Người Thượng Cơ đốc giáo ở Việt Nam

Hồ sơ Nghiên cứu một Trường hợp Đàn áp Tôn Giáo

Người Thượng Cơ đốc giáo ở Việt Nam

Hồ sơ Nghiên cứu một Trường hợp Đàn áp Tôn Giáo

Bản đồ Tây Nguyên, Việt Nam
Tóm tắt
Bối cảnh: Một thập niên bất ổn
2001-2011: Đàn áp theo chu kỳ
Chiếc áo trói “luật định” dành cho tôn giáo
Nghi thức kiểm đểm trớc dân và ép buộc từ bỏ tín ng
2010: Xung đột ở Nông trờng Cao su
Những vụ bắt bớ và giam giữ đang tiếp diễn
Tình trạng tra tấn và ng ược đãi trong khi giam giữ
Khuyến nghị
Chính quyền Việt Nam cần:
Phụ Lục: Những vụ việc sách nhiễu, bắt bớ, cư ỡng ép từ bỏ tín ngưỡng đối với người Thượng Cơ đốc giáo ở Tây Nguyên Việt Nam

Bản đồ Tây Nguyên, Việt Nam

Tóm tắt

Sau khi tổ chức biểu tình bạo loạn một số địa điểm ở khu vực Tây Nguyên liên tục bị thất bại, một số đối tượng cầm đầu không chốn nương thân đã chạy vào rừng. Nhưng rừng thiêng nước độc không thể che chở cho bọn chúng.
—Báo Gia Lai, một tờ báo nhà nước ở tỉnh Gia Lai, đưa tin về việc bắt giữ các nhà vận động Tin Lành người Thượng

Trong những tháng gần đây, chính quyền Việt Nam gia tăng sách nhiễu những tín đồ Cơ đốc ôn hòa người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, nhằm vào giáo dân của các nhà thờ tại gia không đăng ký. Báo chí nhà nước đưa tin về các vụ bắt bớ, đánh đập và dọa dẫm mới nhất, xuất phát từ những mâu thuẫn giữa bảo vệ của các đồn điền cao su và các nhóm dân tộc thiểu số cao nguyên bản địa — thường được gọi chung là người Thượng[1]— từ giữa năm 2010 ở Huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Thông tin về các vụ xung đột không đầy đủ, diễn biến thực của sự việc không mấy rõ ràng, nhưng sau đó, chính quyền tăng cường sự hiện diện của lực lượng an ninh tại ba huyện biên giới Đức Cơ, Ia Grai và Chư Prông, và đẩy mạnh kế hoạch loại bỏ và bắt giữ những người mà họ gọi là “Tin Lành Dega,” và buộc tội những người này đã kích động gây bất ổn.[2] Chính quyền tuyên bố rằng những người thiểu số theo các nhà thờ tại gia độc lập hoặc không đăng ký là “Tin Lành Dega,” khẳng định rằng đó không phải là một tôn giáo hợp pháp mà là vỏ bọc cho một phong trào ly khai của người Thượng.

Vì báo chí ở Việt Nam bị kiểm soát chặt chẽ, giới ký giả ngoại quốc bị ngăn cấm không được tự do đi tới những khu vực nhạy cảm ngoài Hà Nội, các tổ chức nhân quyền quốc tế độc lập bị từ chối không được đến thăm, nên rất khó có được những thông tin chi tiết có thể kiểm chứng được lập về hiện tình ở Tây Nguyên. Báo cáo ngắn này dựa phần lớn trên các thông tin thu lượm được từ báo chí trong nước, được bổ sung thêm bằng các cuộc phỏng vấn những người Thượng đã chạy trốn khỏi Việt Nam do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thực hiện, và báo cáo của các tổ chức ủng hộ người Thượng có trụ sở ở nước ngoài.[3]

Tuy hồ sơ này chỉ tập trung vào vấn đề trọng tâm là Tin Lành ở Tây Nguyên, những vấn đề nghiêm trọng về tự do tôn giáo đang tác động đến hầu hết mọi tôn giáo ở Việt Nam, nhất là với nhóm mà tín đồ không muốn theo các tổ chức tôn giáo có đăng ký chính thức.Pháp luật Việt Nam quy định rằng mọi nhóm tôn giáo đều phải đăng ký với chính quyền và hoạt động dưới các tổ chức tôn giáo do chính quyền chấp thuận. Chính quyền nghiêm cấm mọi hoạt động tôn giáo bị coi là đi ngược lại “lợi ích quốc gia,” ảnh hưởng đến đoàn kết dân tộc, gây mất trật tự công cộng hoặc “gieo mầm chia rẽ.” Dù nhiều nhóm tôn giáo không đăng ký vẫn có thể hoạt động khá thoải mái tại Việt Nam, những nhóm bị coi là có nguy cơ gây hại đến quyền lực của đảng bị đàn áp mạnh tay, với cớ là các nhóm này gây hại đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Tín đồ của các nhóm tôn giáo không đăng ký, cũng như các nhà hoạt động tôn giáo đang vận động cho các quyền cơ bản đã được quốc tế bảo đảm, đều bị sách nhiễu, bắt bớ, bỏ tù hoặc quản thúc tại gia. Công an và giới chức địa phương giải tán những buổi tụ họp tôn giáo, thu giữ kinh sách, và triệu tập các vị lãnh đạo tôn giáo đến đồn công an để thẩm vấn. Trong một số trường hợp, công an phá dỡ nhà thờ của các nhóm tôn giáo không có đăng ký, tạm giữ hoặc bỏ tù các tín đồ với tội danh xâm phạm an ninh quốc gia.

Ngoài người Thượng Cơ đốc giáo, tín đồ của một số nhóm tôn giáo khác cũng phải chịu sự cản trở nặng nề tới các quyền tự do đi lại, nhóm họp hoặc lập hội – thậm chí, tệ hơn nữa là bị bỏ tù – trong đó có các nhóm, dòng tu độc lập hoặc không được thừa nhận của Tin Lành Mennonite, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo Tiểu thừa của người dân tộc thiểu số Khmer, và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Ngày 22 tháng Giêng năm 2011: Báo Công An Thành phốĐà Nẵngđưa tin về các chuyên án an ninh ở khu vực Tây Nguyên, trong đó Đội Cảnh sát Đặc nhiệm của lực lượng Cảnh sát Cơđộng, Đơn vị An ninh PA 43 và công an tỉnh bắt giữ và thẩm vấn một số người bị cho là “Tin Lành Dega.” Bài báo viết: “Trọng tâm là nhiệm vụ trực tiếp đối mặt với các đối tượng phản động FULRO cốt cán manh động một cách khéo léo trước sự soi mói của thế lực thù địch về câu chuyện nhân quyền.” ©2011 CADN

Bối cảnh: Một thập niên bất ổn

Trong thập niên vừa qua, chính quyền Việt Nam tiến hành nhiều đợt đàn áp nhằm vào người Thượng ở Tây Nguyên, thường để đáp trả các cuộc biểu tình đông người đòi trả lại đất đai bị thu hồi và đòi nới rộng quyền tự do tôn giáo. Những cuộc biểu tình đó có chất xúc tác là nỗi bất bình và sự tuyệt vọng của người Thượng đang ngày càng tăng trước hiện trạng đất canh tác dần dần bị rơi vào tay đồn điền cao su và người Kinh di cư từ miền xuôi lên, cùng với sự cấm đoán ngặt nghèo đối với các nhà thờ tại gia.

Người Thượng, vốn có truyền thống theo tín ngưỡng bái vật, bắt đầu cải đạo theo Cơ đốc giáo từ những thập niên 50 và 60. Sau chiến thắng của miền Bắc Việt Nam năm 1975, các nhà thờ Thiên Chúa giáo và Tin Lành ở Tây Nguyên bị đóng cửa, và nhiều người Thượng, trong đó có các mục sư, bị bỏ tù. Một số người Thượng rút vào bí mật và tham gia đội quân kháng chiến ở cao nguyên, được biết dưới tên gọi FULRO  (Mặt trận Thống nhất Giải phóng các Sắc tộc bị Áp bức), một tổ chức đã chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ và miền Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Vì khả năng chiến đấu của FULRO suy giảm dần vào cuối thập niên 80 và đầu 90, nhiều người Thượng cải đạo – hoặc hoàn đạo – theo Cơ đốc giáo sau khi từ bỏ đấu tranh vũ trang[4]. Trong thập niên 90, ngày càng nhiều người Thượng gia nhập các nhà thờ Cơ đốc tại gia không đăng ký chính thức.

Ngày 30 tháng Giêng năm 2011: Quân Đội Nhân dân đăng bài về  lực lượng dân quân tham gia tuần tra biên giới với bộđội biên phòng tỉnh Gia Lai và công an huyện Chư Prông, Gia Lai, tiếp giáp biên giới Campuchia. Theo bài báo, nhiệm vụ của họ là “bảo vệ an ninh-chính trị và trật tự an toàn xã hội.” Một địa bàn trọng điểm là huyện Chư Prông, được báo Quân Đội Nhân dân tả trước đây từng là “điểm nóng về an ninh-chính trị, kẻ xấu trà trộn truyền đạo trái phép, xúi giục đồng bào vượt biên sang CPC.” ©2011 Quân Đội Nhân Dân

Năm 2000, một phong trào vận động tôn giáo người Thượng — Tin Lành Dega —khởi phát ở Tây Nguyên, trên cơ sở kết hợp tín ngưỡng Tin Lành Cơ đốc giáo với nguyện ước tự do chính trị rộng rãi hơn, bảo vệ đất đai của tổ tiên, và với một số người, là quyền tự trị hoặc tự quản. Chưa đầy một năm sau đó, những cuộc biểu tình đông người chưa từng thấy nổ ra vào tháng Hai năm 2001 ở khắp bốn tỉnh Tây Nguyên. Hàng ngàn người Thượng kéo về tỉnh lỵ để đòi trả lại đất đai của tổ tiên và quyền tự do tôn giáo.

Đáp lại, chính quyền thẳng tay đàn áp, điều động lực lượng quân đội và công an phong tỏa khu vực, bắt đi hàng chục người Thượng, và tra tấn một số người trong số họđể buộc thú tội và kiểm điểm trước đông người[5]. Đến cuối năm 2001, 36 người Thượng đã bị khép vào các bản án từ bốn đến 13 năm tù, và 32 người chờ ra tòa. Sợ bị bắt bớ, rất nhiều người Thượng đi trốn ở Việt Nam. Đầu năm 2002, hơn một ngàn người Thượng trốn sang Campuchia, sau đó được công nhận là người tị nạn và đi tái định cưở nước thứ ba.

Thập niên vừa qua đã chứng kiến chu kỳ tiếp diễn của những đợt đàn áp và nổi dậy. Vào tháng Tư năm 2004, hàng ngàn người Thượng lại xuống đường, và các cuộc biểu tình nhỏ hơn cũng xảy ra vào tháng Chín năm 2002 và tháng Tám năm 2008[6].

Một yếu tố phức tạp ở Tây Nguyên là chính quyền và dân bản địa nghi kỵ nhau. Chính quyền khẳng định rằng những người Thượng theo các nhà thờ tại gia lợi dụng vỏ bọc tôn giáo nhằm hoạt động chính trị; trong khi đó, nhiều người Thượng lại nghi ngờ giáo hội Tin Lành chính thức, được chính quyền cho phép hoạt động ở Tây Nguyên với tên gọi Hội thánh Tin Lành Việt Nam – miền Nam. Nhiều người Thượng chọn cách thờ phượng tại các nhà thờ tại gia hay của buôn làng do họ làm chủ, chứ không đi nhà thờ của Hội thánh Tin Lành Việt Nam - miền Nam.

Vốn nghi ngờ tất cả những phong trào của dân chúng có thể gây bất ổn đến quyền lực của Đảng Cộng sản, chính quyền đã phát động những phong trào tuyên truyền mạnh mẽ, được quân đội và công an hỗ trợ, nhằm xóa bỏ Tin Lành Dega và ép tín đồ Cơ đốc người Thượng gia nhập Hội thánh Tin Lành Việt Nam - miền Nam. Các đơn vị “An ninh Tây Nguyên” chuyên trách (PA43)[7] và lực lượng cảnh sát cơ động do trung ương chỉ huy[8] được điều động tới Tây Nguyên để hỗ trợ công an cấp tỉnh và huyện truy bắt các nhà hoạt động người Thượng đang lẩn trốn[9].

