(New York, 22-7- 2008) – Trong số 34 người cầm bút thuộc 19 quốc gia được giải thưởng Hellman/Hammett năm nay v́ sự dũng cảm của họ trước đàn áp chính trị có tám người Việt Nam, theo thông báo hôm nay của tổ chức Theo Dơi Nhân Quyền (Human Rights Watch).
Giải Hellman/Hammett, do Human Rights Watch quản trị, được trao tặng những người cầm bút trên khắp thế giới từng là đối tượng của những bách hại chính trị và vi phạm nhân quyền. Chương trình trợ giúp này khởi đầu từ năm 1989 khi nhà viết kịch Lillian Hellman để lại chúc thư mong muốn tài sản của bà được dùng để yểm trợ những người cầm bút lâm vào khó khăn tài chính vì đã phát biểu quan điểm của họ.
Trong số những người Việt Nam trúng giải năm nay có linh mục Nguyễn Văn Lý, một trong những người lãnh đạo phong trào dân chủ Việt Nam. Ông đã nhiều lần bị cầm tù trong 30 năm vừa qua vì những bài viết kêu gọi nhân quyền, tự do tôn giáo, và tự do phát biểu. Trong lần bị xử cuối cùng vào tháng 3-2007, trong đó ộng bị xử thêm tám năm tù, công an đã dùng tay bịt miệng không cho ông nói.
Brad Adams, giám đốc Châu Á của Human Rights Watch nói: "Từ tiếng Việt để chỉ kiểm duyệt là "bịt miệng", không có hình ảnh nào mạnh hơn để nói lên sự phủ nhận tự do ngôn luận tại Việt Nam hiện nay bằng tấm hình linh mục Lý bị công an bịt miệng trong phiên tòa".
Nhà cầm quyền Việt Nam đã dùng mọi biện pháp chính thức cũng như không chính thức để làm bặt tiếng nói của những người trúng giải năm nay. Các nhà cầm bút phản kháng bị sách nhiễu, hành hung, cáo buộc, cầm tù vì những tôi danh bịa đặt; họ bị mất việc làm, bị cô lập trong xã hội, bị câu lưu để thẩm vấn ở đồn công an, bị làm nhục công khai trong các "Tòa Án Nhân Dân" dàn dựng, và bị đả thương bởi bọn đầu gấu do chính quyền điều động, hoặc là nạn nhân của những "tai nạn" lưu thông.
"Trên thế gìới còn nhiều người chưa biết rằng có nhiều người cầm bút tại Việt Nam bị giam cầm chỉ vì phát biểu quan điểm của họ", ông Adams nói." Sự kiện này khiến điều quan trọng hơn bao giờ hết là phải tôn vinh những người cầm bút dũng cảm đã chịu bách hại hay đã hy sinh tự do của mình để tranh đấu cho tự do báo chí, nhân quyền và một thể chế đa đảng tại Việt Nam".
Humam Rights Watch đã điều hành giải Hellman/Hammett từ 1989, trao tặng gần 700 giải thưởng trong 19 năm qua. Chương trình Hellman/Hammett cũng đã cấp phát những khoản trợ giúp khẩn cấp nhỏ cho nhiều người cầm bút cần nhanh chóng ra khỏi nước họ hay cần được săn sóc sức khỏe tức khắc sau khị bị giam giữ hoặc tra tấn.
Sau đây là tiểu sử sơ lược của bẩy người có thể công bố trong số tám người trúng giải.
Lê Quốc Quân, 36 tuổi, là một luật sư đã từng viết nhiều về dân quyền, đa nguyên chính trị và tự do tôn giáo. Ông bị công an bắt giam bốn ngày sau khi từ Mỹ trở về nước, sau một năm học bổng của Quỹ Trợ Cấp Quốc Gia cho Dân Chủ (National Endowment for Democracy). Nhiều ngày sau khi ông bị bắt người ta không được biết ông bị giam ở đâu và vì lý do nào. Ông Quân sau đó bị bị cáo buộc vì "hoạt động nhắm lật đổ chính quyền" chiếu theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Ông được phóng thích ngày 16 tháng 6-2007 nhưng cáo buộc trên vẫn chưa được bãi bỏ. Ngày 27 tháng 11-2007 ông Quân, khi định đến dự phiên tòa phúc thẩm xử hai đồng nghiệp, đã bị đánh đập và bị bắt vào đồn công an để ngăn cản không cho ông tới phiên tòa này.
