiện về nhân quyền trong đợt Đánh giá Định kỳ Toàn cầu của Việt Nam trước Liên Hiệp Quốc. Công an nói với ông rằng lệnh cấm là theo yêu cầu của công an Thành phố Hồ Chí Minh và tịch thu hộ chiếu của ông. Ông đã gửi đơn khiếu nại lên các lãnh đạo cấp nhà nước, nhưng không hề nhận được hồi âm.

Nhà cầm quyền Việt Nam tỏ ra nhạy cảm với khả năng các nhà hoạt động gặp gỡ các quan chức nước ngoài hay những người bất đồng chính kiến đang lưu vong đến nỗi cấm luôn họ xuất cảnh trong những chuyến đi với mục đích cá nhân, như đi du lịch hay tháp tùng người thân đi nước ngoài chữa bệnh.

Tháng Sáu năm 2019, công an sân bay Nội Bài cấm nhà hoạt động vì môi trường Cao Vĩnh Thịnh xuất cảnh trong một chuyến du lịch đi Thái Lan. Công an nói với cô rằng lệnh cấm là theo yêu cầu của Phòng 7 Cục An ninh Nội địa. Tháng Giêng năm 2017, một cựu tù nhân chính trị, cô Phạm Thanh Nghiên, bị ngăn không cho đi cùng với cha mình trong một chuyến ông đi Thái Lan để chữa bệnh. Tháng Mười hai năm 2017, linh mục Lưu Ngọc Quỳnh bị ngăn không cho lên chuyến bay từ Nội Bài sang Pháp để dự một sự kiện tôn giáo cá nhân. Công an nói với ông rằng lệnh cấm nhằm mục đích “bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.”

Ngày 25 tháng Năm năm 2019, các nhà hoạt động và blogger ra một bản “Tuyên bố chung của những người bị xâm phạm quyền tự do đi lại.” Theo đài BBC tiếng Việt, tính đến ngày 27 tháng Năm, có 100 người đã ký tên vào bản tuyên bố.

Chính quyền đã áp dụng chính sách trừng phạt tập thể, áp đặt lệnh cấm xuất cảnh với cả người thân của các nhà hoạt động nhân quyền, các nhà vận động tự do tôn giáo, cựu tù nhân chính trị, blogger và nhà báo độc lập. Vợ ông Nguyễn Bắc Truyển, bà Bùi Thị Kim Phượng bị cấm xuất cảnh vào tháng Năm năm 2019, vợ ông Nguyễn Văn Đài, bà Vũ Minh Khánh vào tháng Tư năm 2017, chị gái của Đỗ Thị Minh Hạnh, Đỗ Ngọc Xuân Trầm vào tháng Sáu năm 2017, và con trai ông Nguyễn Tường Thụy, là Nguyễn Tường Trọng vào tháng Năm năm 2015.

Chính quyền không công bố danh sách cấm xuất nhập cảnh hay chủ động thông báo cho những người có tên trong danh sách. Các nhà hoạt động và blogger có thể nghi ngờ mình bị xếp vào trong danh sách cấm, nhưng không ai biết chắc được cho đến khi công an chặn họ ở sân bay hay cửa khẩu và cấm xuất cảnh. Trong một số trường hợp, người trong cuộc biết được mình bị ở trong danh sách cấm khi xin gia hạn hay xin cấp hộ chiếu mới, như trường hợp của ông Huỳnh Công Thuận vào tháng Năm năm 2012, bà Trần Thị Nga vào tháng Sáu năm 2015, ông Lê Công Định vào tháng Tám năm 2018 và tháng Mười hai năm 2019. Những người khác, trong đó có blogger Bùi Thanh Hiếu (bút danh Người buôn gió), nhà thơ Bùi Minh Quốc, và nhà hoạt động Nguyễn Trang Nhung, đã mất tiền mua vé và các chi phí khác liên quan đến chuyến đi rồi mới biết bị cấm xuất cảnh vào phút cuối cùng.

Chính quyền đã cấm một số nhà hoạt động không được tiếp tục xuất cảnh như một hình thức trừng phạt về các hoạt động của họ khi ở nước ngoài. Phạm Đoan Trang chỉ được biết là mình có tên trong danh sách cấm xuất cảnh sau khi từ Mỹ về Việt Nam vào tháng Giêng năm 2015. Tương tự, khi Bùi Quang Minh trở về từ Philippines vào tháng Bảy năm 2015, công an tịch thu hộ chiếu của ông tại sân bay Tân Sơn Nhất và đưa cho ông một bản sao “Biên bản v/v Phát hiện người chưa được xuất cảnh nay nhập cảnh.” Trong số những người khác cũng bị công an thẩm vấn và tịch thu hộ chiếu khi về Việt Nam có thể kể đến Trương Thị Hà vào tháng Ba năm 2020, Đinh Thị Phương Thảo vào tháng Mười một năm 2019 và Nguyễn Thị Kim Thanh vào tháng Hai năm 2019.

Các cơ quan chính quyền thực hiện chính sách nói trên hầu như không bao giờ đưa ra lời giải thích về lệnh cấm hay cung cấp văn bản pháp lý làm cơ sở. Kết quả là các nạn nhân bị cấm đi lại hiếm khi nào biết chắc được vì sao họ lại bị cấm hay lệnh cấm sẽ có thời hạn trong bao lâu. Tại các sân bay và cửa khẩu, nhân viên an ninh đôi khi nói với các nhà hoạt động và blogger rằng họ không thể rời khỏi nước Việt Nam vì những lý do an ninh quốc gia chung chung. Trong các trường hợp khác, người bị cấm được thông báo rằng lệnh cấm là theo yêu cầu của công an một thành phố hay tỉnh nào đó, hay một phòng ban cụ thể trong Bộ Công An. Trong nhiều trường hợp, công an còn tịch thu luôn hộ chiếu.

Công an thường từ chối cung cấp giấy tờ, biên bản cho người trong danh sách bị cấm. Trong một trường hợp rất hiếm hoi, vào tháng Hai năm 2014, nhân viên quản lý xuất nhập cảnh cửa khẩu Mộc Bài ở tỉnh Tây Ninh đã cung cấp cho Hoàng Văn Dũng và Nguyễn Nữ Phương Dung một văn bản qua đó họ biết được là lệnh cấm xuất cảnh đối với họ có hiệu lực từ tháng Tám năm 2013.

Người bị cấm thường chỉ có thể đoán định lý do mình bị ở trong danh sách cấm. Khi linh mục Nguyễn Duy Tân bị cấm xuất cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất vào tháng Sáu năm 2018, ông suy đoán rằng công an đang trả đũa việc ông tham dự một cuộc gặp mặt với các nhà ngoại giao Châu Âu ở thành phố Hồ Chí Minh vào tháng trước để trao đổi về tình trạng hạn chế tự do tôn giáo ở Việt Nam. “Do tôi nói sự thật quá nên có khi mất lòng cộng sản cho nên họ trả thù tôi bằng cách là cấm tôi xuất cảnh,” linh mục Tân phát biểu. Trong một trường hợp ngoại lệ, Nguyễn Trang Nhung được công an thông báo bằng miệng là cô bị cấm xuất cảnh vì trước đó đã tham dự một cuộc hội thảo về xét xử công bằng ở Philippines.

Đặc biệt là Nguyễn Trang Nhung còn được biết, qua lời thông báo miệng, rằng lệnh cấm xuất cảnh đối với cô có thời hạn ba năm, từ tháng Mười năm 2014 đến tháng Mười năm 2017. Trong một vụ việc khác, vào tháng Năm năm 2012, Huỳnh Công Thuận được thông báo bằng miệng rằng lệnh cấm xuất cảnh có hiệu lực đến tháng Tám năm 2014. Công an nói với Bùi Minh Quốc vào tháng Năm năm 2019 rằng lệnh cấm ông xuất cảnh từ tháng Ba năm 2018 đã được dỡ bỏ, nhưng không cung cấp văn bản xác nhận. Thường là do sức ép từ trong nước hoặc quốc tế, một số người rốt cuộc cũng nhận lại được hộ chiếu và được phép xuất cảnh.

Bất chấp những vi phạm nghiêm trọng đối với các quyền cơ bản như vậy, rất ít người có cơ hội khiếu nại, như đã được quy định trong công pháp quốc tế về nhân quyền. Dù yếu ớt, nhưng một số người vẫn đã và đang nỗ lực phản kháng lại nhà nước độc đảng đầy quyền lực và thách thức tính pháp lý của cách hành xử bạo ngược đối với mình – là một việc đầy khó khăn và thường bất khả thi trong hệ thống tòa án do Đảng Cộng sản kiểm soát ở
Việt Nam.

Linh mục Đinh Hữu Thoại, Mục sư Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Trang Nhung và Huỳnh Công Thuận đã nộp nhiều đơn khiếu tố và đơn khởi kiện công an, nhưng cho tới nay chưa thấy tác động gì. Trong một vụ nổi bật trầm trọng, ông Phạm Văn Điệp đã nộp nhiều đơn khiếu nại và đơn kiện về lệnh của chính quyền cấm ông nhập cảnh Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2013, rồi năm 2016, sau đó cấm ông rời Việt Nam vào năm 2019. Chính quyền đáp lại bằng việc bắt ông vào tháng Sáu năm 2019 và một tòa án xử ông chín năm tù vào tháng Mười một năm 2019.

Các Khuyến nghị chính

  • Chính quyền cần chấm dứt việc tùy tiện hạn chế quyền tự do đi lại đối với các nhà hoạt động và phê phán chính quyền, bao gồm quản thúc tại gia, câu lưu, sách nhiễu, theo dõi, cấm đi lại trong nước và xuất nhập cảnh.
  • Chính quyền cần chấm dứt cách làm chung chung về việc đưa người dân vào danh sách cấm xuất nhập cảnh. Bất cứ ai bị đưa vào danh sách cấm xuất nhập cảnh một cách hợp pháp cần được thông báo đầy đủ và có khả năng khiếu nại quyết định cấm trước một tòa án độc lập và vô tư.
  • Quốc Hội cần hủy bỏ điều 14 (khoản 2) và điều 15 (khoản 4) của Hiến pháp, có nội dung cho phép hạn chế nhân quyền vì các lý do an ninh quốc gia, vượt quá giới hạn cho phép của công pháp quốc tế về nhân quyền.
  • Quốc hội cần hủy bỏ hoặc sửa đổi các điều trong Luật Xuất Nhập Cảnh có nội dung cho phép chính quyền tùy tiện cấm công dân Việt Nam ra nước ngoài hoặc trở về Việt Nam nhân danh các điều luật có nội dung mơ hồ về an ninh quốc gia.
 

Phương pháp

Phúc trình này đưa ra thông tin về nhiều trường hợp bị chính quyền cản trở quyền tự do đi lại kể từ năm 2004. Nội dung phúc trình được căn cứ trên các tin, bài của báo chí độc lập, và các tin, bài trên báo chí nhà nước Việt Nam, thông tin đăng trên các trang mạng xã hội và các blog độc lập hay các trang mạng trong và ngoài nước Việt Nam, cũng như trao đổi riêng với các nạn nhân và người thân của họ hay nhân chứng.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã cố gắng thực hiện việc kiểm tra chéo các phát ngôn trong khả năng tối đa, với các nguồn tin nhân chứng khác nhau về cùng một vụ việc được nêu trên báo chí hay đăng tải trên các blog, trang mạng hoặc mạng xã hội.

Các cơ quan thông tấn nước ngoài được dẫn nguồn trong phúc trình này gồm có Đài Phát thanh Á Châu Tự do (RFA), Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), đài BBC, đài RFI, báo Người Việt, Việt Báo, Mạng lưới Phát thanh Truyền hình Sài Gòn SBTN, đài SBS của Australia, the Straits Times/AFP, the Diplomat, Time, và the New York Times. Dù một số cơ quan nêu trên không hiện diện thường trực ở Việt Nam, nhưng họ đã tiến hành được các cuộc phỏng vấn kỹ lưỡng qua điện thoại và qua mạng internet với các nạn nhân và nhân chứng.

Facebook và YouTube vẫn là các nền tảng mạng xã hội chủ chốt cho các nhà hoạt động sử dụng để kể lại các câu chuyện về việc bị vi phạm và ngược đãi. Trong số các blog và trang mạng quan trọng nhất bên ngoài Việt Nam có thể kể đến trang Diễn Đàn, Dân Làm Báo, Defend the Defenders, Báo Tiếng Dân, the Vietnamese, Luật khoa Tạp chí, và Đàn Chim Việt. Nguồn thông tin còn bao gồm các bài từ các trang mạng hiện không còn hoạt động nữa như talawas, Dân Luận, và Chúa Cứu Thế.

Các blog và trang mạng độc lập ở Việt Nam (hoặc do người đang sống ở Việt Nam điều hành) gồm có Thanh niên Công giáo, Tin mừng cho người nghèo, Bauxite Việt Nam, Việt Nam Thời báo, Văn Việt, và các trang blog của Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Công Thuận, Phạm Hồng Sơn, và Phạm Đoan Trang.

Báo chí thuộc quản lý của nhà nước Việt Nam được dẫn trong phúc trình này gồm có Công an Nhân dân, An ninh TV, Quân đội Nhân dân, Hà Nội Mới, Chính phủ, Tuổi trẻ, Vietnam Net, và VnExpress.