Theo công bố chính thức của chính quyền, mục đích của các phong trào này là   nhằm tăng cường ổn định và an ninh chính trị ở vùng Tây Nguyên bằng cách ngăn ngừa và loại bỏ các âm mưu của những “lực lượng thù địch”; cụ thể là "Tin Lành Dega" và thành viên của các nhóm mà chính quyền gọi là “các tôn giáo trá hình” khác. Chính quyền cảnh báo người dân rằng những nhóm tôn giáo đó đang thực hiện mưu đồ ly khai chính trị dưới vỏ bọc tôn giáo, và là nguồn hỗ trợ đối với - hoặc bị chi phối bởi - các tổ chức chống chính quyền ví dụ như FULRO.

Dù không có một bằng chứng nào về việc FULRO, hay bất kỳ một nhóm kháng chiến người Thượng có xu hướng ủng hộ bạo lực nào khác, đang tiếp tục hoạt động ở Tây Nguyên, chính quyền vẫn nhìn rất nhiều người Thượng với con mắt nghi ngờ, nhất là những tín đồ Cơ đốc người Thượng không chịu theo Hội thánh Tin Lành Việt Nam - miền Nam. Bất chấp sự thực là không có một bằng chứng cụ thể nào về FULRO, chính quyền có thông lệ đưa nội dung lên án và từ bỏ FULRO vào các buổi kiểm điểm công khai trước dân.

Các cuộc vận động của chính quyền bao gồm những nội dung tuyên truyền rất nặng, cán bộđứng ra tập họp các cuộc mít-tinh quần chúng ở cấp buôn làng, hoặc cấp xã, trong đó những người bị coi là ủng hộ Tin Lành Dega bịđưa ra trước đám đông để cán bộ và dân làng “phê bình có tính chất xây dựng,” rồi họ sẽ “tự nguyện” từ bỏđạo và thú nhận lỗi lầm. Cũng theo mô hình tương tự, các tòa án trong tỉnh thường xuyên tổ chức các “phiên tòa lưu động” để xét xử những người bị truy tố với tội danh xâm phạm an ninh quốc gia trước hàng trăm người tụ họp ở trung tâm xã, để có số người tham dựđông hơn – và nhấn mạnh thông điệp cảnh báo những người khác đừng theo Tin Lành Dega.[10]

Một phần khác của chiến dịch đàn áp là PA43 triển khai các chuyên án phối hợp với công an tỉnh bắt giữ và thẩm vấn những người bị họ nhận diện là hoạt động chính trị hoặc là tín đồTin Lành Dega.[11] Một số người bị chính thức khởi tố, bắt giữ, xét xử và bỏ tù với những tội về an ninh quốc gia, ví dụ như phá hoại đoàn kết dân tộc (Điều 87 của Bộ Luật Hình sự), còn những người khác bị buộc thú tội trong các cuộc kiểm điểm trước dân, sau đó bị giám sát chặt chẽ. Ngoài ra, công an tiếp tục giải tán các buổi tập trung cầu nguyện ở nhà thờ tại gia của những tín đồ Cơ đốc người Thượng thuộc các nhóm tôn giáo độc lập hoặc không có đăng ký, nằm ngoài Hội thánh Tin Lành Việt Nam - miền Nam.[12]

Ngày 19 tháng Chín năm 2009: Báo Gia Lai đưa tin về “phiên tòa lưu động” xử ba người Jarai với tội danh phá hoại đoàn kết dân tộc, do Tòa án Nhân dân Tỉnh Gia Lai tổ chức ở huyện Đắk Đoa. Từ bên trái sang: Nhi, 53 tuổi, bị kết án 10 năm tù; Am Linh, 68 tuổi, tám năm tù; và Yuh, 49 tuổi, tám năm tù. ©2009 Báo Gia Lai

2001-2011: Đàn áp theo chu kỳ

Trong thập niên vừa qua, chính quyền Việt Nam tiến hành hàng loạt vụ đàn áp nhằm ngăn chặn các hoạt động tôn giáo độc lập và tổ chức chính trị của cộng đồng người Thượng Cơ đốc giáo. Các đơn vị công an tinh nhuệ được điều động để truy quét và bắt giữ các nhà hoạt động người Thượng đang trốn tránh, cũng như khóa chặt đường biên với Campuchia để ngăn người tị nạn đào thoát khỏi Việt Nam.

Trong những vụ đàn áp này, chính quyền đã có những hành động hiển nhiên vi phạm các quyền con người cơ bản, bao gồm việc tùy tiện bắt giữ, bỏ tù và tra tấn. Cán bộ chính quyền dọa nạt hòng ép buộc người Thượng từ bỏ tôn giáo của mình, cam kết trung thành với chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Công an sử dụng bạo lực trên mức cần thiết để giải tán các cuộc biểu tình phần lớn là ôn hòa, dẫn đến cái chết của những tám người Thượng trong các vụ biểu tình vào tháng Tư năm 2004,[13] cũng như làm nhiều người khác bị thương và chết trong khi bị bắt, giam giữ. Nhiều đợt, chính quyền hạn chế đi lại trong khu vực Tây Nguyên, cấm tụ họp đông người và hạn chế liên hệ bằng điện thoại với bên ngoài.

Cùng thời gian này, chính quyền đã tiến hành một số cải cách để giải quyết những mối bức xúc của người Thượng, bao gồm chương trình của chính phủ giao đất cho các hộ dân tộc thiểu số, cải thiện điều kiện giáo dục và phát triển kinh tế tại những vùng nghèo đói. Công an được cử xuống cắm bản để theo dõi động thái của những người bị tình nghi là lãnh đạo người Thượng và ngăn ngừa dân trốn sang Campuchia, đồng thời tham gia triển khai một số dự án cộng đồng như hỗ trợ người dân canh tác và vệ sinh thôn bản.

Các diễn tiến theo lịch trình dưới đây, tổng hợp từ tin bài của báo chí Việt Nam, dịch vụ tin điện phương Tây và các nguồn tin từ người Thượng, thể hiện một chính sách tiếp diễn nhằm trấn áp các hoạt động tôn giáo và chính trị độc lập ở khu vực Tây Nguyên trong mười năm qua.

 

Tháng Hai năm 2001:

Chính quyền trấn áp các cuộc biểu tình lan rộng của người Thượng bằng cách điều động xe tăng và các đơn vị tinh nhuệ đến khu vực này, bắt giữ hàng chục người tổ chức biểu tình. Sau đó, chính quyền kiểm soát ngặt nghèo những hoạt động tụ tập đông người, đi lễ nhà thờ, và quyền tự do đi lại.[14]

Tháng Tưnăm 2001:

Chính quyền tuyên bố 13 trung đoàn đã được điều động tới “khu vực quốc phòng kinh tế” ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Bình Phước, giáp ranh biên giới Campuchia. Chương trình dự kiến tái định cư gần 10 vạn bộ đội, dân quân cùng gia đình họ tham gia khai hoang 230.000 ha đất để trồng cao su, hạt điều, bông, cà phê và hồ tiêu.[15]

Tháng Năm năm 2001:

Chính quyền tổ chức “lễ ăn thề bằng tiết dê” tại hàng chục buôn làng ở Tây Nguyên. Những người đã tham gia biểu tình trong tháng Hai năm 2001 bị buộc lên đứng trước toàn thể dân làng và cán bộ địa phương khai nhận lỗi lầm, cam kết cắt bỏ mọi liên hệ với những tổ chức bên ngoài và từ bỏ đạo. Để chứng thực lòng trung thành, họ phải uống rượu pha tiết dê.[16]

Tháng Hai năm 2002:

Thêm 2.300 bộ đội được điều động đến các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Kon Tum, đồng thời cán bộ đảng phải trực tiếp xuống những “điểm nóng” và vùng hẻo lánh để tham gia duy trì trật tự.[17]

Tháng Tám—tháng Chín năm 2002:

Công an xiết chặt an ninh và bắt gần 70 người Thượng ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Phú Yên trong nỗ lực trấn áp các cuộc biểu tình của người Thượng, được cho là sẽ diễn ra ở huyện M’Đrắk thuộc tỉnh Đắk Lắk và thành phố Buôn Ma Thuột.[18] “Chúng tôi bắt tất cả những người biểu tình. Không một ai trốn thoát được,” một quan chức công an tỉnh Đắk Lắk tuyên bố với phóng viên.[19]

Tháng Mười—tháng Mười Hai năm 2002:

Hơn 600 đội “phản ứng nhanh” của quân đội được điều tới vùng cao nguyên.[20] Chính quyền tăng cường chiến dịch tuyên truyền chống “các lực lượng thù địch” ở vùng cao nguyên, đỉnh cao là vào tháng Mười năm 2002, Đảng ra chỉ thị vạch rõ quyết tâm xóa bỏ “Tin Lành Dega” của chính quyền.[21] Báo chí nhà nước đưa tin về những buổi lễ do chính quyền tổ chức để người Thượng Cơ đốc giáo “tự nguyện” từ bỏ tôn giáo, đài truyền hình tỉnh Đắk Lắk phát các chương trình với nhan đề “Giải tán Ban chấp sự Tin Lành tự phong trái phép” và “Ban chấp sự Tin Lành tự phong trái phép tự nguyện giải tán” chiếu cảnh giáo dân người Thượng “tự nguyện” từ bỏ đạo.[22] Trong tháng Mười một, chính quyền thông báo có tới hơn 2.700 giáo dân đãđoạn tuyệt với “các đối tượng xấu lợi dụng tôn giáo gieo mầm chia rẽ dân tộc,” hàng chục giáo dân Tin Lành thú nhận đã giảng đạo trái phép và 37 “ổ nhóm” tôn giáo đã bị phá dỡ.[23]

Tháng Hai năm 2003:

Cán bộ đảng và chính quyền ở Tây Nguyên nhận chỉ thị “xóa bỏ tất cả các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp” và tổ chức các lễ kết nghĩa để người Thượng phải công khai cam kết trung thành với đảng và chính quyền trước đông người và từ bỏ “Tin Lành Dega.”[24] Thi hành chỉ thị mới, công an mở các đợt truy quét mới, bắt giữ những nhà hoạt động chính trị và giáo dân người Thượng, cũng như những người bị chính quyền nghi là đang tìm cách trốn sang Campuchia.[25]

Tháng Giêng năm 2004:

Chính quyền gia tăng đàn áp người Thượng, đưa Cảnh sát Cơ động khám xét các buôn làng gần các vườn trồng cà phê—có lúc sử dụng chó nghiệp vụ—để bắt những người Thượng bị tình nghi là ủng hộ phong trào hội thánh Dega. Sau khi phong tỏa một làng, “nội bất xuất ngoại bất nhập,” lực lượng an ninh tiến vào làng. Họ xét nhà những người bị nghi là chứa chấp hoặc tiếp tế cho người khác, thậm chí phá hủy nhà cửa và đánh đập người dân trong khi thẩm vấn. Sau đó, họ tỏa ra ruộng vườn và các khu rừng xung quanh để tìm bắt những người còn lẩn trốn.[26]

Tháng Tư năm 2004:

Sau những đợt biểu tình lan rộng ở Tây Nguyên vào tháng Tư năm 2004, Cục An ninh Tây Nguyên được thành lập sau một hội thảo quốc gia về an ninh ở khu vực Tây nguyên có sự diện diện của ông Nguyễn Tấn Dũng—lúc đó đang là Phó Thủ tướng.[27] Những đơn vị tinh nhuệ, như PA43, Phòng Bảo vệ Chính trị VI, Cảnh sát Cơ động và “Cảnh sát Đặc nhiệm” được điều động tới khu vực để hỗ trợ công an tỉnh và huyện ngăn ngừa các cuộc biểu tình mới, truy tìm những nhà hoạt động người Thượng còn đang lẩn trốn, ngăn chặn làn sóng dân tị nạn sang Campuchia, tiêu diệt các nhóm bị cho là lợi dụng các vấn đề tôn giáo và dân tộc để kích động gây rối.[28]

Cuối năm 2004—đầu năm 2005:

Các chuyên án của công an tập trung bắt giữ “những đối tượng FULRO phản động” ở các huyện Đắk Đoa và Chư Sê thuộc tỉnh Gia Lai, báo chí nhà nước đưa tin hơn 147 người đã bị bắt vào cuối năm 2004, trong đó có Kpă Hùng, một “kẻ cầm đầu” chủ chốt bị bắn bị thương trong khi bị truy bắt và đang thụ án 12 năm tù.[29]

Tháng Ba năm 2005:

Chính quyền gia tăng đàn áp, bắt bớ và buộc từ bỏ đạo trước các cuộc họp đông người nhằm vào người Thượng Cơ đốc giáo sau khi nhà nước ban hành văn bản pháp luật quy định tất cả các tôn giáo phải được đăng ký chính thức. Nghị định 22, ban hành vào tháng Ba năm 2005, nghiêm cấm mọi hoạt động tôn giáo bị cho là gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và đoàn kết dân tộc. Chỉ thị số 1 do Thủ tướng ban hành vào tháng Hai năm 2005, nêu đích danh “Tin Lành Dega” là tôn giáo bị cấm.[30] Các văn bản pháp quy mới đã hợp thức hóa các hành động bắt giữ hoặc ép buộc từ bỏ đạo của quan chức chính quyền và công an đối với người Thượng thuộc các nhóm tôn giáo độc lập với Hội thánh Tin lành Việt Nam—miền Nam.[31]

Tháng Mười mt năm 2005:

Chính quyền công bố kế hoạch đưa 2.000 hộ dân từ miền Bắc đến sinh sống và làm việc tại các “Khu Kinh tế - Quốc phòng” ở hai tỉnh KonTum và Gia Lai gần biên giới Campuchia. Thủ tướng cũng phê duyệt kế hoạch đưa 400 “trí thức trẻ” và đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản tới các khu Kinh tế - Quốc phòng trong vòng hai năm để “tăng cường phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng” ở khu vực.[32]

Tháng Tư năm 2006—tháng Bảy 2009:

Lực lượng an ninh PA43 và công an tỉnh triển khai chuyên án “1,200 ngày” với trọng tâm truy bắt “các đối tượng FULRO phản động” và “Tin Lành Dega” ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.[33]

Gia năm 2006:

Chính quyền bắt đầu triển khai kế hoạch 01 CA-QS phối hợp giữa công an tỉnh, huyện và Binh đoàn 15 nhằm đảm bảo ổn định chính trị, an ninh quốc gia và quốc phòng ở ba huyện biên giới tỉnh Gia Lai và các rừng trồng cao su ở đó. Mục tiêu của  kế hoạch 01 CA-QS là: a) đảm bảo an ninh, quốc phòng (cả an ninh chính trị lẫn an ninh cho các rừng trồng cao su); b) loại bỏ FULRO và ngăn ngừa việc trốn sang Campuchia; c) vận động quần chúng tố cáo các đối tượng phản động; d) ngăn ngừa tội phạm, nhất là nạn buôn lậu mủ cao su.[34]

Tháng Tám năm 2006: 

Đội Cảnh sát Đặc nhiệm, đơn vị tinh nhuệ thuộc Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Tây Nguyên E20, phối hợp với lực lượng PA43 ở công an huyện và tỉnh truy lùng và trấn áp những đối tượng FULRO “đầu sỏ,” trọng tâm là tỉnh Gia Lai.[35]

Tháng Giêng năm 2007:

Chính quyền công bố kế hoạch xây dựng các bản làng tái định cư ở các vùng biên giới và nghèo khó, trong đó có bốn tỉnh Tây Nguyên, để tạo điều kiện cho thanh niên từ các vùng khác ở Việt Nam “thực hiện vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế-xã hội.”[36]

Tháng Tư năm 2007—tháng Sáu năm 2010:

Công an triển khai kế hoạch ba năm tấn công các đối tượng người Thượng hoạt động tôn giáo ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.[37]

Tháng Năm năm 2010:

Chính quyền triển khai phong trào tuyên truyền và các buổi kiểm điểm trước dân, nhằm vào những người theo đạo Công giáo Hà Mòn ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk.[38] 

Tháng Sáu năm 2010:

Chính quyền tăng cường an ninh biên giới, bắt bớ và tổ chức các buổi kiểm điểm trước dân ở Gia Lai, có vẻ như để đối phó với những vụ lộn xộn ở các nông trường cao su thuộc huyện Chư Prông.[39]

Chiếc áo trói “luật định” dành cho tôn giáo

Khi cái gọi là tôn giáo trở thành công cụ trong tay bọn người xấu xa, nó phải bị xem là xấu xa và trái luật, và cần phải loại bỏ.
Đài Tiếng nói Việt Nam

Chính quyền Việt Nam yêu cầu các tổ chức tôn giáo phải xin phép nhà nước mới được hoạt động, khẳng định quan điểm chính thức của mình rằng tự do tôn giáo là một đặc quyền cần phải xin và được chính quyền ban cho, chứ không phải là một quyền con người cơ bản.[40]

Chỉ thị 1, ban hành năm 2005, quy định những thủ tục chi tiết về đăng ký hoạt động đối với các nhóm Tin Lành.[41] Họ phải nộp đơn lên chính quyền địa phương, thông báo tên các tín đồ cùng với ảnh và lý lịch, đồng thời cam kết sẽ không để cho các thành viên tham gia biểu tình, nổi loạn hoặc ủng hộ các tổ chức “phản động” như “Tin Lành Dega” hay FULRO.[42] Chỉ thị 1 khẳng định lại lập trường chính thức lâu nay của chính phủ là Tin Lành Dega không phải là một tôn giáo chính đáng, và qua đó, tạo ra cơ sở pháp lý cho nhà cầm quyền nhằm ép buộc người Thượng Cơ đốc giáo phải gia nhập Hội thánh Tin Lành Việt Nam - miền Nam, hoặc đối mặt với các hình phạt hình sự:

Đây là một tôn giáo có nguồn gốc bất chính. Các đối tượng FULRO lưu vong đã cố tình dựng lên đạo Tin lành Dega chỉ để lợi dụng làm công cụ phục vụ các âm mưu chính trị đen tối, kích động các vấn đề dân tộc và phá hoại sự ổn định quốc gia.[43]

Những tiêu chuẩn đăng ký quá khắt khe này vi phạm các chuẩn mực quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một quốc gia thành viên. Những nhóm tôn giáo không đáp ứng được các tiêu chuẩn như vậy có thể bị từ chối cấp giấy phép hoạt động. Điều đó khiến cho những tổ chức này trở thành bất hợp pháp trên thực tế, và trở thành căn cứ để chính quyền gây áp lực buộc tín đồ của những nhóm Tin Lành không có đăng ký phải gia nhập Hội thánh Tin Lành Việt Nam - miền Nam được chính quyền công nhận. Các hội, nhóm tôn giáo không có tư cách pháp nhân để hoạt động bao gồm số bị từ chối đăng ký hoặc bị chính quyền địa phương lờ đi không xét, và cả những hội, nhóm muốn hoạt động độc lập bên ngoài Hội thánh Tin Lành Việt Nam - miền Nam.

Như vậy, những hoạt động đàn áp và hạn chế của chính quyền đối với Tin Lành Dega ảnh hưởng tới nhiều người Thượng Cơ đốc giáo, dù họ có ủng hộ Dega hay không.[44]

Nghi thức kiểm điểm trước dân và ép buộc từ bỏ tín ngưỡng

Chính quyền Việt Nam kiên quyết ép buộc người Thượng tuyên bố công khai từ bỏđạo, bất chấp quy định của Nghịđịnh 22 nghiêm cấm ép buộc từ bỏ tín ngưỡng.[45] Trong suốt năm 2010 và đầu năm 2011, hàng trăm người Thượng ở Tây Nguyên bị ép buộc hoặc đe dọa phải từ bỏ Tin Lành Dega tại các buổi kiểm điểm trước dân, bằng cách bắt ký cam kết hoặc do bị dọa nạt trong các buổi làm việc riêng với công an hoặc chính quyền địa phương.

Ngày 2 tháng Mười năm 2010: Báo Gia Lai đưa tin công an huyện Đức Cơ phối hợp với các cơ quan chính quyền các cấp tổ chức đưa ra kiểm điểm trước dân hàng chục thành viên Tin lành De ga và FULRO phản động kể từđầu năm nay, trong đó có 34 người ở xã Ia Kla ký cam kết từ bỏ FULRO. ©2010 Báo Gia Lai

Báo chí nhà nước thường đưa tin về các buổi kiểm điểm trước dân như vậy. Trong một cuộc họp quần chúng vào ngày 24 tháng Chín năm 2010 ở huyện Ia Suom, tỉnh Gia Lai, 24 người đã “tự nguyện” từ bỏ Tin Lành Dega và FULRO và trở về với cộng đồng, theo một bài báo trên tờ Quân đội Nhân dân. Cán bộ địa phương kết hợp chặt chẽ với chỉ huy quân sự tỉnh, trưởng bản, già làng và gia đình những người “lầm lỡ” để cải hóa họ, theo như công bố trong bài báo.[46]

Tín đồ Công giáo người Thượng ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk cũng bị sách nhiễu, ép buộc bỏ đạo, bị bắt bớ, nhất là những người bị cho là tín đồ của dòng Công Giáo Hà Mòn. Trong sáu tháng cuối năm 2010, giới quan chức ở Tây Nguyên tăng cường phê phán, cáo buộc rằng các tổ chức FULRO lưu vong đã lợi dụng dòng đạo. Vào tháng Mười Một, báo chí nhà nước đưa tin rằng “tà đạo” này đã lan từ một số huyện ở tỉnh Gia Lai sang tỉnh Đắk Lắk ở phía nam.[47]

Cũng trong tháng Mười Một, Giám mục giáo phận Kon Tum Michael Hoàng Đức Oanh công bố một mục vụ thư trong giáo xứ để bày tỏ quan ngại về việc chính quyền địa phương cản trở ông làm thánh lễ và sách nhiễu, đe dọa giáo dân.[48] Bất chấp lá thư này, công an vẫn ngăn cấm ông không được mừng lễ Giáng sinh với giáo dân trong giáo xứ của mình ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.[49]

Ví dụ về các vụ gây áp lực, đe dọa hoặc ép buộc người dân từ bỏ tín ngưỡng, hay sách nhiễu và đấu tố vì bị nghi là tham gia các hoạt động chính trị, bằng các buổi lễ thú tội trước đông người trong năm 2010 bao gồm các vụ việc sau, đều được đăng tải trên báo chí nhà nước:[50]

  • Ngày mồng 6 tháng Sáu năm 2010, trong một buổi lễ công cộng ở huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông nhằm phát động “phong trào quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia,” hai người đàn ông bị đưa ra trước đám đông để thú tội đã ủng hộ Tin Lành Dega và FULRO.[51]
  • Kể từ tháng Sáu năm 2010, các quan chức Tây Nguyên tổ chức phong trào tuyên truyền chống một dòng đạo Công giáo có tên gọi là đạo “Hà Mòn” (đặt theo tên xã nơi sinh của người sáng lập dòng đạo này).[52] Từ khi được thành lập ở Kon Tum vào năm 1999, được biết dòng đạo này đã phát triển sang Gia Lai và Đắk Lắk, với tổng số tín đồ tại ba tỉnh lên tới 2,500 người, theo thống kê của báo chí nhà nước.[53] Giới chức chính quyền cho rằng những phần tử FULRO lưu vong đang lợi dụng sự phát triển của dòng đạo này để phá hoại khối đoàn kết dân tộc và an ninh quốc gia. Những nghi thức ép buộc công khai từ bỏ đạo và kiểm điểm trước dân được tổ chức ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, và Đắk Lắk để người dân thú nhận sai lầm và ký cam kết từ bỏ “tà đạo”[54]
  • Vào ngày 12 tháng Bảy năm 2010, báo chí nhà nước đưa tin 97 hộ dân, tức là 297 người “tự nguyện” từ bỏ Tin Lành Dega ở các làng Tok và Roh, thuộc huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.[55]
  • Trong tháng Chín năm 2010, công an phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức nhiều buổi kiểm điểm trước dân ở huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Trong một buổi lễ như vậy vào ngày 29 tháng Chín, năm mươi người dân từ bốn buôn làng trong huyện Đức Cơ, Gia Lai bị đưa ra trước đám đông dân làng công khai kiểm điểm vì đã “gây rối an ninh trật tự” vào ngày 25 tháng Tám. Sau khi thú nhận lỗi lầm, họ cam kết từ bỏ FULRO và Tin Lành Dega.[56]
  • Trong tháng Mười năm 2010, báo chí nhà nước đưa tin 567 hộ dân tại huyện Krong Pa, tỉnh Gia Lai có liên quan tới Tin Lành Dega đã cam kết “từ bỏ” đạo; với ông trưởng thôn hàng ngày tới thăm để gây áp lực lên 15 hộ dân, cuối cùng là họ đã cam kết từ bỏ tín ngưỡng của mình.[57]
  • Trong tháng Mười Một năm 2010, báo chí nhà nước đưa tin về các hoạt động tiếp tục “đấu tranh loại bỏ Tin Lành Dega” ở các huyện Ia Grai và Đức Cơ, với lực lượng biên phòng tham gia phá vỡ các “ổ nhóm phản động” của Tin Lành Dega ở vùng biên và đưa các đối tượng ra kiểm điểm trước dân.[58]
  • Vào ngày 24 tháng Mười Một năm 2010, một buổi kiểm điểm trước dân được tổ chức ở buôn H’ring, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk, trong đó các tín đồ của dòng Công Giáo Hà Mòn “tự nguyện” thú nhận lỗi lầm và ký cam kết từ bỏ “tà đạo” Hà Mòn.[59]

Các vụ việc khác về ép buộc từ bỏ tín ngưỡng và đưa ra kiểm điểm trước đông người được thống kê trong bản Phụ Lục kèm theo.