Lê Thị Công Nhân, 29 tuổi, là một luật sư được nhìn nhận rộng khắp như là một người lãnh đạo của thế hệ trẻ đấu tranh có tổ chức và có liên hệ với nhiều nhóm ngoài nước. Cô là một sáng lập viên của Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam và phát ngôn viên của Đảng Thăng Tiến Việt Nam, một trong nhiều tổ chức đối lập xuất hiện trong một thời gian ngắn ngủi vào năm 2006 khi chính quyền tạm thời nới lỏng các hạn chế về tự do ngôn luận. Vì viết thường xuyên những lời kêu gọi dân chủ hóa trên các báo điện tử và các blog, cô đã bị sách nhiễu, đe dọa và quản thúc tại gia. Cô bị bắt tháng 3-2007 và bị xử bốn năm tù, sau đó được giảm xuống còn ba năm, vì tội danh tuyên truyền chống nhà nước chiếu theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Nguyễn Phương Anh, 36 tuổi, là một trong những người viết nhiều nhất và được đọc nhiều nhất tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Vốn là một doanh nhân, ông từng có một nhà hàng 1000 chỗ và một công ty xuất nhập khẩu phát đạt. Sau khi dấn thân vào cuộc tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền, ông bắt đầu viết những bài châm biếm đối với chính quyền trên các báo điện tử. Ông là thành viên ban biên tập báo Tổ Quốc, một tờ báo được phân phối ngầm và được phổ biến trên mạng Internet. Khi vừa mới dấn thân tranh đấu ông đã bị gọi đến sở công an và hăm dọa. Khi ông bất chấp những lời cảnh cáo này những sách nhiễu thô bạo bắt đầu. Công an sắc phục tới tận nhà hàng của ông hạch hỏi, báo chí nhà nước đăng những bài xuyên tạc, và nhà hàng phá sản. Hàng hóa do công ty của ông nhập khẩu bị tịch thu, mọi nhân viên kế toán thình lình bỏ việc, và công ty của ông bị phạt vì tội không trả thuế và phá sản. Đồng thời ông cũng thường xuyên bị công an giam giữ và hành hung.
Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, 60 tuổi, là một trong những sáng lập viên của tờ báo chui Tư Do Ngôn Luận , được giải Hellman Hammett lần thứ hai. Linh mục Lý đã viết những bài đòi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và dân chủ đa nguyên cho Việt Nam trong hơn 30 năm qua, một nỗ lực đã khiến ông trải qua 15 năm tù đày từ 1977. Trong lần bị một bị tù khác, năm 2001, người ta tin là ông đã bị đánh thuốc mê và bị đánh đập trước cuộc thăm viếng của một phái đoàn quốc hội Mỹ khiến ông không nói năng được một cách minh bạch và, một cách lạ lùng, ông đã nhận tội. Ông được phóng thích năm 2005 và ngay lập tức lại viết những bài vận động và phản kháng. Linh muc Lý là một trong những sáng lập viên của phong trào dân chủ có tên là Khối 8406, vì ra đời ngày 8 tháng 4-2006. Ông bị bắt lần cuối vào tháng 2-2007 và lãnh thêm một bản án tám năm tù vì tội danh tuyền truyền chống nhà nước.
Nguyễn Xuân Nghĩa, 58 tuổi, là một nhà văn và nhà báo. Ông viết truyện dài, truyện ngắn, thơ và bình luận. Ông thuộc một gia đình có truyền thống cách mạng. Cha ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm 1936, người anh cả của ông thiệt mạng trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất. Ông Nghĩa vẫn còn là hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam dù đã lớn tiếng phản đối ĐCSVN. Ông đã cộng tác với hầu hết các tờ báo lớn cho đến năm 2003 khi bị chính quyền cấm hành nghề nhà báo vì hoạt động dân chủ. Từ đó ông đã bị bắt giữ và thẩm vấn nhiều lần, bị khám nhà hai lần, bị đấu tố trong khu phố và bị cô lập về mặt xã hội. Ông là thành viên ban biên tập Tổ Quốc, một tờ báo chui vận động dân chủ. Ông cũng là thành viên ban đại diện Khối 8406 và Liên Minh Dân Chủ và Nhân Quyền. Ngày 27 tháng 11-2007 ông bị công an đánh đập nặng tại tòa án Hà Nội khi ông tới trước tòa để bày tỏ sự liên đới với hai chí hữu dân chủ bị xét xử.
Nguyễn Xuân Tụ, tức Hà Sỹ Phu, 68 tuổi, là một nhà nghiên cứu sinh học và một trong những người cầm bút đối lập được kính trọng nhất tại Việt Nam. Dưới bút hiệu Hà Sỹ Phu, ông được biết tới lần đầu tiên năm 1987 với bài tham luận "Dắt tay nhau đi dưới những tấm bảng chỉ đường của trí tụê". Sau đó ông tiếp tục viết những bài triết luận, phiếm luận và thơ được phổ biến tại nước ngoài và truyền tay tại Việt Nam. Trong 20 năm qua ông trù dập, cô lập về mặt xã hội, bị thẩm vấn, tạm giam, bỏ tù và quản chế. Do ảnh hưởng rộng lớn của ông, Hà Sỹ Phu đã bị cấm dùng điện thoại trong 11 năm qua. Mặc dù sức khỏe kém ông vẫn tiếp tục viết và tham gia các cuộc thảo luận về dân chủ.
Phạm Hồng Sơn, 40 tuổi, là một bác sĩ đã viết nhiều bài và thư ngỏ được truyền tay tại Việt Nam và được đăng tải trên nhiều báo điện tử của người Việt hải ngoại. Ông bị bắt tháng 3-2002 vì bị buộc tội gián điệp theo điều 80 Bộ Luật Hình Sự chỉ vì đã viết về dân chủ và nhân quyền rồi gửi lên mạng Internet. Được phóng thích tháng 8-2006, Phạm Hồng Sơn lại tiếp tục viết ngay dù còn trong tình trạng quản chế. Vì là một trong những khuôn mặt đối lập nổi nhất, Pham Hồng Sơn không tìm được việc làm dù ông là một bác sĩ y khoa và thạc sĩ kinh doanh.