Bản phúc trình này cũng sử dụng thông tin từ các phúc trình thường niên về nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trước đây đã từng phúc trình về tình trạng đàn áp các cộng đồng người dân tộc như người Thượng[1] ở Tây Nguyên và người Khmer Krom[2] ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong lần phúc trình này chúng tôi tập trung nghiên cứu các nhà hoạt động và blogger đã biết danh tính, nên không cố gắng thu thập thông tin về các vụ việc đối với các nhóm hay các dân tộc thiểu số từ các vùng núi Tây Bắc, như những người dân tộc thiểu số phản kháng lại chính sách “đồng hóa,” vận động cho chế độ tự trị, hay tham gia các nhà thờ độc lập tại gia (như Công giáo Hà Mòn hay Tin lành Đề Ga) bị chính quyền bác bỏ. Liên tục phải đối mặt với chính sách đàn áp, kể cả tra tấn và bỏ tù, nhiều thành viên các cộng đồng nói trên đã cố tìm cách chạy trốn sang Campuchia hay Lào, nhưng nếu bị bắt sẽ phải chịu các cáo buộc như “phá hoại khối đoàn kết dân tộc”[3] nếu tham gia các tổ chức tôn giáo không được chính quyền chấp thuận, hay “trốn đi nước ngoài nhằm chống lại chính quyền nhân dân.” [4] Nhiều người đã bị buộc tội và kết án tù nhiều năm.

Bản phúc trình này cũng không bao gồm các vụ việc mà nạn nhân không phải là người Việt bị cấm nhập cảnh hay bị trục xuất khỏi Việt Nam. Trong số đó có các nhà hoạt động nhân quyền từ các tổ chức phi chính phủ quốc tế như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hay Ân xá Quốc tế không được cấp thị thực để nghiên cứu ở Việt Nam hoặc bị cấm nhập cảnh Việt Nam, các nhà họat động độc lập hay nhà báo nước ngoài muốn viết về các chủ đề nhạy cảm, như vụ thải độc của Nhà máy Thép Formosa.[5]

 

I. Các vụ điển hình

Chương này tập trung mô tả các vụ việc của chín nhà hoạt động và blogger bị chính quyền gắt gao áp đặt các hình thức cản trở quyền tự do đi lại vì họ vận động cho dân chủ và nhân quyền, gồm có: Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Phạm Chí Thành, Phạm Văn Điệp, Lê Công Định, Huỳnh Công Thuận và Nguyễn Quang A.

Nguyễn Thúy Hạnh hiện đang bị tam giam chờ xét xử với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự Việt Nam. Năm người khác – Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Phạm Chí Thành và Phạm Văn Điệp – đang phải thi hành các án tù nhiều năm cũng với tội danh nêu trên. Lê Công Định là một cựu tù nhân chính trị. Tất cả chín người đều từng nhiều lần bị quản thúc tại gia và cấm rời khỏi Việt Nam vào các dịp khác nhau.

Chương này cũng nêu bật một số vụ việc các nhà hoạt động đồng loạt bị công an quản thúc tại gia nhằm ngăn không cho họ tham dự một sự kiện nào đó, ví dụ như các cuộc họp mặt của nhóm Văn Việt, các buổi lễ kỷ niệm của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập, các ngày hôm trước và sau vụ xung đột ở xã Đồng Tâm trong tháng Giêng năm 2020, các cuộc biểu tình tháng Sáu năm 2018 phản đối dự luật đặc khu kinh tế và luật an ninh mạng, và các cuộc đối thoại nhân quyền song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Nguyễn Thúy Hạnh

Nguyen Thuy Hanh, 2016. © 2016 Private

Nguyễn Thúy Hạnh, 59 tuổi, là nữ doanh nhân đã nghỉ hưu, sống ở Hà Nội, và bắt đầu ủng hộ dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ cuối thập niên 2000. Bà tham gia nhiều cuộc biểu tình bảo vệ môi trường và chống Trung Quốc, và tự biểu tình cá nhân phản đối bộ luật an ninh mạng nhiều vấn đề của Việt Nam.[6] Bà thường xuyên lên tiếng ủng hộ các nhà hoạt động bạn bè, các tù nhân chính trị, và gia đình họ.

Tháng Hai năm 2016, Nguyễn Thúy Hạnh tuyên bố sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới với tư cách là một ứng cử viên độc lập.[7] Trong cuộc họp bắt buộc để lấy ý kiến cử tri ở cơ sở, một số người nhận nhiệm vụ do Đảng Cộng sản giao đã lên diễn đàn để đấu tố bà, chỉ ra rằng bà thường đi biểu tình ở bờ hồ Hoàn Kiếm, một địa điểm nổi tiếng ở Hà Nội, nơi những người biểu tình phản đối chính quyền thường tập trung. Họ trưng ra những hình ảnh bà cầm khẩu hiện “Tôi ghét độc tài nên không ưa cộng sản”, và “Tự do cho Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy” như các bằng chứng chứng tỏ bà là phản động.[8] Rốt cuộc, nhà cầm quyền không cho phép bà và khoảng vài chục ứng cử viên độc lập khác xuất hiện trên danh sách bầu cử.[9]

Tháng Tư năm 2018, Nguyễn Thúy Hạnh thành lập Quỹ 50K (50.000 đồng, khoảng 2 đô la Mỹ) để giúp đỡ các tù nhân chính trị, gia đình họ và các nạn nhân khác của sự bất công. Bà giải thích rằng 50.000 đồng là một số tiền nhỏ nên những người không giàu có cũng có thể đóng góp. Hơn nữa, số tiền đóng góp quá nhỏ nên những người góp tiền sẽ bớt sợ chính quyền trả đũa. Quỹ ưu tiên hỗ trợ gia đình các tù nhân chính trị sống ở vùng sâu vùng xa và bị nghèo đói hoặc khó khăn. Trong vòng một năm, quỹ đã cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho khoảng 200 gia đình tù nhân chính trị và các nhà hoạt động bị bạo hành thân thể, và những người dân oan nghèo khổ.[10]

Không chỉ đến thăm các gia đình tù nhân chính trị, Nguyễn Thúy Hạnh còn thường xuyên đi cùng với gia đình đến thăm nuôi họ trong tù. Vì không phải là người thân trong gia đình, bà không được phép gặp các tù nhân chính trị, nhưng bà vẫn đi cùng để thể hiện sự ủng hộ và đoàn kết với các gia đình tù nhân.[11]

Ngày mồng 9 tháng Giêng năm 2020, ông Lê Đình Kình, một người dân làng cao tuổi, và ba người công an bị chết sau vụ xung đột ở xã Đồng Tâm, thành phố Hà Nội, nơi có mâu thuẫn đất đai kéo dài. Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Nguyễn Thúy Hạnh, cho biết có tám người chặn cửa căn hộ của họ và ngăn không cho họ rời nhà, kể cả để đi mua thức ăn hay khám bệnh. [12] Việc quản thúc tại gia này kéo dài tới tận ngày 16 tháng Giêng. [13]

Đám tang ông Lê Đình Kình được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng. Vì nhiều người muốn đến viếng đã bị quản thúc tại gia hay không được phép vào làng, Nguyễn Thúy Hạnh nhận đứng ra làm người tiếp nhận tiền phúng viếng.[14] Trong vòng hai ngày, có 688 người đã đóng góp tổng số là 528.453.699 đồng (tương đương khoảng 22.700 đô la), một khoản tiền lớn.[15]

Ngày 17 tháng Giêng, ngay sau khi việc quản thúc tại gia chấm dứt, Nguyễn Thúy Hạnh đi tới ngân hàng Vietcombank để rút tiền, chỉ được biết rằng ngân hàng đã đóng băng tài khoản của bà theo yêu cầu của bên công an với lý do đưa ra rằng số tiền đó sẽ chuyển cho khủng bố.[16] Ngay lập tức một trang gây quỹ trên mạng GoFundMe được thành lập để gây gũy cho đám tang và nhận được hơn 39.000 đô la Mỹ.[17]

Ngày 20 tháng Giêng, Nguyễn Thúy Hạnh và Huỳnh Ngọc Chênh đi ra Vietcombank để hỏi về số tiền bị đóng băng. Khi hai người đang trên đường đi, một số người mặc thường phục chặn đường họ, ép Nguyễn Thúy Hạnh lên một chiếc xe ô tô và đưa bà về một đồn công an. Sau ba tiếng thẩm vấn, công an thả bà ra.[18]

Nguyễn Thúy Hạnh đã từng nhiều lần bị quản thúc tại gia. Tháng Năm năm 2016, bà bị chặn để ngăn không cho đi biểu tình phản đối Formosa xả độc. Không đi được, bà liền tự biểu tình tại gia, yêu cầu điều tra minh bạch đối với Formosa.[19]

Tháng Ba năm 2017, nhân viên an ninh quản thúc nhiều người tại gia để họ không thể tụ tập kỷ niệm những người đã chết trong trận chiến Gạc Ma năm 1988 giữa Trung Quốc và Việt Nam.[20] Đoán trước rằng mình có thể bị quản thúc trong nhà, Nguyễn Thúy Hạnh đã rời nhà từ hai ngày trước đó.[21] Khi bà tới điểm tập trung, công an câu lưu và thẩm vấn bà suốt mấy tiếng đồng hồ.[22]


Tháng Ba năm 2018, cũng vào dịp kỷ niệm trận chiến Gạc Ma, công an câu lưu và thẩm vấn Nguyễn Thúy Hạnh trong nhiều giờ về việc bà tham gia biểu tình chống Trung Quốc và nỗ lực gây quỹ giúp đỡ các tù nhân chính trị.[23]

Tháng Sáu năm 2018, nhiều cuộc biểu tình đông người diễn ra ở một số thành phố lớn để phản đối dự luật về đặc khu kinh tế và luật an ninh mạng.[24] Công an muốn ngăn chặn khả năng biểu tình vào cuối tuần tiếp theo nên đã quản thúc tại gia nhiều nhà hoạt động nhân quyền trong đó có Nguyễn Thúy Hạnh và Huỳnh Ngọc Chênh.[25]

Tháng Hai năm 2019, trong dịp kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 giữa Việt Nam và Trung Quốc,[26] chính quyền ngăn cản Nguyễn Thúy Hạnh rời nhà đi tưởng niệm những người lính Việt Nam tử trận.[27] Lúc đó bà viết: “Đả đảo tước đoạt nhân quyền, ngăn chặn tôi tưởng niệm đồng bào chiến sĩ bị tàn sát trong cuộc chiến tranh biên giới 17/2. Đả đảo hèn với giặc ác với dân!” [28]

Tháng Năm năm 2019, blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Anh Ba Sàm) thi hành xong bản án năm năm tù và được phóng thích.[29] Được biết có tới bốn nhân viên an ninh cắm chốt bên ngoài căn hộ của Nguyễn Thúy Hạnh và Huỳnh Ngọc Chênh để ngăn cản họ không thể đến chúc mừng Nguyễn Hữu Vinh được về nhà.[30]

Tháng Hai năm 2020, các nhân viên an ninh ngăn cản không cho Nguyễn Thúy Hạnh rời nhà trong mấy ngày liền. Khi bà cố gắng ra ngoài thì họ xô đẩy bà vào trong nhà.[31] Ngày 26 tháng Hai, họ cho phép bà đi làm một số việc riêng dưới sự theo dõi gắt gao.[32]

Trong tháng Tư và tháng Năm năm 2020, một lần nữa các lực lượng an ninh quản thúc Nguyễn Thúy Hạnh tại gia trong thời gian kéo dài gần một tháng, trước khi bắt giữ hai blogger nổi tiếng Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí Thành.[33] Theo ông Huỳnh Ngọc Chênh, các nhân viên an ninh chủ yếu canh giữ không cho Nguyễn Thúy Hạnh rời nhà còn ông thì được dễ dàng hơn.[34]

Tháng Giêng năm 2021, trong kỳ đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13, các lực lượng an ninh quản thúc nhiều nhà hoạt động tại gia, trong đó có Nguyễn Thúy Hạnh và Huỳnh Ngọc Chênh, trong nhiều ngày.[35] Nguyễn Thúy Hạnh viết:

Đã điều bao nhiêu quân đội về Hà Nội để bảo vệ đại hội đảng, mà nhà cầm quyền vẫn chưa yên tâm, thản nhiên tước quyền đi lại của những công dân không phạm pháp chúng tôi bằng việc dùng công an nhốt chúng tôi ở trong nhà suốt kỳ đại hội. Luật nào cho phép nhà cầm quyền làm như vậy đối với chúng tôi?[36]

Ngay sau khi đại hội đảng kết thúc, những người canh giữ bên ngoài nhà họ cũng biến mất. Nguyễn Thúy Hạnh viết:

Chiều nay mở cửa ra không thấy đám bánh canh, mấy chiếc ghế cũng đã được dọn đi. Cảm giác nhẹ bẫng người, bất giác hít thật sâu cái không khí tự do, và thở ra từ từ. Một ngày tù ngàn thu ở ngoài, nghĩ lại xót xa thương những thân tù. Mình chỉ bị gác cửa nhà mà còn khó chịu như vậy, thì họ đằng đẵng bao nhiêu năm trong nhà tù còn khổ đau đến đâu, thật là những hi sinh không gì đong đếm được của những con người dấn thân cho dân chủ, tự do.[37]

Ngày 14 tháng Ba năm 2021, Nguyễn Thúy Hạnh viết trên Facebook gửi con trai út đang ở Mỹ:

Con ko thể về vì chưa xong quốc tịch. Mẹ ko thể sang vì bị cấm xuất cảnh. Vậy là chín năm rồi mẹ ko được gặp con. Mẹ nhớ con quay quắt.
Chúc mừng sinh nhật con, trai út của mẹ![38]

Ngày 29 tháng Ba, Nguyễn Thúy Hạnh và một nhà hoạt động nữa tới thăm gia đình Lê Trọng Hùng, người muốn ra tranh cử Quốc Hội như một ứng cử viên độc lập, để giúp họ tiền mua một chiếc điện thoại di động có phần mềm hỗ trợ cho vợ ông Lê Trọng Hùng, bà Đỗ Lê Na, một người khiếm thị.[39] Ông Lê Trọng Hùng đã bị bắt ngày 27 tháng Ba và bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 bộ luật hình sự.[40] Ngày 31 tháng Mười hai, một tòa án ở Hà Nội kết án ông 5 năm tù giam và 5 năm quản chế.[41]

Ngày mồng 4 tháng Tư năm 2021, công an bắt Nguyễn Thúy Hạnh và cáo buộc bà theo điều 117.[42] Bà phải đối mặt với án tù lên tới 20 năm.[43]

 

Phạm Đoan Trang

Pham Doan Trang with two books that she co-authored, 2019. © 2019 Private

Phạm Đoan Trang, 44 tuổi, là một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu và ủng hộ nhân quyền. Bà liên tục phải đối mặt với sự sách nhiễu, đe dọa, đánh đập, bắt giữ tùy tiện vì các việc làm của mình, cũng như bị hạn chế nghiêm trọng quyền tự do đi lại. Bà đi lại với một bên chân tập tễnh đã thành cố tật do bị chấn thương khi an ninh dùng vũ lực giải tán một cuộc biểu tình vì môi trường ở Hà Nội vào tháng Tư năm 2015.[44]

Năm 2009, công an câu lưu bà chín ngày vì lý do “an ninh quốc gia.” Các nhân viên an ninh sau đó còn nhiều lần câu lưu và thẩm vấn bà cũng như quản thúc tại gia để ngăn cản bà không được đi tham gia biểu tình đông người hay gặp gỡ các nhà ngoại giao nước ngoài.

