Tương phản với tốc độthay đổi nhanh chóng vềkinh tế- xã hội và hiện đại hóa, Trung Quốc vẫn là một quốc gia độc đảng độc quyền, áp đặt sựkiểm soát chặt chẽnhằm khống chếcác quyền tựdo ngôn luận, lập hội và tôn giáo; công khai ngăn cấm tựdo báo chí và tưpháp độc lập; tùy tiện cản trởvà đàn áp các tổchức và cá nhân bảo vệnhân quyền, thường với các biện pháp ngoài vòng pháp luật.
Chính quyền cũng kiểm duyệt mạng internet; duy trì chính sách áp bức nghiệt ngã ởcác vùng dân tộc thiểu sốnhưTây Tạng, Tân Cương và Nội Mông; làm ngơmột cách có hệthống những vụviệc lạm dụng quyền lực nhân danh “ổn định xã hội” – chỉtrừmột vài trường hợp ngoại lệhiếm hoi; và bác bỏcác lời phê bình vềthành tích nhân quyền trong nước và quốc tế, gọi đólàcác âm mưu gây mất ổn định và áp đặt các “giá trịphương Tây” ởTrung Quốc. Quyền lực của bộmáy an ninh – lực lượng dịứng với những cải cách tưpháp và tựdo hóa – dường nhưcàng ngày càng tăng lên kểtừsau Thếvận hội Bắc Kinh 2008. Hiện nay, các chi phí “duy trì ổn định xã hội” của Trung Quốc đãlớn hơn ngân sách quốc phòng của quốc gia này.
Trong khi đó, người dân Trung Quốc đang ngày càng cóýthức hơn vềquyền của mình và dám lên tiếng chất vấn chính quyền vềcác vấn đềdân sinh, cưỡng chiếm đất đai, nhàở, tình trạng lạm dụng quyền hành của các quan chức tham nhũng, kỳthịvà bất bình đẳng vềkinh tế. Theo các thống kê chính thức và của các học giả, ước tính có khoảng 250 đến 500 cuộc biểu tình mỗi ngày, với sốngười tham gia từmười người đến hàng vạn người. Những người sửdụng internet và giới truyền thông ủng hộcải cách đang mạnh dạn thúc đẩy mởrộng biên giới kiểm duyệt, bất chấp những rủi ro, bằng cách kêu gọi đềcao pháp quyền và minh bạch, phát giác những sai phạm của quan chức chính quyền và kêu gọi cải cách.
Dù không có tưcách pháp nhân chắc chắn và luôn bịchính quyền theo dõi, các nhóm xã hội dân sựtiếp tục nỗlực phát triển hoạt động, và càng ngày càng kết nối tốt hơn với các tổchức phi chính phủquốc tế. Một mạng lưới gồm một sốnhỏcác nhà vận động nhiệt thành tiếp tục phát hiện và tốcáo các sai phạm, góp phần vào phong trào duy quyền (weiquan - bảo vệquyền) dù bịđàn áp một cách có hệthống, từbịcông an theo dõi đến bịcâu lưu, bắt giữ, bịbuộc phải biến mất, và bịtra tấn.
Những người bảo vệNhân quyền
Vào tháng Hai năm 2011, lo lắng vì phong trào dân chủMùa Xuân Ả-rập và cuộc chuyển giao quyền lực ởTrung Quốc dựkiến sẽdiễn ra vào tháng Mười năm 2012, chính quyền phát động đợt đàn áp lớn nhất trong thập niên vừa qua nhằm vào các luật sư, các nhà vận động và những người phê phán chính phủvềnhân quyền. Chính quyền cũng xiết chặt kiểm duyệt báo chí và internet, theo dõi hoạt động của các nhà bất đồng chính kiến và những người chỉtrích chính phủ, hạn chếcác hoạt động của họvà thực hiện một động thái chưa từng có là đồng loạt vây bắt hơn 30 người chỉtrích chính quyền trực ngôn nhất và làm họ“mất tích” trong hàng tuần.
Vụbắt nghệsĩđương đại đồng thời là nhà phê phán chính phủtrực ngôn Ngải VịVịvào ngày mồng 3 tháng Tưvà giam giữông tại một địa điểm bí mật không cho tiếp xúc với luật sưđãgây phản ứng mạnh mẽtrên toàn thếgiới, dẫn đến việc ông được thảvào ngày 22 tháng Sáu với một khoản tiền thếchân. Ngày mồng 1 tháng Mười Một, cơquan quản lý thuếthông báo rằng ông phải trảhai triệu tưđôla Mỹtiền thiếu thuếvà tiền phạt đối với doanh nghiệp do vợông đứng tên. Đa sốcác nhà vận động khác cuối cùng cũng được thả, nhưng buộc phải mềm tiếng hơn vì sợbịthêm các đòn trảthù. Một sốluật sưbịbắt giữtrong năm 2011, trong đócóLưu SĩHuy, kểlại là đãbịthẩm vấn, tra tấn, đe dọa và chỉđược thảsau khi chịu ký vào bản “thú tội” và cam kết không sửdụng Twitter, không nói chuyện với báo chí, các nhóm nhân quyền hay các nhà ngoại giao nước ngoài vềchuyện bịbắt giữ.
