Skip to main content

Việt Nam

Events of 2015

An elderly Montagnard woman sits at the door of a “house church” in Kret Krot village in Vietnam’s Central Highlands on September 26, 2013. © 2013 AP Photo/Chris Brummitt

Keynote

 
Afghan refugees in Greece
Twin Threats

How the Politics of Fear and the Crushing of Civil Society Imperil Global Rights

Essays

 
Thirteen-year-old Sifola in the home she shares with her husband and in-laws in Bangladesh. Sifola’s parents, struggling with poverty, took her out of school and arranged for her marriage so that the money saved could pay for her brothers’ schooling. © 20
Ending Child Marriage

Meeting the Global Development Goals’ Promise to Girls

 
Bhumika Shrestha, a transgender woman in Nepal, holds her citizenship certificate, which listed her as male in 2011. Nepal legally recognized a third gender category beginning in 2007, but it took Shrestha and other activists and transgender citizens unti
Rights in Transition

Making Legal Recognition for Transgender People a Global Priority

 
The door of a cell at Lusaka Central Prison. Children are routinely incarcerated in Zambia for minor offenses and frequently held together with adults, putting them at increased risk of sexual violence and other abuses. © 2010 João Silva
Children Behind Bars

The Global Overuse of Detention of Children

Dù mức tăng trưởng kinh tế được phục hồi và đã có tiến bộ về một vài chỉ số xã hội trong năm 2015, hồ sơ của Việt Nam về các quyền chính trị và dân sự vẫn còn rất ảm đạm. Đảng Cộng sản đang cầm quyền vẫn độc chiếm quyền lực chính trị và không cho phép bất cứ sự thách thức nào đụng chạm tới quyền lãnh đạo của mình. Các quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do chính kiến, tự do báo chí, lập hội và tự do tôn giáo đều bị xiết chặt. Các nhà hoạt động về nhân quyền cũng như các blogger bất đồng chính kiến luôn phải đối mặt với sự sách nhiễu và đe dọa thường trực, kể cả việc bị hành hung và giam giữ. Nông dân tiếp tục bị mất đất cho các dự án phát triển mà không được đền bù thỏa đáng và công nhân không được phép tự thành lập công đoàn độc lập.

Các nhà phân tích cho rằng chính quyền Việt Nam đã cố gắng hạn chế ở mức thấp nhất số vụ bắt giữ và xử án liên quan đến chính trị trong năm 2015 vì đang bị Quốc Hội Hoa Kỳ để ý, khi quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương sắp hoàn tất. Dù vậy, vẫn có nhiều vụ chính quyền đàn áp những người lên tiếng phê bình đáng lưu ý.

Trong năm 2015, báo chí trong nước quan tâm nhiều hơn đến nạn công an bạo hành, nhưng công an vẫn thường xuyên tra tấn các nghi can để ép nhận tội và nhiều khi sử dụng bạo lực quá mức đối phó với các cuộc biểu tình phản đối bị giải tỏa, tịch thu đất đai và các vấn đề xã hội khác. Trong năm 2015 chính quyền không thể hiện một động thái nào nhằm hủy bỏ những điều luật hình sự hóa các hành vi bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa.

Truy tố những người phê phán chính quyền và các nhà hoạt động

Trong năm 2015, chính quyền vẫn tiếp tục đàn áp các nhà văn và các blogger độc lập, và các nhà hoạt động nhân quyền bị cho là gây nguy hại tới vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Các blogger Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Anh Ba Sàm), Nguyễn Thị Minh Thúy, và Nguyễn Đình Ngọc (bút danh Nguyễn Ngọc Già) bị bắt từ năm 2014, vẫn đang bị công an giam giữ và chưa đưa ra xét xử tính đến thời điểm bản phúc trình này được viết.

Tháng Hai năm 2015, Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đưa các nhà hoạt động nhân quyền Phạm Minh Vũ, Đỗ Nam Trung và Lê Thị Phương Anh ra xét xử về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều luật hình sự 258. Ba người bị kết các mức án lần lượt là 18, 14 và 12 tháng tù.

Vào tháng Tư, chính quyền bắt giữ Nguyễn Viết Dũng vì tham gia vào một cuộc tuần hành “bảo vệ cây xanh” ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội và truy tố anh theo điều 245 bộ luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng. Tháng Tám, công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ Đinh Tất Thắng về hành vi phát tán thư tín có nội dung phê bình lãnh đạo và công an tỉnh. Ông bị truy tố theo điều 258. Tháng Chín, công an tỉnh Thái Bình bắt giữ cựu tù nhân chính trị Trần Anh Kim về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 luật hình sự. Ông Trần Anh Kim vừa mới thi hành xong bản án năm năm sáu tháng tù vào tháng Giêng năm 2015, cũng với điều luật 79.