Tháng Chín năm 2015, bà đi tới đồn công an quận Hai Bà Trưng ở Hà Nội để phản đối việc giam giữ tùy tiện một người bạn là nhà hoạt động Lê Thu Hà, cùng với một số người khác. Ở đó, nhân viên an ninh đánh đập những người biểu tình, làm bà chảy máu miệng.[45] Cũng giống như ông Nguyễn Quang A, Phạm Đoan Trang bị cản trở không cho gặp Tổng thống Obama trong chuyến thăm Hà Nội hồi tháng Năm năm 2016.[46] Suốt vài tuần trước chuyến thăm nói trên, Phạm Đoan Trang đang chữa bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh để điều trị chấn thương bị từ tháng Tư năm 2015. Nhận được lời mời từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tới gặp Tổng thống Obama, bà Trang sợ rằng nếu bay từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sẽ bị công an chặn. Bà quyết định đi bằng xe hơi chứ không đi máy bay, cùng với hai nhà hoạt động thân hữu là Trần Thu Nguyệt và Vũ Huy Hoàng.[47] Ngày 23 tháng Năm, một ngày trước cuộc gặp với ông Obama, các nhân viên an ninh chặn xe và câu lưu ba người ở Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100 cây số về hướng Nam.[48] Họ được thả ra vào buổi chiều ngày hôm sau, sau khi ông Obama đã rời Hà Nội.[49]

Tháng Mười một năm 2017, bà bị câu lưu sau khi gặp gỡ một phái đoàn EU đang chuẩn bị cho cuộc đối thoại nhân quyền song phương thường niên giữa EU và Việt Nam. Công an lại tiếp tục câu lưu bà vào tháng Hai và tháng Sáu năm 2018 và thẩm vấn về các bài viết và hoạt động của bà.[50]

Phạm Đoan Trang đã từng được đi Mỹ theo một học bổng ngắn hạn vào năm 2014. Tuy nhiên, khi trở lại Hà Nội vào tháng Giêng năm 2015, công an câu lưu và thẩm vấn bà trong 15 tiếng đồng hồ.[51] Bà kể rằng công an thông báo là bà có tên trong danh sách cấm xuất cảnh và đáng lẽ ra không được rời Việt Nam từ trước chuyến đi.[52]

Phạm Đoan Trang từng bị cấm đi lại hay rời khỏi nhà trong nhiều dịp khác, hoặc bị thẩm vấn sau khi gặp gỡ các nhà ngoại giao nước ngoài.

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí vào tháng Năm năm 2017, bà nói:

Trước cửa nhà tôi lúc nào cũng có ít nhất khoảng 3 người và họ có nhiều ca thay nhau. Đó là trước cửa nhà, còn ở dưới cổng và dưới tầng 1 tôi không biết là bao nhiêu người nhưng tôi nghĩ cũng phải đến hơn một chục. Họ ngồi suốt ngày đêm, cả đêm cũng ngồi. Chắc là sợ ban đêm tôi bỏ trốn. Sáng hôm qua là Chủ nhật, tôi có đưa bà cụ đi đám tang một người thân nhưng họ không cho đi.
Khi các bạn trẻ đến chỗ tôi thì họ đã ra gây sự. Các bạn ấy đã chất vấn rằng tại sao không cho tôi đi đâu cả và họ đã gây sự rồi tát một bạn. Hai bên đã có xô xát. Hàng chục người kéo đến cùng với côn đồ, họ vây nhà và đe dọa nên các bạn trẻ phải rút lui.[53]

Tháng Mười năm 2020, công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ Phạm Đoan Trang và cáo buộc bà tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 của bộ luật hình sự 1999.[54] Tháng Mười hai năm 2021, một tòa án ở Hà Nội kết án bà 9 năm tù giam.

Nguyễn Tường Thụy

Nguyen Tuong Thuy, 2016. © 2016 Private

Nguyễn Tường Thụy, 72 tuổi, đã từng phục vụ trong quân đội được 22 năm. Ông bắt đầu tham gia biểu tình chống Trung Quốc từ đầu thập niên 2000 và công khai lên tiếng ủng hộ những tù nhân chính trị nổi tiếng.[55]


Tháng Mười hai năm 2013, ông và một số nhà hoạt động khác thành lập một nhóm thiện nguyện, Hội Bầu bí Tương Thân, để hỗ trợ tài chính và tinh thần cho các tù nhân chính trị, những người khiếu kiện đất đai, và gia đình họ. Tháng Tư năm 2014, ông sang Mỹ để điều trần trước Quốc Hội Mỹ về tình trạng thiếu tự do báo chí ở Việt Nam. Tháng Bảy năm 2014, ông góp phần thành lập Hội Nhà báo Độc lập ở Việt Nam. Ông đảm nhận vị trí phó chủ tịch hội cho đến ngày bị bắt vào tháng Năm năm 2020.

Các nhân viên an ninh đã sách nhiễu, đe dọa, tấn công và tùy tiện câu lưu, cũng như áp đặt quản thúc tại gia và cấm đi lại đối với ông. Tháng Mười hai năm 2015, công an ở sân bay Nội Bài cấm Nguyễn Tường Thụy xuất cảnh thực hiện một chuyến đi Myanmar cùng với các nhà hoạt động khác để kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Quốc tế và tìm hiểu về cách vận động cho một cuộc bầu cử tự do và công bằng.[56] Bảy tháng trước đó, công an cũng cấm con trai ông Nguyễn Tường Thụy, anh Nguyễn Tường Trọng, xuất cảnh đi Philippines mà không đưa ra một lý do nào.[57]

Vào các ngày 16, 17 tháng Hai năm 2016, an ninh quản thúc Nguyễn Tường Thụy tại nhà nhằm ngăn cản ông không tham gia được cuộc gặp mặt với các nhà hoạt động khác để bàn bạc về chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama vào tháng Năm.[58] Ngày 27 tháng Hai năm 2018, an ninh quản thúc ông tại gia và ngăn không cho các nhà hoạt động khác đến thăm ông và dự một cuộc họp mặt thân mật mà ông định tổ chức.[59] Tháng Giêng năm 2020, nhiều người mặc thường phục đóng chốt bên ngoài nhà ông Nguyễn Tường Thụy trong thời gian diễn ra vụ xung đột bạo lực ở xã Đồng Tâm dẫn tới cái chết của một dân làng và ba công an, để ngăn không cho ông rời nhà.[60]

Vào ngày 26 tháng Hai năm 2020, nhân dịp 49 ngày mất của ông Lê Đình Kình, nhân viên an ninh quản thúc tại gia cả Nguyễn Tường Thụy và vợ ông là bà Phạm Thị Lân. Ông viết:
 

Hôm nay, 26/2/2020 gi 49 ngày c Lê Đình Kình. Bà Phm Th Lân (v tôi - Nguyn Tường Thy) đi nh răng b công an cn không cho đi. Đây là ln đu tiên bà Lân b ngăn cn quyn đi li. Nhng người biết v bà Lân hn là rt ngc nhiên v thông tin này. Có l bà Lân can ti là v ca ông Thy… Đ đi phó vi đám gi tht tun c Lê Đình Kình, ngay t sm hôm qua tôi và rt nhiu người Hà Ni b canh chn cho đến bây gi.
Vic canh gi cn tr quyn đi li ca công dân ca công an Vit Nam đã xy ra t lâu. Ngoài vic canh chn, chúng dùng nhiu th đon phi pháp khác vô cùng trng trn, hung hãn và đc ác như bt cóc mang v đn xét hi, ép công ty sa thi công nhân, bt ch tr đui người chúng không ưa khi thuê nhà, b trí đánh người gia đường rt tàn bo, cướp tin, xt xơn vào ca, ném cht bn vào nhà, đánh người ngay trong đn công an...[61]

Ngày 23 tháng Năm năm 2020, công an bt gi Nguyn Tường Thy Hà Ni và cáo buc ông ti “làm, tàng tr, phát tán hoc tuyên truyn thông tin, tài liu, vt phm nhm chng Nhà nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam” theo điu 117 ca b lut hình s.[62] Tháng Giêng năm 2021, ông b kết án 11 năm tù giam.[63]

Phạm Chí Dũng

Pham Chi Dung, 2014. © 2014 Private

Phạm Chí Dũng, 56 tuổi, là một nhà báo độc lập đã viết bài và bình luận về nhiều vấn đề chính trị, xã hội ở Việt Nam.[64] Ông vận động cho dân chủ, tự do báo chí, đa nguyên chính trị, chế độ pháp quyền và sự phát triển của khối xã hội dân sự độc lập. Ông là một thành viên sáng lập đồng thời là chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Nhà cầm quyền đã nhiều lần bắt giữ hay sách nhiễu ông. Tháng Bảy năm 2012, công an bắt và cáo buộc ông tội lật đổ theo điều 79 và tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 của bộ luật hình sự năm 1999. Sau khi tạm giữ ông vài tháng, họ hủy bỏ cáo buộc và thả ông vào tháng Ba năm 2013.[65]

Ngày mồng 1 tháng Hai năm 2014, công an ở sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, cấm Phạm Chí Dũng xuất cảnh đi Geneva. Ông dự định tham gia một phiên họp về nhân quyền trong đợt Đánh giá Định kỳ Toàn cầu về Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Công an nói với ông rằng ông bị cấm xuất cảnh theo yêu cầu của công an Thành phố Hồ Chí Minh, và tịch thu hộ chiếu của ông.[66] Ông đã viết thư khiếu nại gửi chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng công an và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh nhưng không hề nhận được một hồi âm nào.[67] Tính đến thời điểm ông bị bắt vào tháng Mười một năm 2019, Phạm Chí Dũng vẫn không nhận lại được hộ chiếu của mình.[68]

Phạm Chí Dũng nhiều lần bị các nhân viên an ninh mặc thường phục quản thúc tại gia và câu lưu để cản trở ông tham dự một số sự kiện. Tháng Mười một năm 2013, ông đi Hà Nội để thăm nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang nay đã quá cố. Nhân viên an ninh chặn ông ngay khi vừa tới nơi và đưa ông tới một đồn công an gần đó, rồi thẩm vấn ông ở đồn suốt sáu tiếng đồng hồ và cấm ông đến thăm ông Nguyễn Thanh Giang.[69] Năm 2014, an ninh quản thúc Phạm Chí Dũng tại gia trong chuyến thăm của đặc sứ Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo tín ngưỡng, Heiner Bielefeldt,[70] và một lần nữa vào tháng Tám năm 2015 khiến ông không thể dự cuộc họp với Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động, Tom Malinowski.[71] Tháng Tư năm 2016, nhân viên an ninh quản thúc ông tại gia để ngăn không cho ông tham gia một cuộc gặp mặt trao đổi về chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama vào tháng Năm.[72]

Ngày mồng 4 tháng Mười một năm 2019, Phạm Chí Dũng, đại diện cho Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, ký một bức thư chung của các tổ chức phi chính phủ gửi Nghị Viện Liên Âu phản đối việc thông qua một hiệp ước thương mại giữa EU và Việt Nam mà không có cải thiện cụ thể về nhân quyền.[73] Ngày 16 tháng Mười một năm 2019, ông đăng một bài xã luận trên trang của đài Tiếng nói Hoa Kỳ tiếng Việt, chỉ trích Châu Âu thể hiện sự thiếu quan tâm đến nhân quyền liên quan đến hiệp ước thương mại nói trên.[74] Ngày 21 tháng Mười một năm 2019, công an ở Thành phố Hồ Chí Minh lại bắt Phạm Chí Dũng và cáo buộc ông tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,” chắc hẳn vì các lần trao đổi của ông với các nghị viên EU và vì ông gửi cho họ một video cho buổi điều trần về hiệp ước thương mại EU – Việt Nam được dự kiến vào tháng Mười hai năm 2019.[75] Tháng Giêng năm 2021, ông bị kết án 15 năm tù.[76]