2010: Xung đột ở Nông trường Cao su

Qua đấu tranh, các đối tượng cốt cán đã cúi đầu nhận tội và kiểm điểm trước dân làng.
—Phó chủ tịch UBND huyện Chư Prông, tháng Chín năm 2010

Tính đến đầu năm 2010, kế hoạch 3 năm của chính quyền Việt Nam nhằm truy quét các đối tượng “phản động” và bảo đảm an ninh trật tự ở Tây Nguyên đi gần đến ngày dự định kết thúc.[60]Vào tháng Tư, phó giám đốc công an tỉnh Đắk Lắk báo cáo kết quả thắng lợi của phong trào trong công tác đấu tranh chống “các hoạt động tôn giáo trái pháp luật và các hoạt động lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá cách mạng. Đặc biệt, đã đấu tranh xóa bỏ hoạt động nhen nhóm phục hồi ‘Tin lành Đêga’ trên địa bàn.”[61] Kể từ năm 2001, vị này cho biết, công an tỉnh đã phát hiện hàng ngàn người liên quan đến FULRO và Tin Lành Dega; thu hàng trăm tài liệu và cờ phản động của FULRO; dập tắt gần 30 âm mưu kích động biểu tình hoặc gây rối đông người; phát hiện và ngăn chặn 412 người có ý định vượt biên trái phép sang Campuchia, và tiếp nhận hàng trăm người từ Campuchia hồi hương.

Báo Gia Lai đưa tin về thành tích của phong trào tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai như sau:

[Chiến dịch] bóc gỡ hàng ngàn đối tượng, trong đó có hàng đối tượng là cơ sở ngầm của FULRO, vận động 284 đối tượng ra tự thú, triệt phá 14 đường dây tổ chức đưa người trốn sang Campuchia và tiếp nhận 229 trường hợp hồi hương; tiến hành phá rã gần 90 khung ngầm của bọn phản động FULRO, “Tin lành Đê-ga”. Bắt và vận động ra đầu thú 45 đối tượng, xóa sổ 5 nhóm FULRO lẩn trốn, trong đó có hai chuyên án truy bắt số đối tượng cầm đầu FULRO trốn ra rừng chỉ đạo, kích động gây rối, thu giữ 106 điện thoại di động, sim và một số tài liệu phản động.”[62]

Tới giữa năm 2010, được biết có bốn vụ xung đột đã xảy ra giữa dân làng người Thượng và bảo vệ đồn điền cao su ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai từ ngày 10 đến ngày 22 tháng Sáu (để biết thêm chi tiết, xem Phụ Lục).[63] Điều này khiến chính quyền tăng cường công kích Tin Lành Dega, vì họ cho rằng những vụ gây rối là do Tin Lành Dega cùng với những người Thượng ở nước ngoài kích động gây nên. Chính quyền gia tăng sự hiện diện an ninh tại ba huyện biên giới Đức Cơ, Ia Grai, và Chư Prông, và tăng cường truy tầm những kẻ cầm đầu Tin Lành Dega ngoan cố.[64]

Trong tháng Tám, báo chí nhà nước đưa tin về một chuyên án của công an ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, nhằm truy quét các tín đồ Tin Lành Dega, những người mà họ cho rằng đã kích động công nhân, chuyển thông tin và những cáo buộc không đúng sự thật cho các tổ chức nước ngoài và tiến hành những “âm mưu gây rối” khác.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Đội An ninh Công an huyện Krông Pa kịp thời phát hiện hoạt động của các đối tượng, bóc gỡ triệt để, buộc các đối tượng phải khai nhận âm mưu, thủ đoạn lợi dụng đạo Tin lành để hoạt động cho FULRO, chống chính quyền. Từ đó, ngăn chặn kịp thời âm mưu kích động biểu tình, bạo loạn trên địa bàn huyện.[65]

Ngày 25 tháng Tám, công an bắt giữ bốn lãnh đạo Tin Lành Dega ở Chư Prông: Rơ Mah Hít, Kpuih Dô, Kpă Thom, và Rơ Lah K’lanh. Họ bị cáo buộc đã kích động “trộm cắp và gây rối trật tự” vào tháng Sáu, theo Báo Gia Lai:

Tại nơi ở của các đối tượng này, cơ quan công an đã thu giữđược danh sách thống kê số người tham gia nhóm họp, nộp tiền; một số giấy tờ liên quan đến các đối tượng phản động hiện đang bị giam giữ tại các trại cải tạo, đĩa VCD tuyên truyền cho cái gọi là “Tin lành Đêga”, “Nhà nước Đêga.”[66]

Chính quyền huyện Chư Prông huy động lực lượng dân quân tại bảy xã và địa phương đểđối phó với sự trỗi dậy của Tin Lành Dega trong huyện và bắt giữ những “đối tượng” chủ chốt. Báo Gia Lai trích lời Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Anh Dũng: “Một sốđối tượng lén lút hoạt động chống phá Nhà nước và trộm cắp mủ cao su, trộm cắp tài sản.”[67]

Ngày hôm sau, 26 tháng Tám, một vụ “lộn xộn” khác lại xảy ra ở Chư Prông, theo báo Gia Lai. Sau khi bảo vệ công ty cao su bắt giữ một người “trộm” mủ cao su, bài báo viết, hơn 70 người từ hai buôn làng gần đó đã kéo tới nông trường, gây náo loạn.

Vào tháng Chín, các tổ chức bênh vực người Thượng ở Mỹ bắt đầu thông tin về việc lực lượng an ninh đã bắt và tạm giữ người dân ở Chư Prông trong tháng Tám và tháng Chín, và phong tỏa một số huyện giáp biên giới Campuchia ở Gia Lai.[68]

Cùng thời gian đó, giới chức địa phương tiến hành tổ chức những buổi kiểm điểm trước dân để lên án Tin Lành Dega mà họ cho là liên quan tới những vụ gây rối ở nông trường cao su tại huyện Chư Prông và các huyện giáp ranh, Đức Cơ và Ia Grai. Trong một bài đăng trên báo nhà nước ngày 18 tháng Chín, chính quyền tỉnh công bố rằng Tin Lành Dega và FULRO đang “ráo riết phục hồi” hoạt động tại ba huyện Ia Gra, Chư Prông, và Đức Cơ và lan sang các huyện Chư Pứh và Krông Pa.[69]

Chính quyền biện minh cho việc bắt giữ và trấn áp Tin Lành Dega bằng cách cáo buộc là họ kích động gây ra các vụ náo loạn tại nông trường cao su theo chỉ thị của những thành viên FULRO đang sống tại Hoa kỳ. Theo báo chí nhà nước:

Chỉ ít ngày sau khi các đối tượng “Tin lành Đê-ga” này bị bắt giữ, tình hình kéo bè trộm cắp mủ, gây rối đã lắng hẳn. Điều này càng chứng tỏ vai trò giật dây gây rối đã có sự tổ chức của bọn phản động FULRO lưu vong ở nước ngoài…[70]

Những vụ bắt bớ và giam giữ đang tiếp diễn

Kể từ năm 2001, hơn 350 người Thượng đã bị xử tù nhiều năm với các tội danh mơ hồ về an ninh quốc gia vì đã tham gia biểu tình công khai hoặc các nhà thờ tại gia, những hành động bị cho là chống chính quyền, hoặc vì đã tìm cách trốn sang Campuchia tị nạn. Trong số này có cả các nhà hoạt động Tin Lành Dega và những người Thượng Cơ đốc giáo không xem mình là tín đồ của Tin Lành Dega, bao gồm một số mục sư, những người chủ trì nhà thờ tại gia và các nhà vận động bảo vệ quyền sở hữu đất đai. Các tội danh mà họ bị khởi tố bao gồm phá hoại đoàn kết dân tộc (điều 87 Bộ luật Hình sự) hoặc phá rối an ninh (điều 89).[71]

Trong số những người Thượng bị giam giữ từ năm 2001, có ít nhất 65 người bị bắt trong khi đang cố trốn sang Campuchia vì lý do an toàn và tị nạn chính trị. Họ bị kết án tù giam ở Việt Nam với tội danh “trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” (điều 91).

Ngày 17 tháng Mười một năm 2010: Báo Công An Nhân dân đưa tin về phiên tòa xử Ksor Y Dú và Kpa Y Cố lần lượt là 6 năm và 4 năm tù vì tội kích động đồng bào dân tộc thiểu sốở hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk tham gia “Tin lành Dega” làm mất trật tự an ninh. Bài báo cũng ghi nhận Ksor Y Dú trước đó đã từng phải vào tù vì âm mưu trốn sang Campuchia. © 2010 CAND

Bằng cách hình sự hóa các hành vi phản đối chính phủ một cách ôn hòa cũng như các hoạt động tôn giáo chưa được cho phép, chính quyền Việt Nam đã bất chấp các quyền cơ bản của con người và cam kết thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người đã được Việt Nam ký kết, trong đó có Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam tham gia từ năm 1982. Việc cưỡng ép hồi hương người tị nạn đã vi phạm quyền được rời khỏi đất nước và tìm nơi lánh nạn tại một nước khác, đã được ghi nhận tại các điều 13 và 14 trong Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.[72]

Có ít nhất 250 người Thượng hiện đang bị giam giữ trong các nhà tù hoặc tạm giữ chờ xét xử. Trong hai năm 2009 và 2010, báo chí nhà nước Việt Nam đưa tin có 12 người Thượng bị xét xử và kết án tù; không rõ có bao nhiêu người khác bị xét xử trong các phiên toà không được báo chí đưa tin, hoặc bị quản chế không cần xét xử trong các “cơ sở giáo dục” hoặc “trung tâm giáo dục thường xuyên” của chính quyền.[73]

Các vụ bắt bớ vẫn tiếp tục diễn ra; trong năm 2010, chỉ riêng tỉnh Gia Lai đã có hơn 70 người Thượng bị bắt hoặc tạm giữ.

Tình trạng tra tấn và ngược đãi trong khi giam giữ

Những người Thượng bị bắt giữ thường bị đánh đập hoặc tra tấn tàn bạo tại đồn công an và trại tạm giam.[74]

Tính từ năm 2001, có ít nhất 25 người Thượng đã bị chết trong tù, trại giam hoặc nơi tạm giam của công an sau khi bị đánh đập, hoặc mắc bệnh trong khi giam giữ, hoặc trong thời gian ngắn sau khi được cán bộ trại giam đưa đến bệnh viện hoặc trả về gia đình trước thời hạn.[75]

Y Ben Hdok cùng con gái, ảnh mới chụp không  lâu trước khi anh chết. ©2008 Tư nhân

Chính quyền bắt giữ Y Ben Hdok ở tỉnh Đắk Lắk vào cuối tháng Tư năm 2008 vì anh tham gia một vụ biểu tình hồi đầu tháng ở Đắk Lắk, và sau đó một số người dân trong buôn nơi anh cư trú trốn sang Campuchia. Hdok, vào thời điểm đó mới được 29 tuổi, bị bắt vào buổi tối ngày 28 tháng Tư khi đang đi làm về. Công an đưa anh về thành phố Buôn Mê Thuột, ở đó anh bị giam kín 3 ngày không được liên hệ với ai, dù vợ và mẹ anh liên tục yêu cầu cho gặp.

Ngày mồng 1 tháng Năm, công an thông báo với vợ Hdok rằng anh đã tự treo cổ trong giờ tạm nghỉ khi đang đi cung, và bảo gia đình đến nhận xác anh, khi đó đã được đưa đến bệnh viện.[76] “Đầu bị vỡ, nhiều xương sườn bị gãy, chân gãy và mất một số răng,” một người trong gia đình nạn nhân kể với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.[77]

Ngày 5 tháng Tám năm 2009: Báo Công An Nhân dân đưa tin ngành công an tổng kết phong trào ba năm truy quét “các đối tượng FULRO cốt cán đã bỏ trốn vào rừng,” với chiến công bắt giữ Rah Ma Hlách và Siu Kơch vào ngày 22 tháng Bảy năm 2009. Tháng Giêng năm 2010, hai người bị xử lần lượt là 12 và 9 năm tù với tội danh phá hoại đoàn kết dân tộc. ©2009 CAND

Trong số những người mới bị kết án tù có Ksor Y Dú và Kpă Y Cố, được tả trong báo cáo năm 2010 của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ là “những người giảng đạo không xuất gia, theo Hội Truyền đạo Tin Lành.”[78] Vào tháng Mười Một năm 2010, tòa án tỉnh Phú Yên kết án họ với mức án là sáu và bốn năm tù cho mỗi người, về tội “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo điều 87.