Vào tháng Chín, chính quyền tạm ngừng thi hành án với blogger nổi tiếng Tạ Phong Tần, sau đó bà bị áp giải thẳng từ trại giam ra sân bay Nội Bài để đi Mỹ. Cũng giống như nhà hoạt động pháp lý Cù Huy Hà Vũ và blogger Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày), những người bị trục xuất đi Mỹ trong hoàn cảnh tương tự vào năm 2014, bà Tạ Phong Tần sẽ phải thi hành nốt bản án 10 năm tù nếu trở lại Việt Nam.

Trong chín tháng đầu năm 2015, có ít nhất 40 blogger và nhà hoạt động nhân quyền bị các nhân viên an ninh mặc thường phục đánh đập. Trong số đó có Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, J.B Nguyễn Hữu Vinh, Trần Thị Nga, Nguyễn Chí Tuyến, Trịnh Anh Tuấn, Đinh Quang Tuyến, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Chu Mạnh Sơn và Đinh Thị Phương Thảo. Chưa có người nào bị truy tố vì liên quan đến các vụ tấn công này.

Tự do tôn giáo

Chính quyền khống chế việc thi hành tôn giáo bằng pháp luật, bằng quy định đăng ký, sách nhiễu và theo dõi. Các nhóm tôn giáo phải được phê duyệt và đăng ký với chính quyền, đồng thời phải hoạt động dưới các ban trị sự do nhà nước quản lý.

Song song với việc cho phép rất nhiều nhà thờ, chùa chiền đã chịu phục tùng chính quyền được tiến hành các hoạt động thờ cúng, chính quyền cấm các hoạt động tôn giáo mà họ cho là đi ngược lại “lợi ích quốc gia,” “trật tự xã hội,” hay “khối đoàn kết dân tộc.” Trong năm 2015, chính quyền can thiệp vào các hoạt động tôn giáo của các chi nhánh không được công nhận của đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, các nhà thờ Tin lành và Công giáo tại gia ở khu vực Tây Nguyên và nhiều nơi khác, các chùa Phật giáo Khmer Krom, và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Tháng Giêng năm 2015, đặc sứ của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo và tín ngưỡng Heiner Bielefeldt công bố một bản báo cáo nêu rõ các “vấn đề nghiêm trọng” trong chính sách tôn giáo của chính quyền Việt Nam, đáng lưu ý là “các quy định pháp luật với nội dung có thể mở ra hành lang pháp lý rất rộng để quản lý, hạn chế, kiểm soát hay cấm đoán việc thực thi quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.”

Tháng Tư năm 2015, Bộ Nội vụ công bố dự thảo lần thứ tư của Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng, dự kiến sẽ được đưa ra Quốc Hội thông qua vào năm 2016. Mặc dù dự thảo có thể hiện một số cải tiến nhỏ so với khung pháp lý hiện hành, nhưng vẫn duy trì các cơ chế tạo điều kiện cho nhà cầm quyền đàn áp những nhóm tôn giáo không vừa ý, thậm chí tăng cường uy thế pháp lý cho các cơ chế đó.

Nhiều người dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên tiếp tục bị quy là theo “tà đạo” và “có tư tưởng tự trị” chính trị và bị đe dọa, ép buộc bỏ đạo, bắt giữ tùy tiện và ngược đãi trong khi giam giữ.

Trong các tháng Giêng, tháng Tư và tháng Bảy, công an ngăn cấm các nhóm Phật giáo Hòa Hảo không được chính quyền công nhận tổ chức các lễ kỷ niệm ngày sinh và giỗ của người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ cũng như ngày khai đạo. Những người đến tham dự bị đe dọa, sách nhiễu và tấn công.

Tháng Giêng năm 2015, chính quyền địa phương ngăn cản các tín đồ của một nhà thờ Tin lành Mennonite tại gia độc lập ở Thành phố Hồ Chí Minh tụ tập cầu nguyện. Mục sư Nguyễn Hồng Quang bị tấn công nhiều lần trong năm nay. Côn đồ cũng tấn công những nhà lãnh đạo tôn giáo khác, như mục sư Tin lành Mennonite Huỳnh Thúc Khải và Lê Quang Du, tu sĩ Hòa Hảo Võ Văn Thanh Liêm và hòa thượng Thích Không Tánh.