Phạm Chí Thành

Pham Chi Thanh (suit, middle), 2016. © 2016 Private

Phạm Chí Thành, 70 tuổi, là nhà báo, nhà văn và blogger. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, Hu Chí Phèo, được chính thức xuất bản năm 1991, lên án cuộc cải cách ruộng đất do Đảng Cộng sản tiến hành trong thập niên 1950 và mô tả chân dung những người lãnh đạo Đảng ở địa phương như những kẻ vô đạo đức, dốt nát và độc ác. Năm 2007, ông bị mất chức vụ thư ký ban biên tập của tờ báo thuộc đài Tiếng nói Việt Nam vì có những bài viết chống Trung Quốc. Năm 2014, ông tự xuất bản cuốn tiểu thuyết thứ hai, Cò hn xã nghĩa, phê phán nặng nề chế độ chính trị và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Năm 2019, dưới bút danh Bà Đầm Xòe Phạm Thành, ông xuất bản một tuyển tập phê phán Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng quá thân Trung Quốc.[77]

Phạm Chí Thành thường xuyên phải chịu sự sách nhiễu và đe dọa của công an. Từ năm 2014 đến năm 2016, nhiều lần ông bị công an triệu tập và thẩm vấn về các bài viết.[78] Ngày mồng 6 tháng Mười hai năm 2015, công an ở sân bay Nội Bài cấm Phạm Chí Thành xuất cảnh đi Băng Cốc “để bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.”[79] Tháng Mười một năm 2017, trong dịp Hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Đà Nẵng, an ninh quản thúc ông Phạm Chí Thành tại gia trong mấy ngày liền.[80]

Trước và trong khi diễn ra cuộc gặp giữa Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ở Hà Nội vào hai ngày 27 và 28 tháng Hai năm 2019, Phạm Chí Thành cũng bị quản thúc tại gia. Ông đăng hình ảnh những người mặc thường phục bên ngoài cửa nhà mình, gọi họ là “những bóng ma trước nhà tôi.” [81]


Ngày 21 tháng Năm năm 2020, công an Hà Nội khám nhà ông Phạm Chí Thành trong nhiều tiếng và bắt giữ ông. Ông bị cáo buộc tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 của bộ luật hình sự nước này. Tháng Mười một năm 2020, có tin ông Phạm Chí Thành bị đưa vào một viện tâm thần trung ương trong sáu tuần.[82] Ngày 28 tháng Năm năm 2021, hơn một năm kể từ ngày ông bị bắt, luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông, mới được phép gặp ông lần đầu tiên.[83] Tháng Bảy năm 2021, ông bị kết án năm năm rưỡi tù giam cộng thêm năm năm quản chế.[84]

Phạm Văn Đip

Pham Van Diep, 2018. © 2018 Private

Phm Văn Đip, 57 tui, t nhiu năm trước đã lên tiếng phê phán chính quyn Vit Nam và là mt người vn đng cho pháp quyn.[85] Xut thân t thành ph Thanh Hóa phía Nam Hà Ni, ông đi Nga du hc vào tháng Mười hai năm 1992 và sng đó cho ti tháng Sáu năm 2016.[86]

Năm 2002, ông bt đu viết và đăng trên mng các ý kiến phê bình chính quyn Vit Nam.[87] Năm 2006, ông gia nhp Đng Dân ch 21, do nhà bt đng chính kiến Hoàng Minh Chính sáng lp.[88] Năm 2007, trong mt chuyến đi Vit Nam thăm gia đình, ông b công an triu tp đ thm vn và cm tr v Nga. Ông np đơn khiếu ni vi B Công an đng thi gi đơn khi kin, nhưng không nhn được mt hi âm nào. Bn tháng sau đó, ông được xut cnh ri Vit Nam.[89]

Năm 2009, Phm Văn Đip viết mt bài báo bênh vc nhà vn đng dân ch Trn Anh Kim và năm 2010 ông viết bài ng h lut gia nhân quyn Cù Huy Hà Vũ.[90] Gia năm 2011, trong mt chuyến v Vit Nam, ông tham gia hai cuc biu tình chng Trung Quc Hà Ni.[91] Năm 2012, ông viết mt bc thư ng gi Đng Cng sn Vit Nam, phê phán điu 4 ca Hiến pháp, vi ni dung tuyên b rng Đng Cng sn là lc lượng lãnh đo nhà nước và xã hi.[92] Ông cũng kêu gi chính quyn bãi b điu 258 cũ (bây gi là điu 331) ca b lut hình s v “xâm phm li ích nhà nước,” và ngay lp tc tr t do cho tt c nhng người b giam gi theo điu lut đó.[93]

Tháng Tư năm 2013, Phm Văn Đip bay v Vit Nam và b t chi nhp cnh sân bay Ni Bài dù ông có h chiếu Vit Nam. Sau khi tr li Nga, ông np đơn khiếu ni vi Đi s quán Vit Nam Moscow nhưng không nhn được mt hi âm nào.[94] Sau đó ông đã np đơn khi kin hành chính, thông qua mt người được y quyn, ti Tòa án Nhân dân thành ph Hà Ni, nhưng cũng không h nhn được bt c mt hi âm nào.[95]

Tháng Mười hai năm 2013, Phm Văn Đip li bay v Vit Nam và li b t chi nhp cnh sân bay Ni Bài.[96] Các cơ quan chc năng Vit Nam đưa ông lên chuyến bay đi Frankfurt đ quá cnh v Moscow. Khi đến sân bay Frankfurt, ông thuyết phc các cơ quan chc năng Đc đng đưa ông lên chuyến bay v Moscow, mà nên đưa ông lên chuyến bay tr li Hà Ni. Yêu cu ca ông được chp thun và ngày mng 10 tháng Mười hai ông li tr li sân bay Ni Bài. Lần này, công an Việt Nam ép ông lên một chuyến bay sang Moscow ngay lập tức.[97] Ông lại nộp đơn khiếu nại với Đại sứ quán Việt Nam tại Moscow, và lại không hề nhận được hồi âm.

Tháng Sáu năm 2016, Phạm Văn Điệp bay trở lại Việt Nam và lại bị từ chối nhập cảnh ở sân bay Nội Bài.[98] Lần này, công an buộc ông lên máy bay trở lại Moscow. Khi hạ cánh ở Moscow, ông yêu cầu không nhập cảnh nước Nga và bị đưa trở lại sân bay Nội Bài, ở đó công an Việt Nam lại từ chối cho ông nhập cảnh. Hãng hàng không Thái Lan, hãng chủ quản chuyến bay đó đành đưa ông sang Băng Cốc, nơi ông ở lại hai tuần. Sau đó ông lại cố nhập cảnh Việt Nam qua cửa khẩu Cầu Treo vào ngày 23 tháng Sáu năm 2016. Công an cửa khẩu đó từ chối cho ông nhập cảnh và bàn giao ông cho công an Lào, và họ thu giữ hộ chiếu của ông. Năm ngày sau đó, Phạm Văn Điệp đi tới Patuxai, Tượng đài Chiến thắng ở Viêng Chăn, thủ đô Lào, và biểu tình phản đối Đảng Cộng sản Việt Nam. Công an Lào bắt giữ ông và cáo buộc ông tội “sử dụng lãnh thổ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào để chống lại các quốc gia láng giềng.” Một tòa án ở Lào đưa ông ra xử vào tháng Hai năm 2018 và kết án ông 21 tháng tù.[99]

Sau khi Phạm Văn Điệp thi hành xong bản án vào tháng Ba năm 2018, công an Lào đưa ông tới cửa khẩu Cầu Treo ở tỉnh Hà Tĩnh. Lần này ông được cho nhập cảnh Việt Nam. Tháng Tư năm 2019, ông cố xuất cảnh về Nga nhưng bị chặn ở sân bay và được thông báo rằng ông có tên trong danh sách những người không được xuất cảnh. Ông nộp đơn khởi kiện công an giữ chân ông ở Việt Nam không cho xuất cảnh nhưng không có kết quả gì.[100]

Tháng Năm năm 2019, Phạm Văn Điệp viết trên Facebook:

“Người Việt Nam phải được hưởng các quyền đã ghi trong Công ước quốc tế và HIến pháp, pháp luật Việt Nam. Đó là đòi hỏi chính đáng. Mấy ông cậy thế cậy quyền không trấn áp được đâu.”[101]

Công an bắt Phạm Văn Điệp vào tháng Sáu năm 2019 và cáo buộc ông tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 của bộ luật hình sự.[102] Tháng Mười một năm 2019, một tòa án ở tỉnh Thanh Hóa kết tội ông và xử án chín năm tù giam.

Lê Công Định

Le Cong Dinh, 2016. © 2016 Private

Lê Công Định, 54 tuổi, là một nhà vận động dân chủ nổi tiếng đồng thời là một cựu tù nhân chính trị. Ông đã phải thụ án hơn ba năm rưỡi tù giam từ năm 2009 đến năm 2013 vì liên quan đến Đảng Dân chủ Việt Nam, một nhóm ủng hộ nhân quyền và dân chủ bị chính quyền Việt Nam cấm hoạt động. [103]

Sau khi Lê Công Định được trả tự do vào tháng Hai năm 2013, chính quyền đã theo dõi ông gắt gao và lộ liễu, được biết nhiều lần còn ngăn cản không cho ông rời nhà đi tham dự các cuộc biểu tình, các sự kiện xã hội dân sự và các cuộc gặp gỡ với đại sứ quán hay quan chức ngoại giao nước ngoài. Đơn cử, ông bị ngăn không cho gặp các quan chức Hoa Kỳ trong đợt đối thoại thường niên về nhân quyền song phương giữa Hoa Kỳ với Việt Nam vào tuần ngày 15 tháng Năm năm 2019. [104]

Tháng Năm năm 2019, lực lượng an ninh Thành phố Hồ Chí Minh quản thúc ông tại gia để cản trở không cho ông gặp các nhà ngoại giao tại tư gia của nhà hoạt động, cựu tù nhân chính trị nổi tiếng Nguyễn Đan Quế.[105] Trước đó, vào ngày 26 tháng Tám năm 2018, ông bị quản thúc tại gia để ngăn không cho tham dự cuộc tụ tập nhân Ngày Quốc tế Ủng hộ các Nạn nhân bị Tra tấn, và vào ngày 22 tháng Hai năm 2018 để cản trở không cho ông dự cuộc gặp mặt với các cựu tù nhân chính trị.[106]

Chính quyền cũng ngăn không cho Lê Công Định và một nhà bất đồng chính kiến khác, nhà văn Nguyễn Viện, gặp gỡ Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry vào ngày 13 tháng Giêng năm 2017.[107] Và cũng như một số nhà bất đồng chính kiến khác, được biết ông bị quản thúc tại gia vào thời gian có cuộc biểu tình ngày 15 tháng Năm năm 2016 và vào một tuần sau đó, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từ ngày 23 đến ngày 25 tháng Năm năm 2016.[108]

Nhà cầm quyền cũng ngăn cản không cho Lê Công Định xuất cảnh vài lần. Tháng Tám năm 2018, ông đăng ký xin hộ chiếu nhưng bị từ chối. Dù ông không nhận được văn bản giải thích, nhưng một cán bộ nói miệng với ông rằng ông có tên trong danh sách cấm xuất cảnh. [109]

Sau đó Lê Công Định viết rằng ông có đến Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 13 tháng Mười hai năm 2019 để hỏi về tình trạng bộ hồ sơ xin cấp hộ chiếu khác nộp ngày mồng 4 tháng Mười hai.[110] Một cán bộ công an nói với ông rằng chính quyền sẽ không cấp hộ chiếu cho ông. Khi ông hỏi lý do, người cán bộ này trả lời, “chắc anh tự hiểu.” [111]

Huỳnh Công Thuận

Huynh Cong Thuan, 2018. © 2018 Private

Huỳnh Công Thuận, 70 tuổi, là một nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai, từng tham gia các cuộc biểu tình bảo vệ môi trường và chống Trung Quốc suốt hơn một thập niên. Ông thường công khai lên tiếng ủng hộ các nhà hoạt động nhân quyền bị giam giữ và các tù nhân chính trị khác. Ông tình nguyện giúp đỡ các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt Nam) thông qua một chương trình ở Nhà thờ Kỳ Đồng - Dòng Chúa Cứu thế tại Thành phố Hồ Chí Minh.[112] Ông tham gia Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, được thành lập từ năm 2014 với mục đích thúc đẩy tự do báo chí và dân chủ.

Huỳnh Công Thuận đã phải đối mặt với nhiều vụ sách nhiễu và cản trở tự do đi lại. Tính từ tháng Mười hai năm 2014 đến tháng Năm năm 2019, Huỳnh Công Thuận đã bị những người mặc thường phục quản thúc tại gia ít nhất là 11 lần.