Trong tháng Giêng năm 2010, tòa án tỉnh Gia Lai kết án tù hai người Thượng  Rmah Hlach và Siu Kơch, cũng với tội danh nêu trên. Vụ bắt giữ họ vào tháng Bảy năm 2009 ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, được tuyên dương trên báo Công an Nhân dân như một trong những thành tích xuất sắc của chiến dịch ba năm diệt trừ Tin Lành Dega:

Chuyên án 1.200 ngày mà CA Gia Lai vừa triệt phá, bắt giữ tất cả các đối tượng có liên quan ở H. Chư Sê, là một chiến công lớn, qua đó càng thấy rõ một điều: mọi âm mưu đen tối của kẻ thù không bao giờ đạt được mục đích trên vùng đất Tây Nguyên này.[79]

Khuyến nghị

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đề nghị các nhà tài trợ song phương ở Việt Nam, bao gồm Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hoa kỳ gây sức ép để Việt Nam cải thiện thành tích về tự do tôn giáo bằng cách đạt được những tiêu chuẩn sau. Trước khi Việt Nam đạt được những tiêu chuẩn này, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khuyến nghị chính phủ Hoa kỳ đánh giá lại Việt Nam là một Quốc gia cần Quan tâm đặc biệt (CPC) về vi phạm tự do tín ngưỡng.

Chính quyền Việt Nam cần:

  • Cho phép tất cả những tổ chức tôn giáo độc lập được tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo của mình và tự quản. Những hội, nhóm tôn giáo không muốn tham gia các tổ chức tôn giáo được chính thức ủy quyền với các ban điều hành do chính phủ đề cử, cần được phép hoạt động độc lập.
  • Phóng thích hoặc ân xá tất cả những người bị tù hoặc giam giữ vì có những hành động hoặc niềm tin tôn giáo và chính trị một cách ôn hòa.
  • Điều tra và xử lý những cá nhân có trách nhiệm về tất cả những vụ bạo hành với các tín đồ tôn giáo, kể cả vụ do dân sự gây ra trong khi phối hợp với đại diện chính quyền. Những vụ việc đó bao gồm việc đàn áp thô bạo các cuộc biểu tình trong tháng Tư năm 2004 của người Thượng ở Tây Nguyên, và những tin đã đưa về các vụ tra tấn, đánh đập và giết hại người Thượng trong nơi tạm giam của công an, trại giam, nhà tù và trại cải tạo.
  • Đảm bảo rằng mọi quy định pháp luật quốc gia liên quan đến tôn giáo được sửa đổi cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, ví dụ như Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Sửa đổi các điều luật đã hình sự hóa một số hoạt động tôn giáo dựa trên các tội “an ninh quốc gia” được định nghĩa không chính xác.
  • Sửa đổi Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 về Tín ngưỡng và Tôn giáo, bổ sung một quy định cấm tổ chức các lễ ép buộc từ bỏ tín ngưỡng trước dân, kèm theo các chế tài cụ thể để xử lý người vi phạm.
  • Thực thi các quy định trong Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg “về một số công tác đối với đạo Tin Lành” nghiêm cấm việc ép buộc bỏ đạo và xây dựng các chế tài cụ thể để xử lý những người thực hiện hành vi này.
  • Cho phép các chuyên gia nước ngoài, trong đó có người của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền độc lập quốc tế, được tiếp cận với tín đồ tôn giáo ở Việt Nam, kể cả thành viên của những nhóm, dòng không được chính quyền chính thức công nhận.
  • Mời Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo hoặc niềm tin, Tổ Công tác của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ Tùy tiện và Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về tra tấn đến Việt Nam để điều tra các vụ vi phạm về tự do tôn giáo và các vụ lạm dụng quyền khác nhằm vào thành viên các hội, nhóm tôn giáo không được chính quyền công nhận chính thức.

Phụ Lục: Những vụ việc sách nhiễu, bắt bớ, cưỡng ép từ bỏ tín ngưỡng đối với người Thượng Cơ đốc giáo ở Tây Nguyên Việt Nam

Thống kê theo trình tự thời gian trong năm 2010

Tập hợp từ các nguồn báo chí nhà nước Việt Nam

Download the annex, PDF, 20 pp.

Thời gian Tỉnh Huyện Sự kiện Chi tiết Nguồn
22/1/ 2010 Gia Lai Huyện Chư Sê:

Xã Ia Blang,

Làng Tok và làng Rok

Ép buộc từ bỏ đạo. Báo Gia Lai của chính quyền đưa tin 97 hộ, hay 297 người ở làng Tok và làng Roh, huyện Chư Sê, “tự nguyện” bỏ Tin Lành Dega. Lê Quang Hồi, “Chuyện những người “phục thiện’,” báo Gia Lai, 22/1/2010 http://baogialai.vn/channel/1622/201001/Chuyen-nhung-nguoi-phuc-thien-1925780/ (truy cập 6/2/2010).
Tháng Ba 2010 Gia Lai    Công kích dòng Công giáo “Hà Mòn.” Báo chí nhà nước đưa tin về việc đạo “Hà Mòn” đang lan rộng ở Gia Lai. Trần Công, “Gia Lai: Lật tẩy trò lừa bịp của bọn phản động,” báo Gia Lai 30/7/2010, http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201007/Gia-Lai-Lat-tay-tro-lua-bip-cua-bon-phan-dong-1952887/ (truy cập 15/8/2011).
Tháng Tư 2010 Đắk Lắk

 

  Báo cáo của Phó giám đốc Sở Công an tỉnh Đắk Lắk về nỗ lực bảo đảm an ninh trật tự trong tỉnh. Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk Thoal Y H’mook báo cáo rằng trong năm 2001, “Công an tỉnh đã phát hiện, đấu tranh, bóc gỡ, vô hiệu hóa hàng ngàn lượt đối tượng liên quan đến hoạt động FULRO tại các địa bàn; triệt phá hàng chục khung tổ chức FULRO, “Tin lành Đêga” cấp huyện, xã, buôn; thu giữ hàng trăm tài liệu phản động, cờ FULRO và công cụ, phương tiện khác; đập tan âm mưu gần 30 đợt kích động quần chúng biểu tình, bạo loạn của chúng ởđịa phương. Phát hiện, ngăn chặn 60 vụ, 412 lượt người đồng bào DTTS vượt biên trái phép sang Campuchia, đồng thời phối hợp tiếp nhận hàng trăm lượt người vượt biên hồi hương về nước,… [Công an tỉnh] đã đấu tranh với các hoạt động tôn giáo trái pháp luật và các hoạt động lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá cách mạng. Đặc biệt, đã đấu tranh xóa bỏ hoạt động nhen nhóm phục hồi ‘Tin lành Đêga’ trên địa bàn.” C.V.T., “Công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” Báo cáo điển hình của anh Y Thoal H'mook, PGĐ Công an tỉnh Đắk Lắk tại đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam, Trang tin điện tửỦy ban Dân tộc, 27/4/ 2010, http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=117451925 (truy cập 6/2/2011).
26/5/2010 Kon Tum Huyện Sa Thầy Tin trên báo nhà nước về khởi nguyên của dòng Công Giáo Hà Mòn từ Kon Tum năm 1999, và đã lan rộng sang các vùng dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk từ cuối năm 2009. Bài báo cáo buộc rằng dòng Công giáo Hà Mòn là một “tà đạo” bị những kẻ FULRO lưu vong lợi dụng tự do tôn giáo để phá hoại đoàn kết dân tộc và an ninh quốc gia, kích động dân chúng không tin theo chính sách và các chương trình của nhà nước. Nhiều người đang bỏ việc làm, trường học, v.v… để theo đạo này; đồng thời đạo này cũng kêu gọi đóng góp tài chính. Sau khi bị chính quyền Kon Tum phát hiện, theo bài báo, người sáng lập Y Gyin và 32 tín đồđi trốn theo chỉđạo của FULRO lưu vong, những người gọi tín đồ dòng này là người “Công giáo Dega”. Lê Duy – Thanh Khiết, “Bản chất lừa bịp của cái gọi là 'Đạo Hà Mòn'”, Công An Thành phĐà Nẵng, 26/5//2010, http://cadn.com.vn/News/An-Ninh-Doi-Song/CA-Pha-An/2010/5/26/42971.ca

(truy cập 15/6/2010).

Tháng Sáu 2010 Gia Lai Hai huyện

Mang Yang và

Đắk Đoa

Cưỡng ép bỏ đạo; phong trào tuyên truyền chống dòng Công giáo Hà Mòn. Báo Gia Lai  đưa tin:

·  20 hộ dân với 83 người “tự nguyện” từ bỏ đạo Hà Mòn ở làng Jơ Long, xã Hà Ra, huyện Mang Yang.

·  gần 90 tín đồ đạo Hà Mòn ở làng Kon Ma Har, xã Hà Đông, huyện Đắk Đoa bỏ đạo.

Trần Công – Thanh Hải, “Vạch mặt bản chất lừa bịp của tà đạo Hà Mòn,” Báo Gia Lai, 10/7/2010, http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201007/Vach-mat-ban-chat-lua-bip-cua-ta-dao-Ha-Mon-1950142/ (truy cập 1/8/2010).
Xung đột quanh rừng cao su ở Chư Prông: Khái quát và tóm tắt các sự kiện từ 10/6 – 26/8.
10/6- 26/8/ 2010 Gia Lai Huyện Chư Prông:

Công ty Cao su Chư Prông

Ngày 9/9/2010, Báo Gia Lai đăng tin đầu tiên về các vụ xung đột ở rừng trồng cao su ở Chư Prông, bắt đầu từ tháng Sáu năm 2010.

Chính quyền đổ lỗi nguyên nhân của các vụ xung đột là do thanh niên chây lười bỏ việc, bị Tin Lành Dega cùng với FULRO lưu vong kích động.

Theo Báo Gia Lai,

·  10/6: Thanh niên va chạm với lực lượng bảo vệ công ty cao su.

·  15/6: Thêm nhiều dân làng kéo đến, làm náo loạn; công an xã và lực lượng bảo vệ công ty được huy động đến để giải tán đám đông.

·  19/6: Một vụ xung đột lớn xảy ra khi nhiều dân làng quay trở lại; 80 công an và bảo vệ công ty được huy động.

·  22/6: Dân làng quay trở lại để “trả thù”.

·  25/8: Dân quân bắt đầu bắt giữ những người dân liên quan tới vụ xung đột hồi tháng Sáu với tội trộm cắp, gây ra những vụ náo loạn tại hai làng trong ngày hôm đó.

Ngọc Tấn, “Chư Prông: Những vườn cao su đang ‘nóng’”Báo Gia Lai, 9/9/2010, http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201009/Chu-Prong-Nhung-vuon-cao-su-dang-nong-1957912/ (truy cập 18/9/ 2010).
Chi tiết về các vụ náo loạn ở rừng trồng cao su tại Chư Prông, tháng Sáu & tháng Tám 2010
10/6/2010 Gia Lai Huyện Chư Prông:

Đội 24 Nông trường Cao su Suối Mơ.

Thanh niên kéo đến từ buôn Mui, xã Bình Giáo, Chư Prông.

Xung đột giữa thanh niên buôn Mui, theo tin báo đưa, có ý định trộm mủ cao su, với công nhân và bảo vệ ở Đội 24 Nông trường Suối Mơ. Báo Gia Lai có bài về sáu thanh niên, do hai anh em Rơ Lah Đậu và Rơ Lah Đen dẫn đầu, kéo đến Đội 24 Nông trường Cao su Suối Mơ để ăn trộm 80 kg mủ cao su.

Cùng ngày, rất đông thanh niên buôn Mui kéo vào 1 lô cao su để trộm mủ và đánh nhau với công nhân và bảo vệ, ném bát mủ trúng đầu ông Nghiệp làm ông bị thương phải khâu.

Ngọc Tấn, “Chư Prông: Những vườn cao su đang ‘nóng’”Báo Gia Lai, 9/9/2010.
15/6/2010 Gia Lai Huyện Chư Prông:

Làng Tung, xã Ia O.