Chính quyền tiếp tục áp đặt chếđộquản chếtại gia vô thời hạn đối với những người chỉtrích chính phủ. Bà Lưu Hà, vợông Lưu Hiểu Ba, người được giải Nobel Hòa bình đang phải ngồi tù, bịmất tích từtháng Chạp năm 2010 vàcótin bà đang bịquản chếtại gia đểngăn không cho bàvận động cho chồng mình. Vào tháng Hai năm 2011, bàphát biểu trong một cuộc trao đổi ngắn trên mạng internet rằng bà và gia đình hiện đang như“những con tin” và bà cảm thấy “khổsở.” Bà được tới thăm ông Lưu Hiểu Ba một lần một tháng, nếu ban quản lý trại giam cho phép.
Trong năm 2011, Trần Quang Thành, một nhà vận động pháp lý khiếm thịđược thảkhỏi trại giam từtháng Chín năm 2010, vẫn bịquản chếtại gia. Các nhân viên an ninh tấn công ông Trần và vợông vào tháng Hai, sau khi ông công bốcác đoạn băng ghi lại tình trạng bịquản chếcủa gia đình mình. Nhàvận động nổi tiếng HồGiai, người vừa thi hành xong bản án ba năm rưỡi và được thảvào tháng Sáu, hiện đang bịquản chếtại gia ởthủđôBắc Kinh, cùng với vợTăng Kim Yến, cũng làmột nhà hoạt động, và con gái họ. Có những quan ngại nghiêm trọng vềsốphận của luật sưCao Trí Thịnh (Gao Zhisheng), người bịchính quyền “hô biến” vào tháng Chín năm 2009, rồi thoáng xuất hiện vào tháng Ba năm 2010 với những thông báo vềviệc mình bịtra tấn liên tục và dã man, sau đólại mất tích kểtừtháng Tưnăm đó.
Vào ngày 12 tháng Sáu năm 2011, bất chấp tình trạng môi trường nhân quyền ởTrung Quốc ngày một xấu đi, chính quyền nước này vẫn tuyên bốđãhoàn thành “mọi chỉtiêu nhiệm vụ” trong Kếhoạch Hành động Quốc gia vềNhân quyền (2009-2010).
Cải cách pháp lý
Trong khi ý thức pháp luật của người dân ngày một nâng cao, thái độthù địch công khai của chính quyền đối với sựđộc lập thực sựvềtưpháp đãthụi ngược vào những cải cách pháp lý và đánh bại mọi nỗlực nhằm hạn chếquyền lực của Đảng Cộng sản bao trùm lên cơchếvà bộmáy tưpháp.
Công an khống chếhệthống tưpháp hình sự, vốn dựa chủyếu vào lời thú tội của các bịcan. Hệthống tòa án yếu kém và việc quyền của bịcáo bịhạn chếchặt chẽđồng nghĩa với việc những lời nhận tội do bịtra tấn vẫn hết sức phổbiến và việc xửán bất công vẫn thường xuyên xảy ra. Vào tháng Tám năm 2011, trong một nỗlực nhằm giảm bớt sốvụán oan và cải thiện năng lực tưpháp, chính quyền đãcông bốcác quy định mới nhằm loại bỏcác chứng cứthu được bằng các biện pháp bất hợp pháp và tăng cường quyền tốtụng của bịcáo trong dựthảo sửa đổi BộLuật Tốtụng Hình sự. Có nhiều khảnăng dựthảo này sẽđược thông qua trong tháng Ba năm 2012.
Tuy nhiên, dựthảo sửa đổi cũng đưa ra một điều khoản gây lo ngại là việc “cưỡng ép mất tích” sẽđược hợp pháp hóa trên thực tế, khi cho phép công an giam giữbí mật các nghi can trong thời hạn lên tới sáu tháng tại một địa điểm tùy chọn trong các “vụán an ninh quốc gia, khủng bốvà tham nhũng nghiêm trọng.” Biện pháp này sẽlàm tăng cao nguy cơcác nghi can bịtra tấn, cũng nhưtrởthành căn cứbiện minh cho việc “làm mất tích” các nhà vận động và bất đồng chính kiến trong tương lai. Nếu biện pháp này được thông qua – dù đang bịchỉtrích gay gắt từphía các nhà vận động, luật sưbênh vực nhân quyền, và một bộphận của giới tưpháp – sẽđưa Trung Quốc chệch một bước khá xa khỏi lập trường trước đây của nước này là tiệm tiến đến các tiêu chuẩn quốc tếvềquản trịtưpháp, ví dụnhưCông ước Quốc tếvềcác Quyền Dân sựvà Chính trịmà quốc gia này đãkývào năm 1997 nhưng chưa phê chuẩn.