Vào các ngày 26 và 27 tháng Mười hai năm 2014, những người mặc thường phục ở bên ngoài nhà riêng của ông ở Thành phố Hồ Chí Minh ngăn cản không cho ông ra khỏi nhà, kể cả đi mua thực phẩm. Khi ông gọi công an yêu cầu giúp đỡ, những người này còn cố giật điện thoại di động của ông. Không có công an nào đến giúp.[113] Một tháng sau đó, vào ngày 25 tháng Giêng năm 2015, những người mặc thường phục lại quản thúc ông ở trong nhà và không cho ông đi đâu cả trong suốt hai ngày liền, kể cả đi làm việc hay mua thực phẩm. Khi ông cố rời nhà thì họ hành hung ông.[114]

Đợt quản thúc tại gia lâu nhất kéo dài bảy ngày đêm vào tháng Năm năm 2016, trong thời gian diễn ra kỳ bầu cử quốc hội và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama. Huỳnh Công Thuận đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chính quyền, nhưng không thấy tác dụng gì.[115]

Dưới đây là danh sách liệt kê một số vụ mà ông Huỳnh Công Thuận bị quản thúc tại gia:

  • Ngày 26 & 27 tháng Mười hai năm 2014: một số người mặc thường phục quản thúc ông ở trong nhà.
  • Ngày 25 & 26 tháng Giêng năm 2015: một số người mặc thường phục quản thúc ông ở trong nhà và tìm cách hành hung ông.
  • Ngày mồng 1 tháng Năm năm 2016: một số người mặc thường phục quản thúc ông ở trong nhà.
  • Ngày 15 tháng Năm năm 2016: những người lạ mặt đổ keo dính sắt vào ổ khóa cửa ra vào nhà ông.
  • Từ ngày 19 đến ngày 25 tháng Năm năm 2016: một số người mặc thường phục quản thúc ông và vợ ông, bà Võ Thị Thanh Hải ở trong nhà suốt bảy ngày đêm. Trong thời gian đó, có những người lạ đem khóa đến khóa trái cửa nhà ông từ bên ngoài, ném sơn đỏ trộn dầu và mắm tôm vào nhà, phá hủy và lấy đi các chậu cây cảnh của ông, và ném đá vào cửa sổ nhà ông.
  • Ngày 26 tháng Sáu năm 2016: có những người lạ khóa trái cửa nhà ông từ bên ngoài.
  • Ngày 19 tháng Giêng năm 2017: một số người mặc thường phục chặn ngõ ra vào nhà ông và tấn công ông khi ông cố đi làm việc.
  • Ngày 22 tháng Mười hai năm 2017: một số người mặc thường phục quản thúc ông ở trong nhà. Đến buổi chiều, vợ ông tìm cách trốn ra ngoài được. Bà báo công an phường về những người lạ đó nhưng khi bà rời đồn công an thì bị những người đó hành hung.
  • Ngày mồng 10 tháng Sáu năm 2018: một số người mặc thường phục quản thúc ông ở trong nhà.
  • Ngày mồng 8 tháng Giêng năm 2019: một số người mặc thường phục quản thúc ông ở trong nhà.
  • Ngày 30 tháng Tư và mồng 1 tháng Năm năm 2019: một số người mặc thường phục quản thúc ông ở trong nhà.

Huỳnh Công Thuận cũng đã nhiều lần bị những người lạ mặt hành hung. Ngày mồng 4 tháng Chín năm 2018, một số người mặc thường phục tấn công và làm ông bị thương trên đường đi làm về nhà. [116] Ông phải vào bệnh viện điều trị chấn thương đầu. [117]

Ông cũng từng bị xếp vào trong danh sách cấm xuất cảnh của chính quyền. Tháng Năm năm 2012, khi hộ chiếu của ông sắp hết hạn, ông đi đăng ký hộ chiếu mới.[118] Ông kể lại rằng một cán bộ công an nói với ông là ông bị cấm rời khỏi Việt Nam cho đến tháng Tư năm 2014. Huỳnh Công Thuận đã gửi nhiều đơn từ khiếu nại yêu cầu giải thích nhưng không có kết quả gì. Cuối cùng ông cũng nhận được hộ chiếu mới.

Nguyễn Quang A

Nguyen Quang A, 2016. © 2016 Private

Nguyễn Quang A, 76 tuổi, là một nhà kinh tế, học giả, và nhà hoạt động nhân quyền. Năm 2007, ông là một trong những thành viên sáng lập của viện nghiên cứu chính sách độc lập đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam, sau đó bị buộc giải thể vào năm 2009.[119] Suốt hơn một thập niên qua, Nguyễn Quang A đã tham gia nhiều cuộc họp mặt và biểu tình về các vấn đề nhân quyền và phản đối Trung Quốc.

Tính từ tháng Giêng năm 2014, chính quyền Việt Nam đã câu lưu hoặc quản thúc tại gia ông Nguyễn Quang A ít nhất hơn hai chục lần để ngăn không cho ông tham dự các cuộc họp mặt hay các sự kiện khác. Ông cũng liên tục bị câu lưu và thẩm vấn khi nhập cảnh hay xuất cảnh để dự các cuộc họp với phía Hoa Kỳ, Châu Âu, và Australia.

Tháng Mười hai năm 2015, ông cùng ký tên vào một bức thư ngỏ trước Đại hội Đảng lần thứ 12, kêu gọi Bộ Chính trị đổi tên đảng, để không liên quan gì tới chủ nghĩa Cộng sản, và cải tổ Quốc hội thành một cơ quan dân chủ gồm các nhà lãnh đạo và đại diện được dân bầu.[120] Tháng Ba năm 2016, để bộc lộ tính chất phi dân chủ của quy trình bầu cử Quốc Hội Việt Nam, ông Nguyễn Quang A tự ra ứng cử với tư cách ứng cử viên độc lập và bị loại, một điều không gây ngạc nhiên. Trong thập niên qua, các nhà ngoại giao và nhà báo nước ngoài liên tiếp tìm cách phỏng vấn hoặc nói chuyện với ông về các vấn đề chính trị và nhân quyền; chính quyền Việt Nam đã liên tiếp có các hành động cản trở để các cuộc gặp đó không thể diễn ra.

Tháng Năm năm 2016, Nguyễn Quang A được mời tới dự một cuộc họp mà Tổng thống Obama dự kiến gặp gỡ với các đại diện khối xã hội dân sự.[121] Hai ngày trước chuyến thăm, nhân viên an ninh cắm chốt bên ngoài nhà ông Nguyễn Quang A ở Hà Nội. Vào sáng sớm ngày 24 tháng Năm, Nguyễn Quang A cố rời nhà đi dự cuộc họp, cùng đi có vợ và con trai cùng với một nhà hoạt động nữa.[122] Khi họ sắp tới một ngã tư gần nhà, một số người chặn đường ông và hỏi đi đâu. Khi ông Nguyễn Quang A hỏi danh tính những người này, họ gạt vợ ông sang một bên và đẩy ông lên một chiếc xe hơi đang đậu ở đó.[123] Theo ông Nguyễn Quang A, những người này chở ông đi lòng vòng để “giết thời gian” trong suốt mấy tiếng. Khi họ thả ông xuống, Obama đã đang trên đường ra sân bay Nội Bài để bay đi Thành phố Hồ Chí Minh.[124]

Ngày 24 tháng Tám năm 2016, một nhà ngoại giao Đức, Konrad Lax, tới thăm ông Nguyễn Quang A lúc đó đang ở nhà mẹ ông ở Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 30 cây số về hướng Đông Bắc. Khi tới nơi, ông Lax thấy một chiếc xe ủi chắn ngang đường vào làng, ngăn không cho xe ông đi qua. Ông đỗ xe lại và cố đi bộ vào làng. Các nhân viên an ninh chặn ông lại, nói rằng họ đang sửa điện. Đường bị chăng dây với dòng chữ “Cấm vào.” Dân làng vẫn qua lại, nhưng ông Lax thì bị chặn. Khi Nguyễn Quang A cố rời nhà và đi bộ tới chùa để gặp ông Lax, bốn người mặc thường phục xô đẩy ông trở lại trong nhà. Nguyễn Quang A nói rằng ông nhận diện được một trong bốn người là bí thư chi bộ xã. Sau khi ông Lax rời làng mà không gặp được ông Nguyễn Quang A, các nhân viên an ninh cũng rút khỏi khu vực đó.[125]

Nguyễn Quang A đã viết rằng, hầu hết các lần bị quản thúc tại gia hay câu lưu, ông có thể đoán được nguyên nhân hiển nhiên vì sao chính quyền nhằm vào ông. Nhưng một số lần khác, ông không hiểu tại sao.

Ngày 18 tháng Chín năm 2018, Nguyễn Quang A dự định rời Việt Nam sang Australia.[126] Sau khi gặp một học giả nước ngoài ở một quán cà phê, ông đón một chiếc xe taxi để ra sân bay. Khi ông đang đi bộ, một số người mặc thường phục tiến lại, ép ông lên một chiếc xe và đưa ông đến trụ sở công an sân bay Nội Bài. Công an chất vấn ông về chuyến đi vào tháng Mười sắp tới sang Brussels nơi ông định phát biểu trước Nghị viện Liên Âu về Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam. Trong khi thẩm vấn, công an lục soát va ly của ông, bất chấp lời ông phản đối rằng họ đang vi phạm quyền hợp pháp của ông. Họ cũng thu hộ chiếu của ông. Cuối cùng, công an cũng thả ông ra và trả lại hộ chiếu, và đưa ông về nhà bằng xe hơi – nhưng chỉ sau khi ông đã lỡ chuyến bay hôm đó.[127]

Sáng ngày mồng 8 tháng Mười năm 2018, hôm ông dự kiến đi Brussels, công an tới nhà Nguyễn Quang A và nói với ông rằng họ sẽ không cản trở ông đi Brussels vào buổi tối hôm đó nhưng ông cần kiểm tra lại hộ chiếu xem mọi thông tin có ổn không. Ông phát hiện ra rằng ai đó đã sửa năm sinh của ông từ 1946 thành 1949, khiến hộ chiếu không có giá trị. Nguyễn Quang A đăng trên Facebook thông tin về việc hộ chiếu của ông bị cạo sửa.[128] Sau khi có sức ép từ các nhà ngoại giao EU, chính quyền cho phép ông xuất cảnh đi Brussels tối hôm đó với tấm hộ chiếu mới.[129]

Dưới đây là danh sách liệt kê những lần ông Nguyễn Quang A bị an ninh Việt Nam quản thúc tại gia:

  • Ngày 20 tháng Giêng năm 2014: an ninh mặc thường phục câu lưu ông khi ông tới thăm nhà cựu tù nhân chính trị Phạm Văn Trội.
  • Ngày mồng 2 tháng Chín năm 2015: an ninh câu lưu ông suốt 15 tiếng ở sân bay Nội Bài khi ông nhập cảnh sau chuyến đi vận động nhân quyền ở Hoa Kỳ.
  • Ngày 23 tháng Ba năm 2016: an ninh câu lưu ông bên ngoài Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội trong phiên xử blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Anh Ba Sàm) và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy.
  • Ngày mồng 8 tháng Năm năm 2016: an ninh câu lưu ông khi ông đang đợi xe buýt.
  • Ngày mồng 10 tháng Năm năm 2016: an ninh câu lưu ông trên đường đi ăn trưa với trợ lý bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách về nhân quyền, ông Tom Malinowski.
  • Ngày 15 tháng Năm năm 2016: an ninh chặn trước nhà ông và ngăn không cho ông tới phát biểu tại cuộc hội thảo có tên là “Tài năng trẻ đất Việt.”
  • Ngày 24 tháng Năm năm 2016: an ninh câu lưu và chở ông đi lòng vòng để ông không dự được cuộc gặp mặt với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
  • Ngày mồng 2 tháng Sáu năm 2016: an ninh câu lưu và chở ông đi lòng vòng để ông không dự được bữa ăn trưa với đại sứ EU tại Việt Nam.
  • Ngày mồng 5 tháng Tám năm 2016: an ninh câu lưu ông nhiều giờ để ngăn không cho ông dự một cuộc họp với các nhà ngoại giao Australia, Đức, Hà Lan, và New Zealand.
  • Ngày 23 tháng Tám năm 2016: an ninh ngăn không cho ông rời khỏi nhà để đi gặp ông Konrad Lax, một nhà ngoại giao Đức.
  • Ngày 14 tháng Ba năm 2017: an ninh câu lưu ông trong lễ tưởng niệm các quân nhân Việt Nam tử trận trong trận chiến với quân đội Trung Quốc ở Gạc Ma hồi tháng Ba năm 1988.
  • Ngày 22 tháng Ba năm 2017: an ninh câu lưu ông trong nhiều giờ để ngăn không cho ông dự một buổi tiếp tân với các nhà ngoại giao Australia.
  • Ngày 22 tháng Năm năm 2017: an ninh câu lưu và dùng xe hơi chở ông đi lòng vòng để ông không dự được bữa ăn tối với phái đoàn Hoa Kỳ trước cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt Nam – Hoa Kỳ.
  • Ngày 28 tháng Sáu năm 2017: an ninh câu lưu và đưa ông đi lòng vòng trên xe hơi trong nhiều tiếng đồng hồ vì tưởng rằng ông sắp đi dự cuộc họp với các nhà ngoại giao Đức và các nhà hoạt động Việt Nam. Ông nói sau đó ông mới biết về cuộc họp này.
  • Ngày 17 tháng Tám năm 2017: an ninh câu lưu ông khi ông đang trên đường đi rút tiền ở ngân hàng để chuẩn bị cho một chuyến đi Châu Âu.
  • Ngày 12 và 13 tháng Mười một năm 2017: an ninh chặn đường ngăn không cho ông rời khỏi nhà.
  • Ngày 16 tháng Mười một năm 2017: an ninh câu lưu ông sau khi ông rời cuộc họp với các nhà ngoại giao EU để trao đổi về nhân quyền trước cuộc đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam.
  • Ngày mồng 4 tháng Tư năm 2018: an ninh chặn trước nhà và ngăn không cho ông rời khỏi nhà trong thời gian diễn ra phiên xử Nguyễn Văn Đài và các nhà hoạt động bạn bè.
  • Ngày 23 tháng Năm năm 2018: an ninh chặn trước nhà ông để ngăn Nguyễn Đình Hà giúp ghi hình cuộc phỏng vấn Nguyễn Quang A cho Đài Á Châu Tự do. Công an câu lưu và thẩm vấn Nguyễn Đình Hà sau khi ông này rời nhà Nguyễn Quang A.
  • Ngày 16 tháng Sáu năm 2018: an ninh chặn trước nhà để ngăn không cho ông rời nhà đi tham dự một cuộc biểu tình.
  • Ngày mồng 8 tháng Bảy năm 2018: an ninh câu lưu ông ở sân bay Nội Bài khi ông vừa từ Thái Lan trở về, và thẩm vấn ông nhiều tiếng đồng hồ.
  • Ngày 18 tháng Chín năm 2018: an ninh câu lưu và ngăn không cho ông đi Australia.
  • Ngày 19 và 20 tháng Ba năm 2019: an ninh ngăn không cho ông rời khỏi nhà.
  • Ngày 14 và 15 tháng Tư năm 2019: an ninh chặn trước nhà và ngăn không cho ông rời khỏi nhà. Nguyễn Quang A đoán là do đến dịp kỷ niệm hai năm sự kiện bắt giữ con tin ở Đồng Tâm, khi người dân ở Đồng Tâm giữ 38 người công an và cán bộ nhà nước trong bảy ngày liên quan đến vụ xung đột đất đai giữa người dân với chính quyền địa phương.

