Skip to main content

Việt Nam: Các nhà đấu tranh dân chủ phải được trả tự do

Nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm vào quyền tự do ngôn luận qua việc tiếp tục giam giữ hai nhà đấu tranh dân chủ.

(New York, ngày 28 tháng 11, 2007) – Tổ chức Theo Dơi Nhân Quyền Quốc Tế (Human Rights Watch) lên tiếng rằng chính quyền Việt Nam nên tức khắc và vô điều kiện trả tự do cho hai luật sư nhân quyền là Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, sau khi bản án của họ đă được giảm một năm trong phiên ṭa chống án tại Hà Nội hôm nay.

LS Nguyễn Văn Đài, 38 tuổi, sáng lập viên của Ủy ban Nhân Quyền Việt Nam, và LS Lê Thị Công Nhân, 28 tuổi, người đấu tranh cho đa nguyên, đa đảng, đã bị bắt vào tháng 3 vừa qua. Trong một phiên tòa hồi tháng 5, LS Đài đã bị kết án 5 năm tù và LS Công Nhân bị kết án 4 năm tù với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam,” theo điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam.

“Không một cá nhân nào có thể bị giam giữ vì họ diễn đạt quan điểm chính trị của mình một cách ôn hòa,” theo bà Sophie Richardson, giám đốc vụ Á Châu của tổ chức Human Rights Watch. “Chính quyền Việt Nam không có dấu chỉ sẽ giảm bớt sự đàn áp đối với các nhà đối kháng. Thay vào đó, họ tiếp tục bắt bớ và giam giữ những ai sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình và ủng hộ phong trào dân chủ.”

LS Đài, người nhận được giải thưởng Hellman/Hammett năm nay trao cho các nhà văn bị đàn áp chính trị (https://www.hrw.org/english/docs/2007/02/06/vietna15277.htm), đã tổ chức những lớp học về nhân quyền tại Hà Nội, nghiên cứu vấn đề đất đai của dân oan, biện hộ cho những tín hữu Tin Lành bị đàn áp, và giúp khởi đầu một bản tin dân chủ. LS Công Nhân là phát ngôn nhân của đảng Thăng Tiến Việt Nam, một trong những đảng đối lập đã thành hình trong khoảng thời gian ngắn vào năm 2006 khi chính quyền Việt Nam tương đối thả lỏng sự kiểm soát tự do diễn đạt.

Trong số các tội danh được liệt kê trong bản cáo trạng của LS Đài và LS Công Nhân, đề ngày 24 tháng 4, gồm có: hướng dẫn những buổi học thảo “tuyên truyền chống nhà nước,” “xuyên tạc” chính sách về công đoàn lao động của nhà nước; liên lạc qua mạng với các tổ chức đấu tranh tại hải ngoại, và “thu thập và tích trữ” tài liệu của các nhà đối kháng và đấu tranh cho nhân quyền, cùng với các bản tin bị cấm phát hành, như “Tự Do và Dân Chủ” và “Tự Do Ngôn Luận.”

Hôm nay, phiên tòa phúc thẩm đã giảm bớt một năm từ bản án của mỗi người. Thế nhưng, khi được thả, họ sẽ bị quản thúc tại gia thêm một thời gian là 4 năm cho LS Đài và 3 năm cho LS Công Nhân.

“Là một quốc gia mới được chấp nhận vào Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Việt Nam nên tuân giữ những quy luật chung của quốc tế về nhân quyền,” cũng theo bà Richardson. “Tuy nhiên, nhà cầm quyền Việt Nam lại vi phạm những quyền căn bản của chính các công dân trong nước họ.”

Luật sư biện hộ của hai LS Đài và Công Nhân đã nhấn mạnh quyền diễn đạt quan điểm một cách ôn hòa của mỗi công dân, và tranh cãi về tính hợp pháp của điều 88 trong bộ luật hình sự. LS Bùi Quang Nghiêm nói với tòa án như sau: “Chỉ trích Đảng và lãnh đạo cũng như chỉ trích sự vi phạm nhân quyền của nhà nước không thể bị coi là tuyên truyền chống phá nhà nước. Nếu một điều luật đi trái ngược với thực trạng và những quy ước quốc tế, cần có sự can đảm để thay đổi điều luật đó. LS Đài và LS Công Nhân không có tội, và tôi yêu cầu trả tự do cho họ.”

Trong một bước đặc biệt can đảm, vợ của LS Đài là bà Vũ Minh Khánh hôm nay đã đưa ra một thông cáo ủng hộ những hoạt động cho nhân quyền của chồng bà. Bà đã lần lượt liệt kê rất nhiều sai trái trong các thủ tục giam giữ, điều tra, và phiên tòa đầu tiên của LS Đài. Bà đã kể lại những vi phạm dân quyền đối với ông chiếu theo Hiến Pháp Việt Nam và Hiệp Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, mà chính Việt Nam là một thành viên, và bà đã kêu gọi hủy bỏ điều 88 cũng như trả tự do tức khắc cho chồng bà. (see public statement .)

LS Đài và LS Công Nhân nằm trong số hơn 40 nhà đấu tranh dân chủ, thành viên đảng đối lập, nhà xuất bản ngầm, và lãnh đạo công đoàn lao động đã bị bắt giam tại Việt Nam trong 15 tháng qua.

Nhà cầm quyền Việt Nam đã khởi đầu cuộc đàn áp những đối kháng ôn hòa vào cuối năm 2006 sau khi được chấp nhận vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới và được rút tên khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm của Hoa Kỳ về vấn đề vi phạm tự do tôn giáo.

Những cuộc đàn áp gần đây nhất đã xảy ra trong tháng này, khi 20 công an ập vào một tư gia tại TP Hồ Chí Minh, nơi một số đảng viên đảng Việt Tân đang hội họp. Công an đã tịch thu những truyền đơn về đấu tranh bất bạo động, và đã bắt giam 6 người – trong đó có 2 người quốc tịch Việt Nam, một ký giả người Việt quốc tịch Pháp, 2 người Việt quốc tịch Mỹ, và một người quốc tịch Thái Lan.

Nhóm Đặc Nhiệm Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Bắt Người Tùy Tiện, các tổ nhân quyền quốc tế, và những nhà ngoại giao Hoa Kỳ cũng như Âu Châu tại Hà Nội đã lên tiếng chỉ trích việc chính quyền Việt Nam hình sự hóa những hành động đối kháng ôn hòa. Phía chính quyền Việt Nam đã cố gắng bào chữa cho sự đàn áp này qua những điều khoản mập mờ về an ninh quốc gia trong bộ luật hình sự Việt Nam, như điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước), điều 87 (phá hoại chính sách đoàn kết), và điều 258 (lạm dụng các quyền tự do như ngôn luận, báo chí, tôn giáo, hội họp, và các quyền tự do dân chủ khác).

Để biết thêm về Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Quốc Tế đối với Việt Nam, xin xem trang https://www.hrw.org/doc/?t=asia&c=vietna

Your tax deductible gift can help stop human rights violations and save lives around the world.

Region / Country