Tính trong năm 2011, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thếgiới vềsốvụtửhình. Con sốchính xác vẫn còn là một bí mật quốc gia, nhưng theo ước tính dao động trong khoảng từ5,000 đến 8,000 một năm.
Tựdo Ngôn luận
Trong năm 2011, chính quyền tiếp tục vi phạm các điều luật trong nước và quốc tếvềbảo đảm tựdo báo chí và ngôn luận khi cản trởcác blogger, nhà báo và ước tính khoảng hơn 500 triệu người sửdụng mạng internet. Chính quyền yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụtìm kiếm internet và báo chí nhà nước kiểm duyệt các vấn đềbịchính thức cho là “nhạy cảm,” ngăn cản đường truy cập tới các trang mạng nước ngoài, kểcảFacebook, Twitter, và YouTube. Tuy nhiên, sựphát triển của các mạng xã hội trực tuyến ởTrung Quốc, nhất là mạng Vi Bác (Weibo) của tập đoàn Tân Lãng (Sina) với hơn 200 triệu người sửdụng, đãtạo một môi trường mới cho các công dân bày tỏý kiến và thách thức sựhạn chếcủa chính quyền đối với tựdo ngôn luận, bất chấp sựgiám sát chặt chẽcủa các nhà kiểm duyệt Trung Quốc.
Ngày 30 tháng Giêng, mối lo vềnhững cuộc biểu tình chống chính quyền ởAi Cập dẫn đến việc từkhóa “Ai Cập” bịloại khỏi phạm vi tìm kiếm trên mạng internet. Ngày 20 tháng Hai, những lời đồn trên mạng internet vềmột cuộc “Cách mạng hoa Lài” ởTrung Quốc khiến từkhóa “hoa lài” cũng bịcấm. Vào tháng Tám, một làn sóng các lời bình trên mạng phê phán phản ứng của chính phủtrong vụtai nạn tàu cao tốc ởÔn Châu (Wenzhou) ngày 23 tháng Bảy khiến chính quyền phải ra cảnh báo vềcác hình phạt mới, kểcảviệc khóa truy cập microblog, đối với các blogger lan truyền “tin tức thất thiệt hoặc gây hiểu lầm.”
Các điều luật không rõ ràng về“kích động lật đổ” và “làm lộbí mật quốc gia” đãđược vận dụng đểbỏtù ít nhất 34 nhà báo Trung Quốc. Trong sốnhững người bịgiam giữcó TềSùng Hoài (Qi Chonghuai), ban đầu bịkết án bốn năm tùvào tháng Tám năm 2008 vềtội “vòi vĩnh vàtống tiền” sau khi ông công bốcác vụtham nhũng của quan chức chính quyền tỉnh quê mình ởSơn Đông. Vào tháng Sáu năm nay, bản án dành cho ông bịtăng thêm tám năm nữa khi cũng chính tòa án đãxửlại thêm cho ông tội mới là vòi tiền và “tham ô.”
Các quy định vềkiểm duyệt tiếp tục là nguy cơđe dọa các nhà báo dám đưa tin ngoài khuôn khổđịnh hướng của chính quyền. Vào tháng Năm, biên tập Tống Chí Tiêu (Song Zhibiao) của tờnhật báo ĐôthịNam phương (Nam Phương ĐôThịBáo - Southern Metropolis Daily) bịkỷluật giáng chức vì đãphêphán các nỗlực khắc phục hậu quảtrận động đất TứXuyên năm 2008 của chính phủ. Vào tháng Sáu, chính quyền dọa sẽcho vào sổđen những nhà báo bịcho là đãđưa tin “xuyên tạc” vềsựcốan toàn thực phẩm. Trong tháng Bảy, tờThời báo Kinh tếTrung Quốc (China Economic Times) giải tán ban điều tra, một động thái rõ ràng do bịáp lực của chính quyền sau những bản tin gai góc của tờbáo vềnhững thủđoạn bất lương của quan chức.