Nhóm Văn Việt, 2016-2020

Tháng Ba năm 2014, có 62 nhà văn, nghệ sỹ, nhà phê bình và trí thức đã thành lập ra một nhóm lấy tên là Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, thường được gọi là Văn Việt. Nhà văn nổi tiếng Nguyên Ngọc nói rằng mục tiêu của nhóm là vận động cho quyền tự do sáng tác và xuất bản.[130] Văn Việt đăng các tác phẩm văn học, xã luận, dịch thuật, chuyên khảo và thỉnh nguyện trên mạng do các thành viên trong ban chọn hoặc tham gia viết.

Trong sáu năm qua, các thành viên trong nhóm đã bị sách nhiễu và đe dọa,[131] ngay từ sau khi nhóm được thành lập không lâu, và chính quyền đã gây sức ép khiến một số thành viên phải công khai tuyên bố rút ra khỏi nhóm.[132]

Ngày 27 tháng Sáu năm 2020, một nhóm các nhà văn, nhà thơ, nhà báo và vài người khác họp mặt thân mật để chúc mừng những người được giải thưởng văn học thường niên của Văn Việt. Lễ trao giải Văn Việt thường được tổ chức ở một quán cà phê hay nhà riêng, nhưng vì dịch Covid-19 nên phải công bố trên mạng vào tháng Ba năm 2020 và đến tháng Sáu năm đó mới tổ chức họp mặt được.

Nhà thơ Hoàng Hưng cho biết an ninh đã cản trở Ý Nhi (tên thật là Hoàng Thị Ý Nhi), Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Viện (tên thật là Nguyễn Văn Viện), Mạc Văn Trang, và Nguyễn Thị Kim Chi không cho tham dự sự kiện nói trên.[133] Nguyễn Viện cũng là một trong những tác giả được trao giải năm 2019. Nhân viên an ninh đóng chốt bên ngoài nhà Ngô Thị Kim Cúc nói với bà rằng anh ta tới đó từ 6 giờ sáng nhưng không muốn gõ cửa vì ngại làm mất giấc ngủ của chủ nhà.[134] Ngô Thị Kim Cúc gọi điện cho Ý Nhi và được biết có tới bốn nhân viên an ninh đóng chốt bên ngoài nhà Ý Nhi từ sáng sớm.

Dù an ninh đã chặn được một số người không tham dự được buổi gặp mặt, những người khác vẫn tìm cách tụ tập được ở một quán cà phê, trong đó có Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Thị Hậu, Tiết Hùng Thái, Phạm Tường Vân, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Duy, Hoàng Hưng, Hoàng Dũng, và Nguyễn Quang Lập.[135] Có nhiều người mặc thường phục ngồi ở bàn kế bên lắng nghe.[136] Khi nhóm Văn Việt giải tán, những người này cũng rời đi. Khi Hoàng Hưng về đến nhà, ông được biết nhân viên an ninh đã đến nhà ông ngay sau khi ông rời khỏi chỗ gặp mặt.[137]


Trước đó một năm, vào ngày mồng 4 tháng Ba năm 2019, một nhóm các nhà văn, nhà thơ, nhà báo và một số người khác tổ chức một cuộc gặp thân mật để chúc mừng những người được giải năm 2018. Một buổi lễ chính thức đã phải hủy bỏ dưới sức ép của công an.[138] Dù chỉ là một buổi gặp gỡ thân mật tại một quán cà phê, an ninh vẫn chặn trước cửa nhà của ít nhất là 10 người trong đó có Ý Nhi, Bùi Chát (tên thật là Bùi Quang Viễn), Nguyễn Viện, Ngô Thị Kim Cúc, Mai Sơn, Hoàng Dũng, Phan Đắc Lữ, Lê Phú Khải, Ngô Kim Hoa (bút danh Sương Quỳnh), và nhà thơ-nhạc sỹ nổi tiếng Đỗ Trung Quân, để ngăn không cho họ tới dự cuộc gặp mặt.[139]

Tháng Ba năm 2018, Văn Việt tổ chức lễ trao giải lần thứ ba. Là một trong những người được trao giải, khi nhà văn 78 tuổi Khuất Đẩu (tên thật là Trương Đẩu; còn được biết với tên khác là Trương Thanh Sơn) cùng vợ ông chuẩn bị lên tàu hỏa từ tỉnh Khánh Hòa đi Thành phố Hồ Chí Minh để tham dự,[140] thì các nhân viên an ninh tới chặn vợ chồng ông lại, tịch thu điện thoại di động và bắt họ cam kết không đi dự sự kiện đó. An ninh cũng quản thúc tại gia bốn người khác là Đặng Văn Sinh, Ngô Thị Kim Cúc, Bùi Chát và Ý Nhi để họ không tới dự sự kiện được.[141] Chuyện tương tự cũng xảy ra trong cuộc gặp mặt năm trước đó, vào ngày mồng 3 tháng Ba năm 2017, nhưng khi đó an ninh chỉ quản thúc hai người là Phạm Đình Trọng và Lê Phú Khải tại gia.[142]

Ngày mồng 3 tháng Ba năm 2016, Văn Việt tổ chức lễ trao giải độc lập lần thứ nhất ở tư gia của nhà thơ Ý Nhi. Trước khi buổi lễ diễn ra, an ninh đã quản thúc Lê Phú Khải, Phạm Đình Trọng, Tuấn Khanh và Nguyễn Đăng Hưng tại gia để họ không tới dự được.[143] Ông Nguyễn Đăng Hưng gọi điện cho một người đang dự lễ, giải thích rằng bốn nhân viên an ninh đã chặn xe ông và buộc ông trở về nhà. Một người khác kể rằng các bánh xe của bà đều bị đâm thủng. Chính quyền cũng cắt điện nhà bà Ý Nhi, nhưng buổi trao giải vẫn tiếp tục.[144]

Lễ Kỷ niệm Phật giáo Hòa Hảo, ngày 18 tháng Ba năm 2020

Ngày 18 tháng Ba năm 2020, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy kể rằng “an ninh đóng chốt canh giữ tất cả các nhà trị sự viên” để ngăn không cho họ dự buổi gặp mặt kỷ niệm ngày người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo, Huỳnh Phú Sổ, bị mất tích.[145] Chính quyền cũng chặn các con đường tới trụ sở không chính thức của giáo hội ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, để các tín đồ không tụ tập dâng lễ ở bàn thờ họ chọn được. Thay vào đó, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập phải tổ chức kỷ niệm riêng lẻ ở tư gia.[146]

Mỗi năm, công an địa phương lại sử dụng nhiều cách để ngăn cản các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập tụ họp cho các sự kiện quan trọng như ngày thành lập đạo, ngày sinh và ngày giỗ giáo chủ Huỳnh Phú Sổ.[147]

Chính quyền liên tục dựng thanh chắn để chặn đường vào chùa Quang Minh ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, nơi thường được các tín đồ Hòa Hảo độc lập tới làm lễ. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã lập hồ sơ về các phương thức do chính quyền sử dụng để ngăn cản các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập tụ tập lại vào các dịp này trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2021.[148]

Được ông Huỳnh Phú Sổ sáng lập năm 1939, Hòa Hảo là một chi phái Phật giáo có địa bàn ở miền Tây đồng bằng sông Cửu Long. Hiềm khích giữa Cộng sản với Hòa Hảo bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954) khi nhiều thành viên trong cộng đồng Hòa Hảo chống lại Việt Minh do Cộng sản lãnh đạo sau khi ông Huỳnh Phú Sổ đi gặp các đại diện cộng sản vào năm 1947 và mất tích không thấy trở về. Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1954-1975) các địa bàn của Hòa Hảo ở miền Tây đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục chống lại du kích Việt Cộng.[149]

Mối hiềm khích giữa cộng đồng Hòa Hảo và Đảng Cộng sản tiếp tục tồn tại sau khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975. Năm 1999, chính quyền Việt Nam công nhận Phật giáo Hòa Hảo là một tôn giáo chính thức. Chính quyền cho phép Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo được nhà nước công nhận tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập đạo và ngày sinh của giáo chủ, nhưng không được kỷ niệm ngày mất của ông. Nhiều tín đồ từ chối tham gia Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo được nhà nước công nhận đã bị theo dõi gắt gao và đàn áp có hệ thống. Một vài tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp của chính quyền. Nhiều người khác bị bắt và xử án tù nhiều năm.[150]

Sự kiện Đồng Tâm, tháng Giêng năm 2020

Vụ tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, gần Hà Nội giữa chính quyền và người dân địa phương trở nên nóng hơn khi chính quyền quyết định trưng thu đất cho quân đội vào năm 2014.[151] Người dân cho rằng phần đất đó không có trong diện tích đất được quy hoạch cho quân đội từ ban đầu. Tháng Tư năm 2017, công an bắt giữ bốn người dân làng Đồng Tâm, trong đó có ông Lê Đình Kình, năm đó 81 tuổi, nguyên bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm, được nhiều người coi như lãnh tụ tinh thần của phong trào đòi quyền lợi đất đai ở địa phương.[152] Trong lúc ông Kình bị bắt, có tin công an làm ông gẫy xương hông.[153]

Trong một diễn biến chưa từng có tiền lệ, người dân Đồng Tâm đã khống chế và giữ làm con tin 38 người, trong đó có cả công an và cán bộ trong một tuần lễ.[154] Sau các cuộc thương lượng căng thẳng và có cam kết của đương kim Chủ tịch Thành phố Hà Nội khi đó là Nguyễn Đức Chung, rằng chính quyền sẽ tiến hành xem xét lại toàn bộ các khiếu nại đất đai, tất cả các con tin đều được thả và không hề bị ngược đãi. Chính quyền có tiến hành xem xét lại nhưng không trả lại đất.[155]

Ngày mồng 9 tháng Giêng năm 2020, xung đột đã leo thang thành bạo lực chết người.[156] Tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, ba người công an và ông Lê Đình Kình đã bị giết. Theo lời công an, khi các lực lượng áp sát xã Đồng Tâm, họ bị những người dân làng tập hợp trong nhà ông Lê Đình Kình tấn công.[157] Công an phản công, tập kích vào ngôi nhà trong khi những người dân vẫn đánh trả. Công an tuyên bố rằng ba chiến sỹ bị lọt xuống một khoảng trống giữa cửa sổ nhà ông Lê Đình Hợi và mái nhà ông Lê Đình Chức, rồi dân làng đổ xăng xuống đó để thiêu chết ba người.[158] Công an nói rằng Lê Đình Kình đang cầm trong tay một trái lựu đạn khi họ nổ súng bắn chết ông.[159]

Vợ ông Lê Đình Kình, bà Dư Thị Thành, bác bỏ câu chuyện này; sau này bà viết rằng công an đột nhập vào nhà họ lúc khoảng 3 giờ sáng ngày mồng 9 tháng Giêng, bắn hơi cay và đạn thật vào nhà. Bà nói họ lôi bà và các con ra ngoài, và bắt giữ mấy mẹ con bà. Bà kể là nhìn thấy công an đánh đập các con mình rất tàn nhẫn, và vào thời điểm bà bị bắt, chồng bà vẫn còn sống.[160]

Ngày mồng 9 tháng Giêng, buổi sáng sau khi xảy ra sự kiện nói trên, an ninh ngăn không cho những người không phải dân địa phương vào làng. Một luật sư, Ngô Anh Tuấn, cố tìm cách vào làng để nói chuyện với thân chủ, nhưng nhiều người mặc thường phục và công an mặc sắc phục ngăn cản ông mà không đưa ra văn bản chính thức nào.[161]

Công an bắt giữ 29 người dân làng, cáo buộc 25 người tội giết người và bốn người còn lại tội “chống người thi hành công vụ.” [162]