Tung

Lực lượng bảo vệ cố ngăn chặn 30 người dân làng Tung đến “ăn trộm mủ”; báo đưa tin những người này đánh trả lại. Báo Gia Lai: “Ngày 15-6, khoảng 30 người làng Tung xã Ia O vào lô đổ trộm mủ. Bảo vệ ra ngăn cản, lập tức họđập bát đựng mủ, dùng nỏ, ná cao su bắn lại…” Ngọc Tấn, “Chư Prông: Những vườn cao su đang ‘nóng’”Báo Gia Lai, 9/9/2010.
19/6/2010 Gia Lai Huyện Chư Prông:

Đội 3 Nông trường cao su ở xã Ia Grang.

Dân làng từ làng Cành, xã Bình Giáo.

Xung đột tại Đội 3 Nông trường Thống nhất ở xã Ia Grang.

80 công an xã và huyện cùng bảo vệ công ty được điều động để ngăn chặn vụ náo loạn của hàng trăm người Thượng từ làng Cành, xã Bình Giáo.

Báo Gia Lai: “Vụ việc đặc biệt nghiêm trọng là ngày 19-6…khoảng 50 người ở làng Cành xã Bình Giáo mang theo gậy sắt, dao rựa kéo nhau vào lô ngang nhiên vét mủ. Bảo vệ và công nhân tới yêu cầu ra khỏi vườn nhưng số người này đã chống lại quyết liệt. Trong lúc giằng co, Rơ Mah Ul và Siu Hiên bị thương nhẹở tay. Ngay lập tức hai người này chạy về làng lu loa là mình bịđánh. Bị kích động, cả trăm người dân trong làng mang theo gậy gắn đinh, dao rựa, kéo ra truy đuổi bảo vệ và công nhân đang làm việc, sau đó quay lại đập phá vườn cây. Mãi khi Công an huyện, Công an xã Ia Grăng và bảo vệ Công ty với lực lượng gần 80 người đến hiện trường thì số người này mới giải tán.” Ngọc Tấn, “Chư Prông: Những vườn cao su đang ‘nóng’”Báo Gia Lai, 9/9/2010.
22/6/2010 Gia Lai Huyện Chư Prông:

Đội 3 Nông trường Cao su

Thêm nhiều vụ xung đột tại Đội 3 Nông trường Cao su.

Dân làng quay trở lại Đội 3 để “trả thù”

Báo Gia Lai: “3 ngày sau một sốđông người làng lại mang theo dao, nỏ kéo ra ‘trả thù’. Hàng trăm bát đựng mủ cùng 3 chiếc xe máy của công nhân khai thác bịđập nát… ‘Từ hôm đó đến nay, công nhân chúng tôi vào vườn khai thác là lo nơm nớp. Bảo vệ  phải trang bị khiên sắt để phòng vệ bị tấn công bằng hung khí.’” Ngọc Tấn, “Chư Prông: Những vườn cao su đang ‘nóng’”Báo Gia Lai, 9/9/2010.
26/8/2010 Gia Lai Huyện Chư Prông:

Đội 12 Nông trường Cao su;

Người dân ở làng Lân, xã Ia Kly.

Bảo vệ Nông trường bắt một người Thượng vì ăn trộm ởĐội 12 Nông trường cao su.

Theo tin báo đưa, xung đột xảy ra khi 30 người Thượng từ làng Bạc I kéo tới, sau đó là hơn 40 người nữa từ thị trấn Chư Prông.

Báo Gia Lai: “Ngày 26-8 tại lô 28B của Đội 12 Nông trường Suối Mơ thuộc Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông, một số người ở làng Lân (xã Ia Kly) công nhiên vào lô đổ trộm mủ. Lực lượng bảo vệ tới can thiệp, bắt giữ một người về hành vi trộm cắp. Một lúc sau lô cao su náo loạn. Khoảng 30 người-chủ yếu là thanh niên làng Bạc I (xã Ia Phìn) rầm rộ phi xe máy tới. Người gậy gộc, người dao, mã tấu xông vào lô đập nát hơn 300 bát đựng mủ cao su. Khi lực lượng bảo vệ nông trường cùng công nhân ra yêu cầu giải tán, số người này lập tức dùng bát đựng mủ cao su ném tới tấp. Ông Nguyễn Huy Dương- đội trưởng bị ném trúng mắt phải đi bệnh viện cấp cứu. Đến khi lực lượng bảo vệ Công ty phối hợp với lực lượng Công an xã tăng cường, số người này mới chịu giải tán… Cũng trong thời gian đó, hơn 40 người ở làng Giang (thị trấn Chư Prông) vào lô đập bát đựng mủ. Bảo vệ tới, họ yêu cầu phải cho 300 ngàn đồng mới chịu ra khỏi vườn!” Ngọc Tấn, “Chư Prông: Những vườn cao su đang ‘nóng’”Báo Gia Lai, 9/9/2010.
20/6/2010 Đắk Nông Huyện Đắk Mil:

xã Thuận An,

bon Sar Par

Phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc;

2 người bị đưa ra kiểm điểm trước quần chúng.

Bài báo phản ánh hoạt động 6 tháng đầu năm 2010, trong đó công an, đồn biên phòng 761 và UBND huyện phối hợp công tác tuyên truyền.

 

Trong buổi lễ ngày 20/6, hai người xã Đắk R’la bị đưa ra kiểm điểm vì đã ủng hộ "Tin Lành Dega"/FULRO.

Trọng Rực, “Thuận an phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh”, Đắk Nông 23/6/2010 http://www.baodaknong.org.vn/newsdetails.aspx?newsid=4730 (truy cập 10/7/ 2010).
28/6/2010            Gia Lai Huyện Chư Sê Báo chí nhà nước đánh giá kết quả phong trào ba năm ở huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai của Cảnh sát Cơ động, và Phòng Bảo vệ Chính trị VI Bộ Công an. Báo Gia Lai: Các đơn vị chiến đấu của Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Cảnh sát đặc nhiệm… và các đơn vị khác đã được huy động để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm. Đại úy Ngô Thanh Sơn, Tiểu đoàn phó kiêm Đội trưởng Đội đặc nhiệm cho biết: “Cách đây 3 năm, khi nhận được thông tin, những đối tượng cốt cán của tổ chức phản động FULRO đang lẩn trốn ở rừng huyện Chư Sê, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã nhanh chóng chỉđạo cho đơn vị phối hợp với Phòng Bảo vệ Chính trị VI triển khai 60 cán bộ chiến sĩ hành quân vào rừng trong đêm tối.” Ngọc Diệp-Ksor H’bưi, “Phòng cảnh sát cơđộng -Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp: Nỗ lực làm nhiều việc tốt,” Báo Gia Lai, 28/6/2010, http://baogialai.com.vn/channel/1602/201006/Phong-Canh-sat-Co-dong-Bao-ve-va-Ho-tro-tu-phap-No-luc-lam-nhieu-viec-tot-1948557/ (truy cập 4/3/2011)
5/7/2010 Gia Lai Các huyện Đức Cơ,

Ia Grai,

Chư Prông

Báo chí nhà nước đánh giá phong trào bốn năm của công an tỉnh, huyện và Binh đoàn 15 theo kế hoạch 01 CA – QS bảo đảm ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở ba huyện biên giới tỉnh Gia Lai và các nông trường cao su trên địa bàn. Mục tiêu của kế hoạch 01 CA-QS là:

a.  Bảo đảm an ninh quốc phòng (cả an ninh chính trị lẫn an ninh cho các nông trường cao su);

b.  Ngăn chặn FULRO và các vụ trốn sang Campuchia;

c.  Vận động quần chúng tố giác phản động;

d.  Ngăn ngừa tội phạm, nhất là buôn lậu cao su.

Báo Gia Lai:

Các công ty cao su của quân đội và các đơn vị công an “tích cực phối hợp tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bác bỏ luận điệu xuyên tạc của FULRO và ngăn ngừa vượt biên trái phép sang Campuchia. Từ các đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, quần chúng đã cung cấp cho lực lượng Công an hàng trăm nguồn tin tố giác tội phạm, ngăn chặn sốđối tượng bị bọn phản động FULRO lừa phỉnh trốn ra nước ngoài cũng như bóc gỡ cơ sở ngầm của FULRO và xử lý các điểm mua bán trái phép mủ cao su.

Quán triệt phương châm ‘Binh đoàn gắn với tỉnh huyện, các công ty gắn với huyện xã, đội sản xuất gắn với buôn làng’, nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận, đến nay có 72/77 đội sản xuất tổ chức kết nghĩa với 116/117 làng thuộc các xã của 3 huyện biên giới.

Thanh Khiết, “Xây dựng thế trận an ninh– quốc phòng toàn dân,” Báo Gia Lai, 5/7/2010, http://baogialai.com.vn/channel/1602/201007/Xay-dung-the-tran-an-ninh-quoc-phong-toan-dan-1949504/

(truy cập 1/8/2010).

10/7/2010 Gia Lai Các huyện Chư Pah,

Đắk Đoa,

Mang Yang,

Đắk Pơ

Báo chí nhà nước “vạch mặt bản chất lừa bịp” của dòng Hà Mòn và sự lan truyền của dòng đạo này ở các vùng Công giáo tại một số huyện thuộc Gia Lai vào cuối năm 2009. Báo Gia Lai đưa tin dòng đạo Công giáo Hà Mòn đã lan truyền trong các vùng dân tộc thiểu số Công giáo ở các huyện Chư Pah, Đắk Đoa, Mang Yang và Đắk Pơ thuộc tỉnh Gia Lai vào cuối năm 2009. Trần Công – Thanh Hải, “Vạch mặt bản chất lừa bịp của tà đạo Hà Mòn,” Báo Gia Lai, 10/7/2010, http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201007/Vach-mat-ban-chat-lua-bip-cua-ta-dao-Ha-Mon-1950142/

(truy cập ngày 1/8/2010).

Tháng Bảy, 2010 Gia Lai Huyện Chư Sê Ép buộc từ bỏ đạo. Báo Gia Lai đưa tin 97 hộ dân ở các làng Tok và Roh, huyện Chư Sê “tự nguyện từ bỏ ‘Tin Lành Dega’.” Thái Kim Nga, “Chuyện ghi ở xã Ia Blang [Chư Sê],” Báo Biên Phòng 12/7/2010, http://www.bienphong.com.vn/nd5/detail/phong-su-ky-su/chuyen-ghi-o-xa-ia-blang/38563.074.html (truy cập 1/8/2010).
27/7/ 2010 Kon Tum

Gia Lai

Đắk Lắk

Huyện

Mang Yang

Báo chí nhà nước đưa tin về dòng Công giáo “Hà Mòn,” ước tính có 2500 người ở tám huyện trong ba tỉnh đã “mù quáng” tin theo. Báo Công An Nhân Dân dẫn lời một số người dân phát biểu nguyên nhân họ “tự nguyện” từ bỏ “tà đạo” Hà Mòn, cáo buộc dòng đạo này bị FULRO lưu vong lợi dụng biến thành “Công giáo Dega,” một lực lượng chính trị như “Tin Lành Dega” trong quá khứ. Ngọc Như, “Sự thật về tà đạo Hà Mòn,” Công An Nhân Dân, 27/7/2010, http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2010/7/134493.cand (truy cập 4/3/2011).
30/7/2010 Gia Lai Huyện Phú Thiện:

Buôn Chưrôh Pơnan A.

Phong trào của chính quyền chống đạo Công Giáo Hà Mòn và "Tin Lành Dega". Báo Gia Lai đưa tin:

 “…chúng tôi đã cử nhiều lượt trinh sát nắm tình hình, theo dõi, vận động nhân dân tố giác và ủng hộ Công an nên trong một thời gian ngắn đã ngăn chặn được sự chỉ đạo của số FULRO lưu vong móc nối, kích động tái phục hồi tổ chức phản động “Tin lành Đê-ga”…

Vừa qua, làng Chưrôh Pơnan A đưa những người bị “con ma phản động” nhập ra kiểm điểm trước dân. Ởđó, cái ác một lần nữa bị lật tẩy, bịđẩy đuổi. Và, cuộc sống bình yên trở lại với dân làng.”

Trần Công, “Gia Lai: Lật tẩy trò lừa bịp của bọn phản động,”Báo Gia Lai  30/7/2010, http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201007/Gia-Lai-Lat-tay-tro-lua-bip-cua-bon-phan-dong-1952887/  (truy cập ngày 15/8/2010)

Tháng Tám 2010

21/8/2010 Gia Lai Huyện Krông Pa Chiến dịch chống “Tin Lành Dega” của công an. Báo chí nhà nước đưa tin về các chuyên án của công an huyện nhằm loại trừ tín đồ Tin Lành Dega, bị cho là đã kích động, chuyển thông tin và cáo buộc thất thiệt ra nước ngoài, và tiến hành các “âm mưu gây rối” khác. Báo Gia Lai:

“Chỉ trong một thời gian ngắn, Đội An ninh Công an huyện Krông Pa kịp thời phát hiện hoạt động của các đối tượng, bóc gỡ triệt để, buộc các đối tượng phải khai nhận âm mưu, thủ đoạn lợi dụng đạo Tin lành để hoạt động cho FULRO, chống chính quyền. Từ đó, ngăn chặn kịp thời âm mưu kích động biểu tình, bạo loạn trên địa bàn huyện.”