Nạn hành hung nhà báo đưa tin vềcác vấn đề“nhạy cảm” tiếp tục là một vấn đềnhức nhối trong năm 2011. Vào ngày mồng 1 tháng Sáu, công an Bắc Kinh mặc thường phục đãtấn công và đảthương hai phóng viên của tờThời báo Bắc Kinh (Beijing Times) khi họtừchối xóa các bức hình đãchụp tại hiện trường một vụđâm người. Sau đóhai sĩquan trong vụnày đãbịđình chỉcông tác. Vào ngày 19 tháng Chín, Lý Tường (Li Xiang), phóng viên Đài Truyền hình Lạc Dương thuộc tỉnh Hà Nam bịđâm chết trong một vụmà dưluận rộng rãi đoán làđòn trảđũa vìông đãphanh phui một vụtai tiếng vềan toàn thực phẩm ởđịa phương. Công an đãbắt hai nghi can và khẳng định rằng động cơcủa kẻsát nhân là cướp của.
Vào ngày 27 tháng Hai, tại địa điểm diễn ra một vụ, theo lời đồn đại là biểu tình chống chính quyền ởBắc Kinh, công an đãcốtình tấn công các phóng viên nước ngoài bằng vũlực. Một phóng viên quay phim ởhiện trường đãphải đi điều trịy tếvì bịnhiều vết bầm dập nghiêm trọng và nguy cơnội thương sau khi bịnhiều người, được cho là công an mặc thường phục, liên tục đấm đávào mặt. Công an mặc đồng phục đãtrấn áp, bắt giữvà cản trởhơn một chục nhà báo nước ngoài khác tại hiện trường.
Chính quyền và cơquan an ninh đãngăn cản Liên hoan Phim Đồng tính Bắc Kinh, không cho chiếu ởkhu Tây Thành (Xicheng District). Nhiều chương trình của Liên hoan phim lưỡng niên này phải tổchức kín đáo ởcác địa điểm bán công khai.
Tựdo Tôn giáo
Chính quyền Trung Quốc giới hạn các hoạt động tôn giáo trong khuôn khổđền chùa, tu viện, nhà thờvà nhà thờHồi giáo được đăng kýchính thức, dù trong Hiến pháp có nội dung đảm bảo tựdo tôn giáo. Các tổchức tôn giáo phải cung cấp sốliệu – bao gồm sổsách tài chính, các hoạt động và thông tin nhân sự- đểchính quyền kiểm tra thường kỳ. Chính quyền cũng xét duyệt hồsơcác khóa tu và các ấn phẩm tôn giáo, và phê chuẩn mọi việc bổnhiệm các chức sắc. Các nhà thờTin Lành “tại gia” và các tổchức tâm linh không được đăng kýkhác bịcoi là bất hợp pháp và các thành viên của họlúc nào cũng cóthểbịphạt hành chính, thậm chí truy tốhình sự. Pháp Luân Công và một sốnhóm khác bịdán mác “tà đạo” và các thành viên của họphải đối mặt với nguy cơbịđe dọa, sách nhiễu và bắt bớ.
Trong tháng Tư, chính quyền gây sức ép buộc chủbất động sản, nơi có ThủVọng Đường (Shouwang) – một “nhà thờtại gia” với khoảng 1.000 tín đồ, thu hồi và không cho nhà thờthuê tiếp diện tích cũ, trong khuôn viên một nhà hàng ởBắc Kinh. Liên tiếp trong ít nhất là năm tuần, vào các ngày Chủnhật của tháng Tưvà tháng Năm, giáo hội ThủVọng tổchức các buổi lễtại các địa điểm ngoài trời, khiến công an đểý và dẫn tới hậu quảhơn 100 thành viên bịtạm giữ.
Chính quyền tiếp tục kiểm soát chặt chẽhoạt động tôn giáo ởcác vùng dân tộc thiểu số, lấy lý do “an ninh.” Xin xem các mục riêng vềTây Tạng và Tân Cương dưới đây.
Y tế
Ngày mồng 2 tháng Tám, chính quyền tuyên bốđóng cửa 583 nhà máy tái chếpin, do tình trạng nhiễm độc chì lan rộng. Tuy nhiên, chính quyền không công nhận và giải quyết thỏa đáng hậu quả, cụthểlà không điều trịcho các nạn nhân là trẻem bịnhiễm độc chì và sách nhiễu những ông bốbà mẹmuốn đi kiện, nhưTổchức Theo dõi Nhân quyền đãphát hiện trong một phúc trình vào tháng Sáu năm 2011 vềtình trạng nhiễm độc chì ởcác tỉnh Hà Nam, Vân Nam, Thiểm Tây và HồNam.
Những người bịnhiễm HIV/AIDS vẫn bịđối xửkỳthị. Vào tháng Chín, một bệnh nhân nữbịbỏng đãbịba bệnh viện ởQuảng Đông từchối điều trịvì nhiễm HIV dương tính. Ngày mồng 8 tháng Chín, một giáo viên bịnhiễm HIV đãkhởi kiện chính quyền tỉnh Quý Châu sa thải vô cớsau khi ông bịtừchối tuyển dụng vào ngày mồng 3 tháng Tưvì tình trạng HIV dương tính.