Sau sự kiện đó, an ninh ngăn cấm người ngoài tới xã Đồng Tâm hoặc liên hệ với gia đình những người bị bắt giữ. An ninh cũng chặn trước nhà của nhiều nhà hoạt động ở Hà Nội, trong đó có Trương Minh Hưởng, Trương Văn Dũng, Nguyễn Thị Tâm và Lê Hoàng. Hai người đóng chốt bên ngoài căn hộ của blogger Nguyễn Tường Thụy.[163] Một nhóm nhỏ canh gác ngoài nhà Trịnh Bá Tư – một người khiếu kiện đất đai. Một nhóm khác cũng gác bên ngoài nhà của anh trai Trịnh Bá Tư là Trịnh Bá Phương. Trịnh Bá Phương là một trong những tác giả của bản “Báo cáo Đồng Tâm,” làm sáng tỏ vụ xung đột đất đai bạo lực này.[164] Khi Trịnh Bá Phương chiếu rõ mặt của những người này khi phát hình trực tiếp tường thuật sự việc thì một người tấn công anh.[165] Một người công an mặc sắc phục đứng gần đó nhưng không làm gì hết.[166] Những người này khống chế Trịnh Bá Phương và đưa anh về một đồn công an, nơi anh bị thẩm vấn. Anh được thả ra sau đó vài giờ.[167]

Ngày 12 tháng Giêng, blogger Huỳnh Ngọc Chênh kể rằng có tám người chặn đường vào căn hộ của ông và ngăn không cho ông cùng vợ, là nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh, đi đâu hết, kể cả đi mua thực phẩm hay đi khám theo hẹn.[168] Đợt quản thúc tại gia này kéo dài từ ngày mồng 9 đến ngày 16 tháng Giêng.[169]

An ninh cũng triển khai lực lượng như vậy để ngăn không cho các nhà hoạt động rời nhà mình vào các ngày cúng quan trọng như 49 và 100 ngày mất của ông Lê Đình Kình để tham dự các sự kiện liên quan.[170]

Ngày mồng 7 tháng Chín năm 2020, một tòa án ở Hà Nội mở phiên xử 29 người dân Đồng Tâm bị truy tố.[171] Sau hai ngày xử, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đột ngột hủy bỏ cáo buộc giết người đối với 19 bị can và đổi sang tội danh “chống người thi hành công vụ.”[172] Ngày 14 tháng Chín, tòa xử hai người dân làng án tử hình và một người án chung thân.[173] Mười hai người phải nhận án tù từ 3 đến 16 năm. Mười bốn người nhận án treo và được phóng thích. Trong một diễn biến chưa từng có tiền lệ, ngay giữa phiên xử, một luật sư bào chữa yêu cầu tất cả 29 bị can giơ tay nếu không bị tra tấn trong khi giam giữ. Chỉ có 10 trong số 29 bị can giơ tay lên.[174]

Chính quyền không chỉ giới hạn danh sách truy tố trong địa bàn xã Đồng Tâm. Tháng Hai năm 2020, báo công an chụp mũ các nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Nguyễn Thị Tâm, Trịnh Bá Phương, em trai anh Trịnh Bá Tư, và mẹ anh, bà Cấn Thị Thêu là những người “phản động chống đối” đã “thu thập và phát tán” tin tức về vụ xung đột chết người ở xã Đồng Tâm.[175] Công an đã bắt bốn người vào tháng Sáu năm 2020 và cáo buộc họ tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự.[176] Tháng Mười năm 2020, công an bắt thêm một tác giả nữa của “Báo cáo Đồng Tâm,” nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Phạm Đoan Trang. Tháng Năm năm 2021, một tòa án ở tỉnh Hòa Bình xử Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư mỗi người tám năm tù.[177] Tháng Mười hai năm 2021, một tòa án ở Hà Nội xử Trịnh Bá Phương 10 năm tù và Nguyễn Thị Tâm 6 năm tù.[178] Cũng trong tháng 12, một tòa án ở Hà Nội xử blogger Phạm Đoan Trang chín năm tù.[179]

Các cuộc biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu Kinh tế và Luật An ninh Mạng, tháng Sáu năm 2018

Trong hai ngày cuối tuần mồng 9 và mồng 10 tháng Sáu năm 2018, hàng ngàn người xuống đường ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Nghệ An và Bình Dương để biểu tình phản đối các dự luật về đặc khu kinh tế và luật an ninh mạng. Công an đã đánh đập và bắt giữ nhiều người biểu tình.[180]

Tin rằng người dân sẽ lại xuống đường vào cuối tuần tiếp theo, ngày 16 tháng Sáu lực lượng an ninh được cử tới đóng chốt bên ngoài nhà của các nhà hoạt động ở Hà Nội, Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh. An ninh ngăn không cho những người bên trong ra khỏi nhà vì bất cứ lý do gì trong các ngày 16 và 17 tháng Sáu. Trong số những người bị quản thúc tại gia có Nguyễn Quang A, Nguyễn Thúy Hạnh và Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tường Thụy, Trương Minh Hưởng, Nguyễn Thị Tâm, Lê Thúy Bảo Nhi và Nguyễn Thanh Phong, Ngô Duy Quyền và Lê Thị Công Nhân, Phạm Lê Vượng Các và Nguyễn Hoàng Vi, Phan Văn Bách, Nguyễn Thị Thái Lai, và Ngô Kim Hoa (bút danh Sương Quỳnh).[181] An ninh dùng hai ổ khóa to khóa trái cổng chung cư của Ngô Duy Quyền và Lê Thị Công Nhân ở Hà Nội, ngăn không cho vợ chồng họ và những người khác trong gia đình ra khỏi nhà.[182]

Ngày 15 tháng Sáu, nhà hoạt động pháp lý Phạm Lê Vượng Các bay từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội để dự một kỳ thi luật. Ngay khi anh vừa hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, an ninh câu lưu anh vì cho rằng anh đi Hà Nội để tham gia biểu tình.[183] Sau vài giờ thẩm vấn, công an ép anh lên một chuyến bay trở lại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 16 tháng Sáu, hơn 20 nhân viên an ninh đóng chốt bên ngoài ngõ gần nhà anh và ngăn không cho anh rời nhà để đưa hai đứa con đi học.[184]

Ngày 17 tháng Sáu, Nguyễn Thanh Phong, người được biết là chưa từng tham gia một cuộc biểu tình nào, tìm cách rời nhà và đi đến khu gần Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn để chụp hình cuộc biểu tình. Ngay khi anh vừa giơ máy lên, các nhân viên an ninh mặc thường phục và cảnh sát mặc sắc phục bắt anh đưa về một đồn công an, ở đó anh bị thẩm vấn và bị đánh.[185] Anh được thả ra vào ngày hôm sau. Trong thời gian Nguyễn Thanh Phong bị bắt giữ, vợ anh, Lê Thúy Bảo Nhi, vẫn bị quản thúc tại gia và không thể đi tìm kiếm tin tức về chồng mình.[186]

Đối thoại nhân quyền Việt Nam – Hoa Kỳ 2013-2019

Chính quyền Việt Nam từ lâu nay vẫn dùng cách quản thúc tại gia các nhà hoạt động và những người phê phán chính quyền hoặc dùng các chiến thuật khác để ngăn không cho họ gặp gỡ giới chức Hoa Kỳ trong các dịp đối thoại nhân quyền giữa hai quốc gia.

Cuộc đối thoại lần thứ 23 được tổ chức ở Hà Nội vào ngày 15 tháng Năm năm 2019. Ngày 13 tháng Năm, an ninh chặn trước nhà của nhà hoạt động Cao Đài, ông Hứa Phi, ở tỉnh Lâm Đồng để ngăn không cho ông đi Thành phố Hồ Chí Minh gặp phái đoàn Hoa Kỳ. Ông Hứa Phi kể với một phóng viên đài Á châu Tự do rằng “công an đem những vật cản đến chặn cửa nhà tôi như giường bố, bàn ghế…”[187]

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, an ninh quản thúc các cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải và Lê Công Định tại gia để họ không thể dự một cuộc họp với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở tư gia một nhà hoạt động nổi tiếng, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Đan Quế.[188] Theo Phạm Chí Dũng, cuộc họp được chọn tổ chức ở nhà ông Nguyễn Đan Quế vì vào năm 2017, trong Cuộc Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam lần thứ 21, có tới khoảng 20 nhân viên an ninh chặn nhà ông Nguyễn Đan Quế để ngăn không cho ông dự cuộc họp với các nhà ngoại giao
Hoa Kỳ.[189]

Tháng Năm năm 2017, an ninh quản thúc tại gia nhiều nhà hoạt động và cả những người trong gia đình họ để họ không gặp gỡ được các nhà ngoại giao Hoa Kỳ. Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm) lúc đó còn là tù nhân chính trị, kể rằng vào ngày 19 và 20 tháng Năm, các thanh chắn đã được dựng quanh nhà bà ở Nha Trang:

Từ đó ngày 19 đến ngày 20 tôi đi đâu là họ theo đó. Bắt đầu đến tối 20, họ đổ xuống gia đình tôi khoảng hơn 100 người và họ nói thẳng tôi không được đi ra đường. Công an tỉnh, công an thành phố, công an phường và họ huy động tất cả những dân quân để chặn. Những chiếc xe đi vào trong hẻm nhà tôi đều bị chặn lại và họ nhìn vào trong xe, có lẽ để nhìn xem có phải bà Tổng lãnh sự hay không. [190]

Ở Hà Nội, nhà hoạt động nổi tiếng Phạm Đoan Trang tường thuật:

Trước cửa nhà tôi lúc nào cũng có ít nhất khoảng 3 người và họ có nhiều ca thay nhau. Đó là trước cửa nhà, còn ở dưới cổng và dưới tầng 1 tôi không biết là bao nhiêu người nhưng tôi nghĩ cũng phải đến hơn một chục. Họ ngồi suốt ngày đêm, cả đêm cũng ngồi. Chắc là sợ ban đêm tôi bỏ trốn. Sáng hôm qua là Chủ nhật, tôi có đưa bà cụ đi đám tang một người thân nhưng họ không cho đi.

Khi các bạn trẻ đến chỗ tôi thì họ đã ra gây sự. Các bạn ấy đã chất vấn rằng tại sao không cho tôi đi đâu cả và họ đã gây sự rồi tát một bạn. Hai bên đã có xô xát. Hàng chục người kéo đến cùng với côn đồ, họ vây nhà và đe dọa nên các bạn trẻ phải rút lui.[191]

Nhân viên an ninh cũng quản thúc blogger Phạm Chí Thành và nhà hoạt động Nguyễn Quang A tại gia.[192]

Tháng Năm năm 2015, trước và trong khi diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam và Hoa Kỳ lần thứ 19, an ninh câu lưu hoặc quản thúc tại gia Phạm Hồng Sơn, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Đan Quế, Phạm Bá Hải, Thích Thiện Minh, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Đề, Lê Hồng Phong và Mai Phương Thảo.[193]

Ông Phạm Hồng Sơn viết trên Facebook:

Nhưng chỉ khoảng 4 giờ sau [khi lịch đối thoại nhân quyền lần thứ 19 được công bố], nhà cầm quyền Việt Nam đã cho người tới đóng chốt tại khu nhà tôi với hai biển cấm đặt giữa ngõ lối vào nhà: “Cấm quay phim chụp ảnh”, “Khu vực cấm vào” (bằng tiếng Anh).

Một nhân viên an ninh đã nói thẳng với tôi “Anh không được ra ngoài trong những ngày này vì sắp có đối thoại nhân quyền”. Tôi chỉ đơn giản phản đối đáp lại: “Những việc các bạn đang phải làm hôm nay là phi pháp và phi đạo lý.”

Kiểu giam tù tại nhà công dân bất chấp pháp luật như thế này không phải là chuyện bất thường đối với riêng tôi cũng như đối với những người đang cổ xúy cho nhân quyền tại Việt Nam. Lần này là lần thứ hai trong năm đối với riêng tôi sau lần trước bị giam trong nhà suốt 3 ngày đêm liên tục nhân dịp Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) mở cuộc họp long trọng tại Hà Nội vào những ngày cuối tháng Ba, đầu tháng Tư vừa qua. Nhiều nhà hoạt động khác cũng phải chịu đựng tình cảnh tương tự.[194]

Tháng Tư năm 2013, trong kỳ đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam và Hoa Kỳ lần thứ 17, an ninh dựng thanh chắn đường để chặn ngõ vào nhà Phạm Hồng Sơn.[195] Khi ông cố tới dự cuộc họp với phái đoàn Hoa Kỳ, nhiều người mặc thường phục đẩy vào một chiếc xe hơi và lái đến đồn công an gần đó. Ông bị chính quyền câu lưu trong năm tiếng đồng hồ và chỉ được thả khi các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đang rời Hà Nội.[196] Nhân viên an ninh cũng câu lưu nhà vận động chống tham nhũng Vũ Mạnh Hùng để bảo đảm rằng ông thể gặp gỡ bất cứ ai trong kỳ đối thoại.[197]

 

II. Các Cơ sở Pháp lý Liên quan

Luật trong nước

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 bảo đảm quyền tự do đi lại.[198] Điều 23 ghi rõ, “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”[199]

Nhưng những quyền nói trên đã bị điều 14 (khoản 2) và điều 15 (khoản 4) phủ quyết, khi trao cho nhà nước quyền năng quá rộng để hạn chế các quyền cơ bản. Theo điều 14(2), “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” Theo điều 15(4), “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”


Cho đến tháng Bảy năm 2020, công an quản lý xuất nhập cảnh thường dẫn Nghị định 136 năm 2007 khi họ cấm các nhà hoạt động nhân quyền và blogger xuất cảnh hoặc trở về Việt Nam.[200] Điều 21, khoản 6 của Nghị định 136 ghi rằng công dân Việt Nam không được phép rời khỏi nước “vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.”[201] Điều 22 quy định rằng bộ trưởng bộ công an có quyền ra quyết định cấm cá nhân xuất cảnh vì lý do an ninh. Điều 22 cũng quy định rằng chính quyền phải thông báo cho công dân có tên trong danh sách cấm xuất cảnh, trừ trường hợp vì lý do an ninh.[202] Như vậy, nghị định 136 cho phép công an tùy tiện cấm bất cứ công dân nào xuất cảnh mà không cần có lệnh của tòa án, không cần thông báo trước về việc cấm xuất cảnh và không cần giải thích cụ thể lý do cấm.