Hệ thống tư pháp hình sự

Các tòa án Việt Nam vẫn chịu sự kiểm soát của chính quyền và Đảng Cộng sản, các phiên tòa xử những người bất đồng về chính trị và tôn giáo luôn không đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng. Công an thường xuyên đe dọa và trong một số trường hợp, quản thúc những người thân và bạn bè đến dự phiên tòa.

Những vụ tử vong trong khi bị công an giam giữ vẫn tiếp tục được báo chí đưa tin trong năm 2015. Vào tháng Bảy, Vũ Nam Ninh chết trong Trại giam số 1 (Hà Nội). Theo gia đình nạn nhân, “có nhiều vết thương nặng khắp cơ thể; mặt, vùng ngực và tay phù nề, gãy vẹo sống mũi, gãy xương quai xanh, gãy ngón tay… chân trái có một vết đâm rất sâu, mũi chảy máu. Phần vai, gáy cùng tay, nách có rất nhiều vết bầm tím ở mức độ rất nặng nề.” Công an tuyên bố với báo chí rằng vụ việc đang được điều tra.

Những người bị phụ thuộc vào ma túy, kể cả trẻ vị thành niên, tiếp tục bị quản thúc trong các trung tâm do nhà nước quản lý, nơi họ bị buộc phải làm các công việc nặng nhọc với danh nghĩa “lao động trị liệu.” Nếu vi phạm nội quy của trung tâm hay không hoàn thành định mức công việc sẽ bị phạt bằng hình thức đánh đập hoặc nhốt vào các phòng kỷ luật, nơi những người từng bị nhốt cho biết họ bị cắt khẩu phần ăn uống. Năm 2015, chính phủ đã giảm bớt tổng số trại viên, nhưng xác nhận kế hoạch sẽ duy trì khoảng 15.000 trại viên trong các trung tâm cho đến năm 2020.

Các đối tác quốc tế chủ chốt

Hai đối tác ngoại giao quan trọng nhất của Việt Nam là Trung Quốc và Hoa Kỳ, dù quan hệ với Nhật Bản, Campuchia, Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Úc cũng có nhiều sức nặng.

Quan hệ với Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp do tranh chấp chủ quyền về hải phận, dù có lẽ điều quan trọng hơn đối với cả hai bên, là sự đồng thuận của cả hai đảng cộng sản nhằm duy trì quyền lực của mình. Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm Việt Nam vào tháng Mười một năm 2015.

Hoa Kỳ tiếp tục thắt chặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam trên hầu hết mọi lĩnh vực. Hoa Kỳ có thể hiện một số nỗ lực nhằm gây sức ép để Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền, nhưng vấn đề này không được đề cao tại cuộc gặp giữa Tổng thống Barrack Obama và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trọng vào tháng Bảy năm 2015, là lần đầu tiên một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tới thăm Nhà Trắng.

Liên minh Châu Âu có rất ít nỗ lực để thúc đẩy Việt Nam tôn trọng nhân quyền. Trong tháng Tám, Liên minh Châu Âu và Việt Nam đạt được thỏa thuận trên nguyên tắc về một hiệp định thương mại tự do. Nhật Bản không vận dụng được vị thế nhà tài trợ quốc tế song phương lớn nhất của Việt Nam để công khai thúc đẩy cải cách, ngay cả trong quá trình hoàn tất đàm phán thỏa thuận song phương trong khuôn khổ TPP với Việt Nam vào tháng Bảy.

Quan hệ ngoại giao của Australia với Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, nhưng sự quan tâm tới nhân quyền cũng rất ít ỏi. Hai quốc gia đã ký kết Bản Tuyên bố về Tăng cường Quan hệ Toàn diện Australia-Việt Nam trong tháng Ba và tổ chức đối thoại về nhân quyền lần thứ 12 vào tháng Tám.

Việt Nam duy trì quan hệ chặt chẽ với Campuchia về an ninh, mặc dù có những va chạm ở biên giới giữa hai nước. Việt Nam thành công trong việc gây sức ép khiến Campuchia từ chối không cho hàng trăm người Thượng Việt Nam đăng ký tị nạn và dẫn độ hàng chục người Thượng về Việt Nam nơi rất nhiều người đã bị đàn áp.