Quyền của người khuyết tật
Chính quyền Trung Quốc không bảo đảm cho người khuyết tật được hưởng đầy đủcác quyền của mình, mặc dù đãphêchuẩn Hiệp ước vềQuyền của người Khuyết tật (CRDP) và sắp đến thời điểm cơquan kiểm soát hiệp ước này kiểm tra thường kỳtại Trung Quốc.
Trong tháng Chín, một nhóm giáo viên dạy bán thời gian là người khuyết tật yêu cầu BộGiáo dục Trung Quốc bãi bỏquy định áp dụng ởhai mươi tỉnh và thành phốkhông tuyển dụng giáo viên bịkhuyết tật cơthểvào các vịtrí dạy toàn thời gian. Ngày mồng 7 tháng Chín, chính quyền tỉnh Hà Nam đãgiải cứu 30 người mắc bệnh tâm thần bịbắt cóc và bán vào làm lao động nhưnô lệtrong các nhà máy gạch bất hợp pháp ởtỉnh này. Vụviệc làm dấy lên những nghi ngờvềquyết tâm của chính quyền trong việc ngăn chặn và giải quyết dứt điểm những tình trạng lạm dụng kiểu đó, vìtrong năm 2007 ởtỉnh Thiểm Tây đãxảy ra một vụtương tự.
Ngày mồng 10 tháng Tám, chính quyền Trung Quốc trưng cầu góp ý của dân chúng vềdựthảo luật sức khỏe tâm thần – một dựluật được mong đợi đãlâu. Các chuyên gia pháp luật trong nước đãcảnh báo rằng dựthảo có những điều khoản tiềm ẩn nhiều nguy cơảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyền của người bịbệnh tâm thần, nhưbắt buộc vào các cơsởđiều trịtập trung, cưỡng ép chữa bệnh và bịtước năng lực pháp lý.
Quyền của người lao động và người nhập cư
Thiếu sựđại diện công đoàn đúng nghĩa vẫn là một trởngại trong việc cải thiện hệthống tiền lương và điều kiện làm việc của người lao động trong năm 2011. Chính quyền cấm việc thành lập các công đoàn độc lập, nên Tổng Liên đoàn Lao động Toàn quốc (Trung Hoa Toàn Quốc Tổng Công Hội - ACFTU) chính thức vẫn là đại diện pháp lý duy nhất của mọi người lao động ởTrung Quốc. Tình trạng thiếu hụt lao động thường xuyên do dao động nhân khẩu – thống kê chính thức cho thấy tổng sốviệc làm nhiều hơn sốlượng công nhân đến 5 phần trăm trong ba tháng đầu năm 2011 –lànguyên nhân khiến đôi khi cónhững thông tin vềtăng lương và cải thiện chếđộphụcấp cho một sốngười lao động.
Trong tháng Giêng, một đợt khảo sát chính thức vềlao động nhập cưcho thấy chính sách hộkhẩu vẫn là nguyên nhân khiến người nhập cưbịphân biệt đối xửmột cách có hệthống. Những người trảlời khảo sát cho biết chếđộhộkhẩu, một chính sách đãđược chính quyền nhiều lần cam kết sẽhủy bỏ, là thủphạm gây ra những bất công, giới hạn khảnăng tiếp cận các dịch vụnhà ở, y tếvà giáo dục. Trong tháng Tám năm 2011, chính quyền thành phốBắc Kinh ra lệnh đóng cửa 24 trường tưthục hoạt động chui, chủyếu phục vụtrẻem nhập cư. Đa sốcác em học sinh sau đóđều tìm được nơi học mới, dù ước tính khoảng từ10 đến 20 phần trăm các em phải xa cha mẹvà bịtrảvềquê, nơi đăng kýhộkhẩu thường trú, vì cha mẹcác em không tìm ra được trường học thích hợp và vừa túi tiền ởBắc Kinh.
Quyền của phụnữ
Quyền sinh sản của phụnữvẫn bịhạn chếnghiêm ngặt trong năm 2011, với các quy định vềkếhoạch hóa gia đình của Trung Quốc. Các biện pháp nhưkiểm soát hành chính, phạt tiền, và buộc nạo thai, dù có lúc thất thường, vẫn tiếp tục được áp dụng nhằm vào phụnữnông thôn, kểcảkhi họđãdi cưlên thành phốhay các khu chếxuất công nghiệp, và ngày càng được tăng cường ởcác khu vực dân tộc thiểu sốnhưTây Tạng và Tân Cương. Những chính sách này đãgóp phần tạo ra sựmất cân bằng giới tính ngày càng cao (theo điều tra dân sốnăm 2010 là118.08 nam so với 100 nữ), dẫn đến hậu quảtiếp theo là nạn buôn người và mãi dâm.