Tháng Mười một năm 2019, Quốc Hội thông qua luật xuất nhập cảnh mới, có hiệu lực từ tháng Bảy năm 2020. Đáng lẽ nên hủy bỏ các điều khoản vi phạm nhân quyền trong Nghị định 136, luật xuất nhập cảnh mới lại tái chế thuật ngữ “an ninh quốc gia” làm lý do cấm người dân xuất cảnh hoặc trở về Việt Nam. Điều 4 của Luật Xuất nhập cảnh 2019 liệt kê các lý do cấm, trong đó có khoản 5 về cấm xuất nhập cảnh. Khoản 5 nêu một cách chung chung về lợi ích và an ninh quốc gia làm lý do cấm người dân rời khỏi hoặc trở về Việt Nam.[203] Điều 21 và 22 quy định rằng công dân sẽ không được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, ví dụ như hộ chiếu, nếu bộ trưởng bộ công an hoặc bộ quốc phòng xác định rằng người đó có thể gây ảnh hưởng tới quốc phòng hoặc an ninh quốc gia; và chỉ có thể được cấp giấy tờ khi chính quyền xác định rằng người đó không còn ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh nữa.[204] Điều 36 liệt kê các trường hợp tạm thời không được phép rời khỏi Việt Nam; khoản 9 điều 36 có nêu trường hợp mà “cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.”[205]

Điều 37 quy định những ai có quyền ban hành và hủy bỏ lệnh cấm công dân xuất nhập cảnh; khoản 9 điều 37 trao quyền cho bộ trưởng công an và bộ trưởng quốc phòng ban hành hoặc hủy bỏ lệnh cấm đối với những trường hợp thuộc diện an ninh, quốc phòng.[206] Điều 38 quy định thời hạn tạm thời cấm xuất cảnh hoặc nhập cảnh và trao quyền quyết định thời hạn cấm cho bộ trưởng bộ công an và bộ trưởng bộ quốc phòng.[207]

Điều 39 quy định thủ tục ban hành lệnh cấm xuất hoặc nhập cảnh. Khoản 1, điều 39 yêu cầu cơ quan chức năng cung cấp một văn bản thông báo cho người có tên trong danh sách cấm, trừ các trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia hoặc quốc phòng – là trường hợp được áp dụng đối với các nhà bất đồng chính kiến.[208]

Cũng như với Nghị định 136, Luật Xuất nhập cảnh 2019 cho phép chính quyền tùy tiện cấm bất cứ người nào xuất cảnh hoặc nhập cảnh Việt Nam mà không cần có quyết định của tòa án, không cần cung cấp văn bản giải thích cụ thể lý do ban hành lệnh cấm, thậm chí, đối với các trường hợp bị cho là an ninh quốc gia, không cần thông báo cho người có tên trong danh sách bị cấm xuất nhập cảnh.

Các tiêu chuẩn công pháp quốc tế

Công pháp quốc tế về nhân quyền bảo vệ quyền tự do đi lại và quyền tự do cá nhân. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) mà Việt Nam đã tham gia ký kết năm 1982 quy định rằng mọi người đều có “quyền tự do đi lại.” [209] Ai cũng có thể tự do rời khỏi đất nước và không thể bị tùy tiện tước bỏ quyền trở về đất nước mình.[210] Việc hạn chế các quyền này chỉ có thể đặt ra khi phù hợp với quy định của pháp luật, với một mục đích hợp pháp, và biện pháp hạn chế phải thích hợp, trong đó có tính đến các tác động của việc hạn chế.[211]

Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cơ quan quốc tế có chức năng giám sát việc thực thi ICCPR, tuyên bố trong nhận xét chung về quyền tự do đi lại rằng việc hạn chế quyền này “không được phá bỏ nguyên tắc tự do đi lại, và phải phù hợp với nhu cầu của tính thiết yếu… và đảm bảo yêu cầu đồng bộ với các quyền khác được ghi nhận trong Công ước.”[212]

Ủy ban Nhân quyền, trong lời nhận xét chung về quyền tự do biểu đạt năm 2011, tuyên bố rằng việc hạn chế quyền tự do đi lại của các nhà báo và những người khác ở trong nước hay ngoài nước, nhất là để tham dự các cuộc họp liên quan tới nhân quyền, là xâm phạm quyền tự do biểu đạt, yếu tố cốt yếu để bảo vệ nhân quyền.[213]

ICCPR, điều 9(khoản 1) ghi rõ: “Mọi người đều có quyền tự do và an ninh cá nhân. Không ai có thể bị tùy tiện bắt giữ hoặc câu lưu.” Các hành động của chính quyền Việt Nam đối với các nhà hoạt động và những người chỉ trích chính phủ đã vi phạm nguyên tắc cấm tùy tiện tước đoạt quyền tự do cá nhân được bảo vệ theo điều 9 của ICCPR.[214] Các hành động đó bao gồm quản thúc tại gia, chở người bị quản thúc đi trái với ý muốn của người đó, và việc dùng công an câu lưu người dân trái luật.

Cũng theo li nhn xét chung ca y ban Nhân quyn v tùy tin bt gi và câu lưu, Bt gi theo nghĩa nêu trong điu 9 không cn thiết phi là bt gi chính thc như đnh nghĩa ca pháp lut trong nước.”[215]y ban coi hành đng gi là “câu lưu an ninh, có nghĩa là tm gi ai đó mà không xét đến vic đưa ra truy t vi mt cáo buc hình s có th đnh danh, tim n nguy cơ nghiêm trng dn ti tùy tin tước đot t do: “Nếu, trong các tình hung đc bit nht, có mt mi đe da cp thiết, trc tiếp và hin hu bin minh cho vic bt gi mt hay nhiu người,” chính quyn có nghĩa v chng minh rng cá nhân đó “là mi đe da như thế, và không th gii quyết bng các bin pháp thay thế khác, và nghĩa v đó tăng dn theo thi gian bt giữ.”[216]

Ủy ban Nhân quyền cũng nói rằng việc bắt giữ hay câu lưu một người “như một sự trừng phạt đối với việc thực hành hợp pháp” các quyền cơ bản của mình, về nguyên tắc là có tính tùy tiện.[217] Ngoài ra, kim thúc người nhà ca mt người là đi tượng ca công an – ví d như qun thúc ti gia người thân ca mt nhà hot đng nhân quyn – là “đin hình t hi” ca hành vi bt gi tùy tin.[218]

 

Khuyến nghị

Đối với chính quyền Việt Nam

  • Chấm dứt việc vi phạm nhân quyền đối với các nhà hoạt động và những người lên tiếng phê phán chính quyền.
  • Chấm dứt việc tùy tiện cản trở quyền tự do đi lại, bao gồm quản thúc tại gia, câu lưu, sách nhiễu, theo dõi, và cấm đi lại trong nước và xuất nhập cảnh đối với các nhà hoạt động và những người lên tiếng phê phán chính quyền.
  • Tuyên bố rõ ràng và công khai rằng hành vi tùy tiện cản trở quyền tự do đi lại và các hình thức sách nhiễu có liên quan đối với các nhà hoạt động và những người lên tiếng phê phán chính quyền là sự vi phạm các quyền con người cơ bản, và những quan chức có trách nhiệm đã ra lệnh hoặc tham gia vào các hoạt động đó sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật tương xứng, kể cả bị sa thải và truy tố.
  • Chấm dứt thông lệ đưa công dân vào danh sách cấm xuất nhập cảnh, trừ các trường hợp đặc biệt mà chính phủ có thể hạn chế quyền tự do đi lại một cách phù hợp với pháp luật: khi việc hạn chế được quy định trong luật và cần thiết để đạt mục đích hợp pháp, và bảo đảm được tất cả các quyền khác, bao gồm quyền tự do biểu đạt, lập hội và nhóm họp ôn hòa. Bất cứ người nào bị đưa vào danh sách cấm xuất nhập cảnh một cách hợp pháp cũng phải được thông báo đầy đủ và có khả năng kháng nghị lại quyết định cấm tại một tòa án vô tư và độc lập.
  • Buộc các quan chức cấp tỉnh và địa phương phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm nhân quyền đối với các nhà hoạt động và những người lên tiếng phê phán chính quyền trong địa bàn họ phụ trách.

Đối với Quốc Hội

  • Hủy bỏ điều 14 (khoản 2) và điều 15 (khoản 4) của Hiến pháp, có nội dung cho phép hạn chế nhân quyền vì các lý do an ninh quốc gia vượt quá mức cho phép theo công pháp quốc tế về nhân quyền.
  • Hủy bỏ điều 4 của Hiến pháp, quy định rằng Đảng Cộng sản Việt Nam là “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.”
  • Hủy bỏ hoặc sửa đổi Luật Xuất nhập cảnh, nhất là các điều khoản cho phép nhà cầm quyền tùy tiện cấm công dân Việt Nam đi ra nước ngoài hoặc trở về Việt Nam với các lý do về an ninh quốc gia được định nghĩa mơ hồ, như điều 21 (khoản 3); điều 22 (khoản 3); điều 36 (khoản 9); điều 37 (khoản 9); điều 28 (khoản 1, mục đ) và điều 39 (khoản 1).
  • Hủy bỏ hoặc sửa đổi các điều khoản “an ninh quốc gia” có nội dung mơ hồ và các điều khoản khác trong Bộ luật Hình sự Việt Nam được dùng để hình sự hóa hành vi bất đồng chính kiến ôn hòa, như:
    • “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 109);
    • “phá hoại chính sách đoàn kết” (điều 116);
    • “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (điều 117);
    • “phá rối an ninh” (điều 118);
    • “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (điều 331).
  • Sửa đổi các điều 74 và 173 của Bộ luật Tố tụng Hình sự để đảm bảo rằng bất cứ người nào bị tạm giữ, tạm giam vì tình nghi phạm tội hình sự, kể cả các tội an ninh quốc gia, cũng được tiếp xúc ngay lập tức với luật sư bào chữa theo lựa chọn của người bị tạm giữ.
  • Đảm bảo rằng tất cả những người bị tùy tiện cản trở quyền tự do đi lại hay tùy tiện bắt giữ, câu lưu được bồi thường thích đáng.

Đối với Bộ Công an

  • Trong khi biện pháp cấm xuất nhập cảnh còn chưa bị hủy bỏ, ngay lập tức thông báo bằng văn bản với tất cả những người dân có tên trong danh sách bị cấm về lý do hợp pháp của việc cấm và thời hạn cấm.
  • Ra lệnh cho lực lượng công an ngay lập tức chấm dứt mọi hình thức sách nhiễu và câu lưu, bắt giữ tùy tiện, bao gồm quản thúc tại gia và theo dõi đối với các nhà hoạt động và những người lên tiếng phê phán chính quyền.
  • Buộc lãnh đạo ngành công an phải chịu trách nhiệm thực thi pháp luật cho phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, độc lập với Đảng Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền.
  • Tổ chức các hoạt động đào tạo thích hợp cho lực lượng công an để hành xử phù hợp với luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, và buộc những cá nhân không thực hiện như vậy phải chịu trách nhiệm.

Đối với các tổ chức tài trợ và các quốc gia hữu quan, bao gồm Hoa Kỳ, EU, Anh, Nhật bản, Australia, Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng phát triển Châu Á

  • Trong cả các dịp công khai lẫn riêng tư, kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt việc tùy tiện hạn chế quyền tự do đi lại, như quản thúc tại gia, câu lưu, sách nhiễu, theo dõi, cấm đi lại trong nước và cấm xuất nhập cảnh.
  • Nêu các quan ngại nói trên tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thông qua các Thủ tục Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, trong các cuộc đối thoại nhân quyền song phương, tại các cuộc họp đa phương, qua cấp sứ quán, và với Văn phòng Quốc gia của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam.
 

Lời cảm ơn

Bản phúc trình này do một nhà nghiên cứu thuộc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nghiên cứu và soạn thảo. Văn bản đã được Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu, John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á châu, Danielle Haas, Biên tập viên Chương trình, Joseph Saunders, Phó giám đốc Chương trình, và James Ross, Giám đốc Chính sách và Luật pháp xem xét hoặc biên tập.

Hỗ trợ xuất bản có sự đóng góp của Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu, Seashia Vang, Racqueal Legerwood và Jody Chen, các trợ lý Ban Á châu, Grace Choi, Giám đốc Thiết kế Xuất bản, và Jessie Graham, Trợ lý Giám đốc Đa truyền thông.

Việc xuất bản cũng nhận được sự trợ giúp của Travis Carr, điều phối viên cao cấp phòng xuất bản, Fitzroy Hepkins, quản lý hành chính cao cấp, và Jose Martinez, nhân viên hành chính.

Chúng tôi xin cảm ơn tất cả các nhà hoạt động nhân quyền, những người ủng hộ và các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam đã dũng cảm chia sẻ trải nghiệm của mình để bản phúc trình này được thành hình.