(New York, tháng 3, ngày 9, 2007) - Nhà Cầm Quyền Việt Nam sau khi được cộng đồng thế giới khuyến khích tin tưởng trở thành hội viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC, Việt Nam đă không tuân thủ các quy ước quốc tế nhân quyền mà vừa qua đă tiến hành chiến dịch đàn áp những nhà đối kháng bất bạo động tồi tệ nhất như từng có trong 20 năm nay.
Tổ chức Human Right Watch cực lực lên án hành động bắt giữ hai nhà đối kháng và một linh mục Công Giáo của nhà cầm quyền Việt Nam vừa qua.
Bà Sophie Richardson, Phó Giám đốc Vụ Á Châu của tổ chức Human Right Watch phát biểu: "Việt Nam đã tham dự nền kinh tế thế giới, nhưng thành tích nhân quyền thì lại tụt hậu rất xa. Hành động đàn áp chính trị đối với những nhà đối kháng ôn hòa và vi phạm nhân quyền sẽ đe dọa những thành tích kinh tế của Việt Nam."
Vào ngày 6 tháng 3, công an đã bắt giữ luật sư Nguyễn Van Đài và Lê Thị Công Nhân tại Hà Nội. Nguyễn Văn Đài là sáng lập viên của Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam năm 2006, ông ta là một trong số rất ít những luật sư chuyên về nhân quyền tại Việt Nam. Gần đây, ông đã nhận được giải thưởng vinh dự Hellman-Hammet, của tổ chức Human Rights Watch cho những nhà văn bị trù dập.
Luật sư Lê Thị Công Nhân là phát ngôn nhân của Đảng Thăng Tiến Việt Nam, đây là một trong những đảng đối lập được thành lập trong năm ngoái. Luật sư Nhân được biết đến bởi những sự lên tiếng mạnh mẽ của cô để đòi hỏi nhân quyền.
Đảng đối lập, truyền thông và công đoàn độc lập cũng như những tổ chức tôn giáo không được công nhận bởi chính quyền đều bị cấm bởi Đảng Độc Tài Cộng Sản.
Vào ngày 18 tháng 2, hằng chục công an đã bao vây nơi cư trú của Cha Nguyễn Văn Lý tại Huế, người tù nhân lương tâm. Công an đã tịch thu máy điện toán, điện thoại và hơn 200 ký lô tài liệu. Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị di chuyển đến một nơi hẻo lánh, và công an tiếp tục giam giữ ông tại gia.
Linh mục Nguyễn Văn Lý là một trong những nhà sáng lập viên của Khối 8406, một phong trào dân chủ được thành lập vào tháng Tư năm 2006 khi hằng trăm công dân Việt Nam đã ký tên vào bản tuyên ngôn đòi hỏi dân chủ và nhân quyền.
Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài, Le Thị Công Nhân đã bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩ Việt Nam vi phạm điều 88 của bộ luật tố tụng. Nếu bị kết tội, họ có thể phải bị cầm tù đến 20 năm.
"Họ là những nhà đối kháng ôn hòa", Bà Ricchardson nói tiếp. "Họ chỉ tranh đấu để đòi hỏi những quyền đã được bảo vệ bởi Hiến Pháp Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và các công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã cam kết."
Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và nhiều nhà đối kháng khác đã bị giam giữ tại nhà vào tháng 11 vừa qua khi Hà Nội tổ chức thượng đỉnh APEC. Cả hai luật sư kể trên đã bị bắt và tra thẩm lần nữa vào ngày 4 tháng 2 năm 2007.
Vào tháng 2 năm 2007, nhà cầm quyền Việt Nam đã tạm thời bắt giữ và tra thẩm một số nhà hoạt động dân chủ bao gồm:
• Linh mục Công Giáo Chân Tín và Phan Văn Lợi, chủ bút báo Tự Do Ngôn Luận
• Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thanh, Hoàng Thị Anh Đào, đảng viên của đảng Thăng Tiến Việt Nam
• Bạch Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh, Phạm Văn Coi, nhà hoạt động dân chủ.
Tại tỉnh Bình Thuận, nhà chức trách đã giam giữ và tra thẩm tăng sĩ Phật Giáo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất gồm Thượng tọa Thích Thiện Tâm và Thích Huệ Lâm. Mục sư của giáo hội Tin Lành Mennonite Nguyễn Hồng Quang tại Sài Gòn và mục sư Nguyễn Công Chính tại Kontum, cũng như nhiều tín hữu của giáo hội Tin Lành độc lập tại miền Bắc và Trung cao nguyên, cũng đã bị áp lực liên tục từ nhà cầm quyền.
Vào ngày 12 tháng Giêng, công an đã bắt Trần Quốc Hiền, phát ngôn nhân của Hiệp Hội Công Nông, một tổ chức công đoàn độc lập được hình thành năm ngoái. Ông Hiền hiện đang bị giam giữ tại nhà tù Phan Đăng Lưu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Vào tháng 11 năm 2006, công an đã bắt một số thành viên của Hiêp Hội Công Nông khác trong dịp đàn áp nhân Hội Nghị APEC, bao gồm: Nguyễn Tấn Hoành, Đoàn Văn Điền, Đoàn Huy Chương, Trần Thị Lê Hồng, Lê Bá Triết và Nguyễn Tuấn. Những người này là trong số hằng trăm tù nhân tôn giáo và chính trị tại Việt Nam bao gồm nhà báo Nguyễn Vũ Bình, ít nhất là 9 tín hữu Cao Đài, 10 của Phật Giáo Hòa Hảo, và hơn 350 người thiểu số Tín Đồ Thiên Chúa Giáo từ Cao Nguyên.
Trong bài báo ấn hành ngày 26 tháng 2 công bố tin Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt, nhật báo Nhân Dân viết rằng chính quyền đã "dập tắt" những "âm mưu phá hoại cực đoan". Ngoài ra, bài báo cũng nhấn mạnh sự tự tin của CSVN sau thượng đỉnh APEC:
"Uy tín của Việt Nam đã được nâng cao lên đỉnh cao mới sau khi trở thành hội viên của WTO và tổ chức thành công thượng đỉnh APEC, và được đề cử thành hội viên thường trực của Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc năm 2008-2009… Việt Nam có một tương lai sáng lạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam… đang cố gắng xây dựng nhân dân giàu mạnh, quốc gia hùng mạnh, xã hội văn minh và bình đẳng."
Bà Richardson kết lời: "Bất kể những ngụy biện của nhà chức trách, chính quyền Việt Nam không thể tiếp tục giả vờ như đang tiến đến xã hội công bằng và dân chủ khi họ tiếp tục đàn áp những người có quan điểm chính trị ủng hộ dân chủ đa đảng hoặc đòi hỏi những quyền căn bản của con người."