Người lao động tình dục, với sốlượng khoảng từbốn đến mười triệu người, vẫn là một bộphận chịu rủi ro đặc biệt trong xã hội do chính sách cứng rắn của chính phủvà các phong trào bài trừmãi dâm thường xuyên được phát động.
Dù thừa nhận rằng tình trạng bạo lực gia đình, phân biệt trong tuyển dụng và thái độkỳthịxã hội vẫn là các vấn đềnhức nhối và phổbiến, chính quyền vẫn tiếp tục cản trởsựphát triển của các nhóm vận động vì quyền lợi phụnữđộc lập, và ngăn cản các vụkiện vì lợi ích công. Một cách giải thích mới vềLuật Hôn nhân do Tòa án Nhân dân Tối cao đưa ra vào tháng Tám năm 2011 cóthểsẽlàm tăng mức chênh lệch giàu nghèo giữa hai giới, bằng tuyên bốrằng khi ly hôn, tài sản chung sau kết hôn sẽthuộc hoàn toàn vềngười đứng tên vay tiền mua nhà và đăng kýlàchủsởhữu nhà, mà trong đa sốcác trường hợp đều là người chồng.
Nhận con nuôi bất hợp pháp và buôn bán trẻem
Ngày 16 tháng Tám, chính quyền Trung Quốc tuyên bốsẽthắt chặt các quy định đểngăn ngừa tình trạng nhận con nuôi bất hợp pháp và buôn bán trẻem. Các Quy định đãSửa đổi, Bổsung vềĐăng kýNhận Con nuôi dành cho Công dân Trung Quốc dựkiến sẽđược ban hành vào cuối năm 2011, với điều khoản thắt chặt nguồn nhận con nuôi là các cô nhi viện, chứkhông còn là các bệnh viện hay các tổchức khác nhưtrước đây. Việc thay đổi quy định pháp lý nói trên được cân nhắc sau khi có những phát giác vào tháng Năm năm 2011 vềviệc các nhân viên một trạm kếhoạch hóa gia đình của chính phủởHồNam, trong khoảng thời gian từnăm 2002 đến năm 2005, đãbắt cóc và bán đi ít nhất là 15 trẻem cho các đôi vợchồng ởHoa Kỳvà Hà Lan với giá ba ngàn đômỗi em. Kết quảđiều tra tiếp theo của công an xác định là không có việc buôn bán trẻem phi pháp, bất chấp các lời khai của chính những ông bốbà mẹkhẳng định rằng con họđãbịbắt cóc và sau đóbịbán ra nước ngoài.
Xu hướng tình dục và căn cước giới tính
Trong năm 1997, chính quyền bãi bỏviệc hình sựhóa hành vi đồng tính luyến ái, và tới năm 2001 chấm dứt việc coi đồng tính luyến ái là một căn bệnh tâm lý. Tuy nhiên, công an đôi khi vẫn bốráp các địa điểm gặp gỡđược ưa chuộng của người đồng tính với hành động mà các nhà hoạt động tảlại là cốý sách nhiễu. Quan hệđồng giới không được pháp luật công nhận, những người có quan hệđồng tính bịtừchối quyền nhận con nuôi, và không có điều luật chống những sựkỳthịdựa vào xu hướng tình dục. Vào ngày mồng 4 tháng Tưnăm 2011, công an Thượng Hải vây ráp Q Bar, một địa điểm nổi tiếng của người đồng tính, với lý do có thông tin quán này đang tổchức “trình diễn kích dục.” Công an bắt giữhơn 60 người, gồm cảkhách hàng và người làm của quán, dù sau đótất cảđều được thảtrong ngày. Những sựủng hộcông khai và lớn tiếng nhằm chống lại những định kiến của xã hội và chính quyền đối với những người đồng tính nam, đồng tính nữ, quan hệlưỡng tính và chuyển đổi giới tính (LGBT) ngày càng phổbiến. Ngày mồng 5 tháng Bảy, một người dẫn chương trình của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc phê phán những lời bình luận có tính kỳthịtrên mạng của một nữdiễn viên Trung Quốc nổi tiếng và kêu gọi tôn trọng cộng đồng những người LGBT.