Thanh Khiết, “Krông Pa–Ngăn chặn âm mưu chống phá của FULRO,” Báo Gia Lai, 21/8/2010, http://baogialai.com.vn/channel/1602/201008/Krong-Pa-Ngan-chan-am-muu-chong-pha-cua-FULRO-1955669/ (truy cập 21/1/2011).

 

25 – 26 /8/2010 Gia Lai Huyện Chư Prông Công an bắt bốn người dẫn dắt “Tin Lành Dega” vì cho rằng họ đã kích động gây ra vụ bạo loạn ở nông trường cao su hồi tháng Sáu. Báo Gia Lai: “Chỉ ít ngày sau khi các đối tượng ‘Tin lành Đê-ga’ này bị bắt giữ, tình hình kéo bè trộm cắp mủ, gây rối đã lắng hẳn. Điều này càng chứng tỏ vai trò giật dây gây rối đã có sự tổ chức của bọn phản động FULRO lưu vong ở nước ngoài…”

Những người bị bắt là: Rơ Mah Hít, Kpuih Dô, Kpă Thom, và Rơ Lah K’Lanh.

Ngọc Tấn, “Chư Prông: Những vườn cao su đang nóng,” Báo Gia Lai, 9/9/2010.

VũĐình Năm – Ngọc Tấn, “Chư Prông: Trộm cắp mủ cao su hoành hành,” Báo Dân Tộc, 16/9/2010.

Tháng Chín, 2010

1/9/2010 Gia Lai Huyện Đức Cơ:

làng Neh, Xã Ia Din

Kiểm điểm trước dân. Công An Nhân Dân đưa tin công an phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đưa 2 người ra kiểm điểm trước dân, gồm Siu Nheng, 62 tuổi; Siu Híp, 32 tuổi. N. Như, “Câu kết với FULRO tuyên truyền phản động”, Công An Nhân Dân, 8/9/2010, http://ca.cand.com.vn/vi-vn/thoisuxahoi/thoiluan/2010/9/168205.cand (truy cập 8/10/2010).
8/9/2010 Gia Lai Huyện Đức Cơ:

Các xã Ia Krêl và Ia Kriêng

Kiểm điểm trước dân. Công An Nhân Dân: Ba người bị đưa ra kiểm điểm trước quần chúng ở xã Ia Krêl và xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, gồm Kpuih Thơ, 50 tuổi; Rơ Mah Toan, 38 tuổi; Kpuih Nen, 41 tuổi. N. Như, “Câu kết với FULRO tuyên truyền phản động,” Công An Nhân Dân, 8/9/2010, http://ca.cand.com.vn/vi-vn/thoisuxahoi/thoiluan/2010/9/168205.cand(truy cập 8/10/2010).
9/9/2010 Gia Lai Chư Prông  Tin đầu tiên xuất hiện trên báo chí nhà nước về những vụ xung đột ở nông trường cao su ở Chư Prông hồi tháng Sáu. Ngọc Tấn, “Chư Prông: Những vườn cao su đang ‘nóng’”, Báo Gia Lai, 9/9/2010.
18/9/2010 Gia Lai Các huyện

Ia Grai

Chư Prông

Đức Cơ

Chính quyền tuyên bố rằng FULRO và Tin Lành Dega đang ráo riết phục hồi ở một số huyện. Trang Gialaipro.com đưa tin FULRO và Tin Lành Dega đang phục hồi ở Ia Grai, Chư Prông, Đức Cơ; và lan sang các huyện Chư Pứh và Krông Pa; cáo buộc rằng các lãnh đạo chủ chốt phát tán tài liệu, băng hình “phản động” v.v... Thanh Khiết, “Gia Lai: Ngăn chặn âm mưu phục hồi tổ chức phản động FULRO,” Gialaipro.com, 8/9/2010, http://gialaipro.com/?cmd=act:news|newsid:1932 (truy cập 1/10/2010).
21/9/2010 Gia Lai Huyện Chư Prông: các xã

Thăng Hưng, Bình Giáo, Ia Băng

Sau khi bắt bốn lãnh đạo Tin Lành Dega (Rơ Mah Hít, Kpuih Dô, Kpă Thom và Rah Lan Klanh), chính quyền tổ chức các buổi kiểm điểm trước dân và điều

động dân quân từ bảy xã và địa phương.

Báo Gia Lai đưa tin “Tin Lành Dega” tái nhen nhóm ở Chư Prông; chính quyền huyện huy động các “đơn vị tự vệ của ba doanh nghiệp và lực lượng dân quân của bảy xã, thị trấn.”

Báo Gia Lai dẫn lời Nguyễn Anh Dũng, phó chủ tịch UBND huyện: “Một số đối tượng lén lút hoạt động chống phá Nhà nước và trộm cắp mủ cao su, trộm cắp tài sản… Qua đấu tranh, các đối tượng cốt cán đã cúi đầu nhận tội và kiểm điểm trước dân làng.”

Anh Huy, “Huyện Chư Prông: Đấu tranh làm thất bại âm mưu đen tối của bọn phản động,” Báo Gia Lai, 21/9/2010, http://baogialai.com.vn/channel/1602/201009/Huyen-Chu-Prong-dau-tranh-lam-that-bai-am-muu-den-toi-cua-bon-phan-dong-1959465/

(truy cập 10/10/2010).

24/9/2010 Gia Lai Huyện Krông Pa

Xã Ia Siơm

Buôn Phùm Yi

Ép buộc bỏ đạo. Quân Đội Nhân Dân đưa tin 24 người ở năm hộ dân đã “tình nguyện” cam kết từ bỏ “FULRO-Tin Lành Dega” và hòa nhập cộng đồng. Giới chức địa phương kết hợp chặt chẽ với bộ chỉ huy quân sự tỉnh, già làng, trưởng bản và họ tộc để thuyết phục những gia đình lầm lỡ từ bỏ “FULRO-Dega.” Xuân Hoàng – Văn Tứ, “Bỏ ‘Tin lành Đề Ga’, về với cộng đồng”, Quân Đội Nhân Dân, 24/9/2010,

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/7/24/24/124799/Default.aspx  (truy cập 2/2/2011).

27/9/2010 Gia Lai   Báo chí nhà nước cáo buộc một âm mưu của "Tin Lành Dega" liên quan tới những người Thượng lưu vong   Ngọc Như, “Bài 1: Những âm mưu đen tối đã bị lật tẩy,” Báo Gia Lai, 27/9/2010,

http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201009/Bai-1-Nhung-am-muu-den-toi-da-bi-lat-tay-1960066/  (truy cập 1/12/2010).

28/9/2010 Gia Lai Các huyện

Chư Prông

Đức Cơ

Báo nhà nước chỉ trích việc Tin Lành Dega đang phục hồi ở hai huyện. Bài báo cho rằng tín đồ Tin Lành Dega đang nhóm họp, phân phát tài liệu và chiếu băng hình phản động nhằm kích động dân chúng theo Tin Lành Dega. Ngọc Như, “Bài cuối: Ksor Kok và đồng bọn là những tên phản động,” Báo Gia Lai, 28/9/2010.

http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201009/Bai-cuoi-Ksor-Kok-va-dong-bon-la-nhung-ten-phan-dong-1960341/ (truy cập 1/11/ 2010).

29/9/2010 Gia Lai Huyện Đức Cơ:

Xã Ia Dơk,

các làng Ghè, Boong, Dơk Ngol, Dơk Lăh.

Chính quyền tổ chức đưa 50 người ra kiểm điểm trước dân về những sự kiện hồi tháng Tám 2010, buộc họ cam kết từ bỏ FULRO và Tin lành Dega. Báo Gia Lai: Năm mươi người từ bốn làng ở xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, bị kiểm điểm trước đông người và nhận lỗi, trong đó có việc kích động người dân theo FULRO, làm mất an ninh trật tự và phá hoại đoàn kết dân tộc vào ngày 24/8/2010. Họ cam kết từ bỏ FULRO và Tin Lành Dega. S.C., “Kiểm điểm 50 đối tượng gây rối tại xã Ia Dơk-Đức Cơ,” Báo Gia Lai, 1/10/ 2010. http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201010/Kiem-diem-50-doi-tuong-gay-roi-tai-xa-ia-dok-duc-Co-1960717/ (truy cập 11/11/2010).

Tháng Mười 2010

1/10/ 2010 Gia Lai Huyện Krông Pa: xã Chư Drăng Già làng gây áp lực buộc các hộ dân từ bỏ Tin Lành Dega Bài báo nói về “ngọn gió độc” của Tin Lành Dega xâm nhập buôn làng từ cuối năm 2008, buộc nhiều gia đình sang Campuchia lánh nạn trong các trại tị nạn. “Sau 3 tháng sống tù túng, tủi nhục ‘như con heo, con gà bị nhốt trong chuồng’ ở trại tị nạn, cuối cùng bị chính quyền Campuchia trả về.” Phương Sơn, “Nay Krôi – Chỗ dựa của buôn làng,” Báo Gia Lai, 1/10/2010, http://baogialai.com.vn/channel/1624/201010/Nay-Kroi-Cho-dua-cua-buon-lang-1960658/  (truy cập 10/12/2010).

2/10/2010

Gia Lai

Huyện Đức Cơ:

Các xã Ia Kla, Ia Krêl, Ia Kriêng và Ia Din

Phong trào chống FULRO và Tin Lành Dega vẫn tiếp tục.

Báo Gia Lai: Kể từ đầu năm, công an huyện đã phối hợp với các ban ngành chính quyền tổ chức kiểm điểm tập thể đối với hàng chục thành viên của “Tin lành Dega và FULRO phản động”, với hơn 34 người ở xã Ia Kla ký cam kết từ bỏ FULRO.

Thục Vy, “Huyện Đức Cơ: Kiên quyết đấu tranh xóa bỏ tổ chức phản động FULRO”, Báo Gia Lai, 2/10/2010, http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201010/Huyen-duc-Co-Kien-quyet-dau-tranh-voi-bon-phan-dong-FuLRo-1960807/ (truy cập 12/10/2010).

2/10/2010 Gia Lai Huyện Krông Pa, xã Chư Drăng- Nay Drôh Báo chí nhà nước đưa tin 567 hộ dân ở huyện Krông Pa dính líu đến Tin lành Dega cam kết bỏđạo; Báo Gia Lai: có 567 hộ dân “liên quan tới Tin lành Dega” đã cam kết “từ bỏ” đạo. Trưởng thôn buôn Chai hàng ngày đến thăm 15 hộ dân theo Tin lành Dega để “khuyên giải” họ. Cuối cùng, 15 hộ dân này đã “cam kết từ bỏ” Tin Lành Dega. Hồng Sơn – Văn Vĩnh, “Khi ‘Dân vận khéo’ thì lòng dân hợp ý đảng,”Báo Gia Lai, 2/10/2010, http://baogialai.com.vn/channel/5921/201010/Khi-dan-van-kheo-thi-long-dan-hop-y-dang-1960795/(truy cập 1/11/ 2010).
9/10/ 2010 Gia Lai

Kon Tum

 

Gia Lai: các huyện

Chư Păh, Mang Yang, Đăk Pơ Đắk Đoa, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông, Phú Thiện, Chư Pứh, Krông Pa và thành phố Pleicu.

Báo chí nhà nước chỉ trích “Tin lành Dega” và “tà đạo” Hà Mòn. “Tà đạo” Hà Mòn được nhắc đến trong một bài báo trên Quân Đội Nhân Dân về vụ bắt giữ các thủ lĩnh “Tin lành Dega” Rmah Hít và Kpuih Dô.

Bài báo đưa tin rằng ở các huyện Ia Grai, Đức Cơ, và Chư Prông, “Tin lành Dega” phản động đã kích động thanh niên “đi trộm mủ cao su” tạo cớ để gây náo loạn và kích động biểu tình.

Lê Quang Hồi, “Gia Lai: Nhiều tổ chức phản động FULRO bị bóc gỡ,” Quân Đội Nhân Dân, 9/10/2010, http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/126162/print/Default.aspx  (truy cập 10/11/2010).

 

Tháng Mười Một 2010
4 và 24/11 2010 Gia Lai Huyện Ia Grai,

Xã Ia Chia, các làng Kom Yố và Beng.

