(New York, 09/07/2008) - Các thành viên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) - tổ chức bị cấm đoán ở Việt Nam - cần được phép tổ chức Tang lễ cho Đức Tăng thống mà không bị nhà nước lấn quyền, Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền (Human Rights Watch, HRW) lên tiếng hôm nay. Nhà cầm quyền Việt Nam đă tuyên bố Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước sẽ tổ chức Tang lễ cho Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang.
Là Tăng sĩ Phật giáo hoạt động cho hoà bình thời kháng chiến chống Pháp và trong cuộc chiến tranh có Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, Đức Tăng thống Thích Huyền Quang là nhà đấu tranh bền bỉ và vô địch cho nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Ngài vừa viên tịch tại Tu viện tỉnh Bình Định miền trung Việt Nam ngày 05/07/2008 hưởng thọ 88 tuổi. Là thành viên GHPGVNTN từ thập niên 1960 - một giáo hội bị nhà cầm quyền Việt Nam cấm đoán vì không chịu gia nhập giáo hội nhà nước, Đại lão Hoà thượng Thích Huyền Quang đã trải qua gần ba thập niên bị nhà nước áp đặt lưu đày, quản chế hay cấm cố.
Ông Brad Adams, Giám Đốc Sự Vụ Á Châu của HRW nói : « Đức Tăng thống Thích Huyền Quang đã hy sinh tự do của chính Ngài trong suốt 30 năm dài hầu mang lại nhân quyền chung và tự do tôn giáo cho Việt Nam . Hãy để cho Phật tử được phép tham dự tang lễ Đức Tăng Thống theo ý nguyện riêng mà không bị chính quyền can thiệp. »
GHPGVNTN dự tính tổ chức Lễ Nhập Bảo tháp cho Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang vào ngày 11.7 tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định. Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, vị giáo phẩm đứng hàng thứ hai của Giáo Hội, người cộng sự thân tín của Đức Tăng Thống, và rất có thể sẽ là người kế vị, sẽ chủ trì TangLễ. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã từng bước giành lấy quyền kiểm soát Tang Lễ để tiếm quyền di sản của Đức Tăng Thống khi loan báo nghi lễ sẽ do Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước cử hành. Các cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát đã tung ra những bài đả kích cay độc chống Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, tố cáo ngài và « các thành phần cực đoan trá hình khoác áo nhà tu» âm mưu với « ý đồ đen tối » để lợi dụng cái chết của Đức Tăng Thống cho mưu đồ chính trị. Ngày 6 tháng7 đài truyền hình VTV1 loan tải : « Trước những việc làm trái đạo lý của nhóm Quảng Độ, các môn đồ, đệ tử [của Thích Huyền Quang], những người tu hành chân chính ở Tu viện Nguyên Thiều đã phản ứng kịch liệt, kiên quyết không cho nhóm Quảng Độ đứng ra tổ chức tang lễ. »
Ông Adams nói tiếp « Chính phủ Việt Nam đang mạo hiểm bằng những đối đầu không cần thiết với Phật giáo đồ của Đức Tăng Thống khi kiểm soát Ngài lúc chết cũng như khi còn sống. »
Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang, người đã từng được hai vị đoạt Giải Nobel Hoà Bình đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hoà Bình, được suy tôn làm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống năm 1992. Ngài xuất gia năm 12 tuổi và đã cống hiến suốt đời cho Đạo Pháp. Thập niên 1940, Ngài tham gia kháng chiến chống Pháp, giữ chức Phó Chủ Tịch Phật Giáo Cứu Quốc của vùng. Thập niên 1960, Ngài là bậc cao tăng vận động cho hoà bình trong cuộc chiến Quốc-Cộng và phản đối chính sách kỳ thị Phật giáo của chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, Ngài đã mạnh mẽ lên tiếng đòi hỏi dân chủ và nhân quyền. Mặc dù GHPGVNTN chống chiến tranh, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội vẫn chiếm dụng tài sản của giáo hội, bắt bỏ tù nhiều vị giáo phẩm, và cưỡng bức GHPGVNTN tham gia Giáo Hôi Phật Giáo Nhà Nước. Ngài bị bắt năm 1977 rồi năm 1982 vì đã công khai kêu gọi chính quyền công nhận GHPGVNTN và phản đối những vi phạm tự do và nhân quyền của nhà nước (CSVN). Năm 1982 Ngài bị cưỡng bách rời khỏi ngôi chùa của Ngài ở Saigon, bị cô lập và lưu đày tại một ngôi chùa hẻo lánh thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Vào tháng 11 năm 1993, từ ngôi chùa nơi bị giam giữ, Ngài đã đưa ra 12 điểm « Đề nghị của Phật giáo cho Dân chủ và Nhân quyền, » kêu gọi chính quyền cải cách dân chủ, trả tự do cho tù nhân chính trị, bãi bỏ hạn chế tự do tôn giáo, và tôn trọng nhân quyền.
Tổ Chức Hoa Kỳ Theo Dõi Nhân Quyền rất quan tâm về những nguồn tin từ giới Phật tử ở Việt Nam cho biết công an đã đến các chùa trong một số vùng, như Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Định, cấm chư Tăng Ni tổ chức Lễ Thọ Tang Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang.
Sự lấn quyền của chính quyền Việt Nam trong lần trao quyền kế vị khi Đức Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu viên tịch ngày 4.5.1992, đã gây ra cuộc chống đối rộng khắp của Phật tử Việt Nam. Thời ấy Ngài Thích Đôn Hậu vẫn còn được tự do khi viên tịch, đã viết di chúc yêu cầu cử hành tang lễ tuyệt đối theo truyền thống Phật giáo, không có sự can dự của cơ quan công quyền. Tuy nhiên chính quyền cũng vẫn tìm cách gắn huân chương Hồ Chí Minh cho Ngài và giành quyền tổ chức tang lễ, mặc dù nhiều Tăng sĩ tuyệt thực phản đối hoặc đòi tự thiêu. Thời ấy Đại Lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang đang bị quản chế và chỉ được phép ra Huế thọ tang sau một ngày dài thuyệt thực. Tại Huế Ngài đã đọc điếu văn tố cáo nhà cầm quyền tìm cách giải thể GHPGVNTN qua việc thiết lập Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước.
« Chính quyền phải để cho mọi người tự do đến dự tang lễ, » ông Adams nói. « Thay vì thế, họ lại ngăn cản những người Việt muốn bày tỏ lòng tôn kính trước cuộc đời của Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang tại các tang lễ ở địa phương. »