Tây Tạng
Tình hình ởKhu TựtrịTây Tạng (TAR) và các khu giáp Tây Tạng gồm Thanh Hải, TứXuyên, Cam Túc và Vân Nam vẫn tiếp tục căng thẳng trong năm 2011, sau đợt đàn áp quy môlớn đối với các cuộc biểu tình của dân chúng diễn ra tại nhiều nơi trên khu cao nguyên này vào năm 2008. Các lực lượng an ninh Trung Quốc tiếp tục duy trì sựhiện diện đông đảo và chính quyền vẫn khống chếchặt chẽviệc đi lại ởvùng Tây Tạng, nhất là đối với các nhà báo và người nước ngoài. Những người Tây Tạng bịnghi ngờcó bất đồng với các chính sách nhà nước vềchính trị, tôn giáo, văn hóa hay kinh tếđều bịđưa vào vòng ngắm với tội danh “ly khai.”
Chính quyền tiếp tục xây dựng một vùng “nông thôn mới xã hội chủnghĩa”bằng cách di dời và tái định cưtới 80% dân vùng TAR, kểcảnhững người sinh sống bằng nghềchăn thảgia súc và du canh du cư.
Chính quyền Trung Quốc không tỏmột dấu hiệu nào cho thấy họsẽnhượng bộnguyện vọng của người dân Tây Tạng muốn được quyền tựquyết cao hơn, dù chỉtrong khuôn khổchật hẹp của luật tựtrịdành cho các khu vực thiểu số. Chính quyền đãtừchối gặp gỡvà đàm phán với vịlãnh đạo mới được bầu của cộng đồng Tây Tạng lưu vong, Lobsang Sangay, và cảnh báo rằng họsẽtrực tiếp chỉđịnh Đạt-lại Lạt-ma kếtiếp.
Trong tháng Tám, chính quyền TứXuyên đãxửba nhà sưTây Tạng thuộc tu viện Kirti vềhành vi giúp một nhà sưkhác tựthiêu đểphản đối chính quyền vào tháng Ba với những mức án tù rất nặng. Tính đến giữa tháng Mười Một, đãcóthêm mười nhà sưvà một ni sưnữa đãtựthiêu, tất cảđều bày tỏnỗi tuyệt vọng vềtình trạng thiếu tựdo tôn giáo.
Tân Cương
Vụbạo loạn ởÔ LỗMộc Tề(Urumqi) vào tháng Bảy năm 2009 –làvụxung đột sắc tộc đẫm máu nhất trong lịch sửhiện đại gần đây của Trung Quốc – vẫn phủchiếc bóng ám ảnh lên mọi diễn biến tại Khu TựtrịDuy Ngô Nhĩ(Uighur) Tân Cương. Chính phủvẫn chưa công bốtình trạng của hàng trăm người bịbắt sau vụbạo loạn, cũng nhưchưa tiến hành điều tra các cáo buộc nghiêm trọng vềtra tấn và ngược đãi những người bịbắt do những người tịnạn và người thân của những người bịbắt đang sống ởnước ngoài đưa ra. Một sốít các phiên tòa xửcông khai những nghi can gây bạo loạn cho thấy có đầy rẫy những vấn đềvềquyền được đại diện pháp lý, chủý chính trịhóa quá lộliễu của cơquan tốtụng, và không thông báo lịch mởphiên xửvà tổchức phiên tòa thực sựcông khai nhưluật định.
Trong năm 2011 đãcómột vài vụbạo lực xảy ra ởkhu vực này, tuy chưa rõ thủphạm. Vào ngày 18 tháng Bảy, chính quyền tuyên bốđãtiêu diệt 14 kẻkhủng bốlà người Duy Ngô Nhĩsau khi họtấn công chiếm một đồn công an ởHòa Điền (Hetian) và bắt giữmột sốcon tin. Trong các ngày 30 và 31 tháng Bảy, hàng loạt vụtấn công bằng dao và bom xảy ra ởKhách Thập (Kashgar). Trong cảhai vụnói trên, chính quyền đều đổlỗi cho những người Hồi giáo cực đoan. Tới giữa tháng Tám, chính quyền phát động một chiến dịch hai tháng “tấn công mạnh” nhằm “tiêu diệt một sốnhóm khủng bốbạo lực và bảo đảm ổn định trong vùng.”
Dưới vỏbọc chống khủng bốvà chống ly khai, chính quyền cũng duy trìmột hệthống phân biệt đối xửsắc tộc rộng khắp, nhằm vào những người Duy Ngô Nhĩvàcác nhóm thiểu sốkhác, song song với chính sách quản lý xiết chặt vềtôn giáo và văn hóa, cùng với các cuộc bắt bớvì những lý do chính trị.
Đại hội Lao động toàn quốc lần đầu tiên được tổchức ởTân Cương vào năm 2010, đãthông qua các biện pháp kinh tếvới mục đích tăng thu nhập, nhưng lại có thểgạt các nhóm dân tộc thiểu sốra ngoài lềhơn nữa. Tính đến cuối năm 2011, 80 phần trăm các khu dân cưtruyền thống trong thành phốKhách Thập cổkính của người Duy Ngô Nhĩsẽbịgiải tỏa. Nhiều cưdân người Duy Ngô Nhĩđãbịcưỡng chếkhỏi nơi ởcũvàtái định cưđểlấy đất xây những khu đôthịmới, chắc sẽcó thành phần cưdân mới đa sốlà người Hán.
Hồng Kông
Việc cơquan xuất nhập cảnh Hồng Kông từchối không cho một sốnhân vật đãchỉtrích chính quyền Trung Quốc vềvấn đềnhân quyền được nhập cảnh năm 2011 đãdấy lên những quan ngại rằng quyền tựquyết của đặc khu này đang bịxói mòn. Các mối quan ngại vềquyền lực của cảnh sát vẫn tiếp tục tăng lên sau khi cónhững quy định chặt chẽđối với sinh viên và báo chí được đưa ra trong chuyến thăm Hồng Kông của một vịlãnh đạo nhà nước Trung Quốc vào tháng Chín năm 2011.
Vịthếcủa người lao động nhập cưởHồng Kông được cải thiện khi một tòa án ra phán quyết vào tháng Chín rằng các quy định hạn chếngười lao động nhập cưnội địa không được đòi quyền lưu trú là vi hiến. Tuy nhiên, chính quyền Hồng Kông lại đềxuất rằng phán quyết nói trên phải qua sựphúc quyết của Bắc Kinh, làm xói mòn thêm quyền tựtrịtưpháp của đặc khu này.
Các nhân tốquốc tếquan trọng
Dù đãbỏphiếu thuận ủng hộHội đồng Bảo an ra nghịquyết đưa Libya ra Tòa án Hình sựQuốc tế(ICC) vào tháng Hai, chính quyền Trung Quốc tiếp tục phớt lờhoặc cản trởcác định chếvà tổchức nhân quyền quốc tế. Trong tháng Sáu, bất chấp sựphản đối mạnh mẽ, Trung Quốc đãtổchức đón tiếp tổng thống Sudan Omar al-Bashir - một nhân vật đãbịTòa án Hình sựQuốc tếtruy nã với các tội danh: tội phạm chiến tranh, chống nhân loại và diệt chủng. Năm 2011, Trung Quốc đãgia tăng áp lực mạnh mẽbuộc chính quyền các nước Trung Á và Đông Nam Ácưỡng ép người Duy Ngô Nhĩtịnạn phải hồi hương, khiến có ít nhất 20 người bịtrục xuất. Vào tháng Mười, chính quyền Trung Quốc tác động buộc chính phủNam Phi từchối cấp thịthực cho Đạt-lại Lạt-ma khi ông muốn tới dựlễsinh nhật của Tổng Giám mục Desmond Tutu. Trong cùng tháng đó, Trung Quốc cùng với Nga dùng quyền phủquyết bỏphiếu chống hiếm hoi khiến Hội đồng Bảo an không ban hành được nghịquyết lên án những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Syria.
Dù hàng chục quốc gia đãtới tham dựlễtrao giải Nobel Hòa bình năm 2010 đểvinh danh nhà vận động Lưu Hiểu Ba, còn quá ít các quốc gia trong sốđótham gia hữu hiệu vào các hoạt động vận động cho nhân quyền ởTrung Quốc trong năm 2011. DùHoa Kỳđãnhấn mạnh vềcác vấn đềnhân quyền trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của HồCẩm Đào tới Washington vào tháng Giêng, thông điệp đó–cũng nhưsựchú ý của các quốc gia khác – đãbịchìm nghỉm kểtừkhi phong trào Mùa Xuân Ả-rập khởi lên, khiến chính quyền Trung Quốc có điều kiện dễdàng hơn đểdập tắt tiếng nói của các nhà bất đồng chính kiến. Rất ít quốc gia hiện còn duy trì tiếng nói công khai kêu gọi trảtựdo cho ông Lưu và những nhà bất đồng chính kiến khác.
Có lẽđểthểhiện tác động của phong trào dân chúng đang ngày một lan rộng nhằm phản đối các dựán đầu tưlạm dụng của Trung Quốc, trong tháng Chín chính quyền Miến Điện đãbất ngờcông bốquyết định dừng dựán đập Myitsone đang gây nhiều tranh cãi, có nguồn vốn chủyếu do Trung Quốc tài trợ. Tại Zambia, các hãng khai khoáng do Trung Quốc điều hành tuyên bốtăng lương đột ngột cho công nhân, sau khi có kết quảbầu cửcủa Mặt trận Ái quốc đối lập, từng vận động đảm bảo mức lương tối thiểu trong chương trình hành động của mình.