Chính quyền tổ chức những buổi họp dân kiểm điểm 25 đối tượng thuộc hai “ổ nhóm Tin lành Dega” hoạt động ở vùng biên.

Bộ đội biên phòng các cấp tăng cường phối hợp chống các “ổ nhóm Tin lành Dega phản động” ở vùng biên giới.

Báo Gia Laiđưa tin về “Đấu tranh loại bỏ ‘Tin lành Dega’,” trong đó Bộ Chỉ huy Bộđội Biên phòng tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Trinh sát - Bộ Tư lệnh Bộđội Biên phòng phá gỡ các ổ nhóm phản động “Tin lành Dega” ở vùng biên, đưa các đối tượng ra kiểm điểm trước dân.

Những buổi họp dân được tổ chức để kiểm điểm 25 người thuộc một số ổ nhóm “Tin lành Dega” ở vùng biên.

Bài báo ghi nhận những vấn đề cụ thể của 11 người thuộc ổ nhóm phản động “Tin lành Dega” nói trên ở làng Kom Yố, xã Ia Chia, trong đó có 7 phụ nữ; và 14 người ở làng Beng, trong đó có 9 phụ nữ.

Thái Kim Nga, “Gia Lai: Đấu tranh loại bỏ 'Tin lành De-ga',” Báo Gia Lai, 4/11/2010 http://baogialai.vn/channel/1602/201011/Gia-Lai-dau-tranh-loai-bo-Tin-lanh-de-ga-1965141/ (truy cập ngày 21/1/2011).

Thái Kim Nga, “Những 'con rối' ngơ ngáo nơi buôn làng”, Báo Biên Phòng, 24/11/2010. http://www.bienphong.com.vn/nd5/detail/phap-luat/nhung-con-roi-ngo-ngao-noi-buon-lang/40659.037.html  (truy cập 10/1/ 2011).

4/11/ 2010 Gia Lai Huyện Đức Cơ:

 Xã Ia Dơk: các làng Phong, Ghè, Dơk Lăh và Dơk Ngol

Bốn nhóm "Tin lành Dega" bị phá. Báo chí nhà nước đưa tin cán bộ xã Ia Dơk giúp chính quyền phá gỡ bốn nhóm "Tin lành Dega", trong đó có 15 người ở làng Dơk Lăh do Rơ Chăm Ché cầm đầu, và 13 người ở làng Ghè do Rơ Châm Chol cầm đầu. Hoàng Cư, “Gia Lai: Phá rã nhiều nhóm 'Tin lành De-ga’,” Báo Gia Lai, 4/11/2010, http://baogialai.vn/channel/1602/201011/Gia-Lai-Pha-ra-nhieu-nhom-Tin-lanh-de-ga-1965817/

(truy cập 20/1/2011).

24/11/2010 Đắk Lắk Huyện Cư Mgar Chiến dịch chính quyền chống đạo Hà Mòn ở Đắk Lắk bao gồm:
  • Ép buộc từ bỏ tín ngưỡng và
  • Đưa ra kiểm điểm trước đông người.
Các bài trên báo chí nhà nước đưa tin về lễ tự kiểm điếm trước dân ở buôn Hring, huyện Cư Mgar, Đắk Lắk, trong đó các tín đồ thú nhận lỗi lầm và ký cam kết từ bỏ “tà đạo” Hà Mòn.

 “Tại buổi kiểm điểm, sau khi nghe già làng, chính quyền các cấp tuyên truyền vạch rõ bản chất của tà đạo ‘Hà Mòn’, số người này cũng đã nhận ra được lỗi lầm và hứa sẽ chấm dứt hoạt động tà đạo sai trái,” để rồi trở về với cuộc sống bình thường.

Viết Nghĩa, “Loại bỏ tà đạo 'Hà Mòn' ra khỏi đời sống xã hội,” BáoĐắk Lắk, 8/12/2010, http://baodaklak.vn/channel/3485/201012/Loai-bo-ta-dao-Ha-Mon-ra-khoi-doi-song-xa-hoi-1969228/ (truy cập 20/2/2011).

Viết Nghĩa, “Kiểm điểm các đối tượng theo ‘tà đạo Hà Mòn’,” BáoĐắk Lắk, 26/11/2010,

http://www.baodaklak.vn/channel/3690/201011/Kiem-diem-cac-doi-tuong-theo-ta-dao-Ha-Mon-1967691/ (truy cập 21/3/2011).

24/11/2010 Gia Lai   Tỉnh ủy họp đánh giá kết quả triển khai

Chỉ thị số 05-CT/TW, yêu cầu các cơ quan, ban ngành trong tỉnh kịp thời phát hiện ngăn ngừa và vô hiệu hóa các nhóm phản động như FULRO và "Tin lành Dega”.

Báo Gia Lai: Từ khi Chỉ thị 05 được ban hành năm 2006, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. “Tỉnh đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động trong và ngoài nước; phá rã các khung ngầm, các điểm nhóm FULRO, “Tin lành Đê-ga”; ngăn chặn và đẩy lùi âm mưu, hoạt động kích động gây rối, bạo loạn, vượt biên của các thế lực thù địch; thực hiện tốt công tác bảo vệ nội bộ, giải quyết ổn định các vụ tranh chấp, khiếu kiện về an ninh nông thôn, tôn giáo. Nhờđó, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh được giữ vững.” Tiến Dũng, “Gia Lai: Tăng cường bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,” Báo Gia Lai, 25/11/2010, http://www.baogialai.com.vn/channel/581/201011/Gia-Lai-Tang-cuong-bao-dam-an-ninh-chinh-tri-trat-tu-an-toan-xa-hoi-1967498/  (truy cập 20/12/2010).
Tháng Mười Một và Mười Hai 2010 Kon Tum

 

 

Gia Lai

 

  Giám mục Công giáo ở Kon Tum bị cản trở không được làm lễ ở Kon Tum và Gia Lai. Trong tháng Mười Một, Giám mục Kon Tum Michael Hoàng Đức Oanh công bố một mục vụ thư trong giáo xứ bày tỏ quan ngại về việc chính quyền địa phương cản trở ông làm lễ và sách nhiễu, đe dọa giáo dân trong giáo phận của ông.

Bất chấp thư này, chính quyền địa phương tiếp tục ngăn không cho ông làm lễ Giáng sinh với giáo dân trong giáo phận ông phụ trách, ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

“Kontum: Công an ngăn cản một Giám mục đến thăm các cộng đồng giáo dân Thiên chúa bị cô lập” (Kontum: la Sécurité publique empêche un évêque de rendre visite à des communautés chrétiennes isolées), Bulletin Eglises D’Asie No 539, 9/11/2010.

 “Việtnam: Giám mục ở Kontum bị cấm đón Giáng sinh với người Thượng”, Asia News, 27/12/2010.

Tháng Mười Hai năm 2010
15/12/ 2010 Gia Lai Các huyện Chư Păh, Mang Yang,

Đak Đoa,

Đắk Pơ.

Báo chí nhà nước công kích đạo “Hà Mòn” Báo chí nhà nước đưa tin “tà đạo” Hà Mòn đã xâm nhập nhiều điểm trên một số huyện thuộc tỉnh Gia Lai. Lê Quang Hồi, “Để làng quê bình yên, phát triển”, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai, 15/12/2010, http://tttt.gialai.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=321:-lang-que-binh-yen-phat-trin&catid=95:tin-tng-hp&Itemid=119  (truy cập 13/1/2010).
20/12/

2010 –9/1/2011

Gia Lai Huyện Chư Pưh (mới tách ra từ huyện Chư Sê) Nhiều vụ bắt bớ, trong đó có những người Thượng từng bị tù vì niềm tin tôn giáo hoặc chính trị. Nhiều vụ bắt giữ ngay trong hoặc sau lễ Giáng sinh ở huyện Chư Pưh (trước đây là một phần của Chư Sê), trong đó có 17 người Thượng ở xã Plei Tao, bốn ở Plei Bo 2, và ba ở Plei Bo 1. Tất cả đều bị giữ đến 9/1/2011. Một người bị đánh đập nặng đến mức phải đưa từ nơi tạm giam đến bệnh viện. Nhiều cựu tù nhân chính trị người Thượng cũng bị tạm giữ trong thời gian ngắn. Có tin các vụ bắt bớ vẫn diễn ra đến tận tháng Ba năm 2011. Trao đổi qua thư điện tử (email) giữa Tổ chức Dân tị nạn người Thượng với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền 11/1/2011, 17/2/2011 và 6/3/2011.
23 và 24/12/2010 Kon Tum

 

Các huyện Đắk Hà và

Ngọk Hồi

Các buổi làm lễ tại nhà thờ Công giáo bị cản trở.

Lực lượng an ninh ngăn cản các buổi lễ Giáng sinh và giải tán “Công giáo Degar”.

Theo MFI:
  • Lực lượng an ninh giải tán Công giáo Degar ở buôn Hamong K’tu, hành hung hai người.
  • Lực lượng an ninh giải tán các buổi lễ của nhà thờ tại gia ở buôn Đắk Kang; đánh ông Y Dim.
  • Chính quyền cấm tổ chức lễ Giáng sinh đông người ở buôn Đắk Mot và thông báo dân làng chỉ được làm lễ ở nhà mình.
Thông cáo báo chí của MFI, “Chính quyền Việt Nam ngăn cản tín đồ Thiên chúa giáo thuộc ‘Sang Ae Die Degar’ (Hội thánh Degar) tổ chức lễ Giáng sinh năm 2010,” 18/11/2011.
22/1/2011 Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng     Bài báo đưa tin về các hoạt động của PA43 và Đội Cảnh sát Đặc nhiệm trong công tác chống FULRO nhằm “giải quyết tình hình TNXH, giữ vững ANCT và TTATXH, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền.” Bài báo cũng ghi nhận những nỗ lực nói trên phải được tiến hành một cách “một cách khéo léo trước sự soi mói của thế lực thù địch về câu chuyện nhân quyền.” Lê Duy, “Sức Trẻ Của Đội Cảnh Sát Đặc Nhiệm,” Công An Nhân Dân 22/1/2011, http://cadn.com.vn/News/Chinh-Tri-Xa-Hoi/Hoat-Dong-LLCA/2011/1/22/54679.ca (truy cập 15/2/2011).
30/1/2011 Gia Lai Chư Prông Phối hợp tuần tra biên giới giữa các lực lượng dân quân, công an và bộ đội biên phòng. Bài báo trên Quân độ Nhân dân viết về sự phối hợp giữa lực lượng dân quân thường trực với công an và bộđội biên phòng Gia Lai để tuần tra vùng Chư Prông gần biên giới Campuchia, trước đó là “điểm nóng về an ninh-chính trị, kẻ xấu đã trà trộn truyền đạo trái phép, xúi giục đồng bào vượt biên sang CPC.” Xuân Hoàng, “Để vùng biên giới bình yên”, Quân Đội Nhân Dân, 30/1/2011, http://www.baomoi.com/De-vung-bien-gioi-binh-yen/122/5639480.epi (truy cập 26/2/2011).

 

9 và 17/2 năm 2011 Gia Lai Chư Pưh (trước thuộc Chư Sê) Công an đánh đập dã man những người Thượng ở buôn Plei Tao. Công an giải tán những buổi tụ tập làm lễở nhà thờ tại gia, đánh đập những người bị nhận diện là đứng ra tổ chức làm lễ cầu nguyện và thu giữ xe máy của họ. Trao đổi email giữa Tổ chức Dân Tị nạn người Thượng với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vào các ngày 16, 17 và 21 tháng Hai 2011.

[1]Thuật ngữ “Dega” là biến âm từ cụm từ “anak ede gar”, trong tiếng Ê-đê có nghĩa là “những người con của núi rừng.” Sau khi khái niệm Tin Lành Dega bị chính trị hóa và được cả chính quyền Việt Nam lẫn một số nhóm ủng hộ người Thượng sử dụng (một số người đánh vần là “Degar” để phân biệt với cách dùng từ của chính quyền), thuật ngữ này mang cả hàm ý tốt lẫn tiêu cực.

[2]Thanh Khiết, “Xây dựng thế trận an ninh–quốc phòng toàn dân,” báo Gia Lai 5/7/2010, http://baogialai.com.vn/channel/1602/201007/Xay-dung-the-tran-an-ninh-quoc-phong-toan-dan-1949504/(truy cập mùng 1 tháng 9/2010).

[3] Dù báo cáo của các nhóm ủng hộ người Thượng ở nước ngoài về sựđàn áp ở Tây Nguyên có biến thiên vềđộ chính xác và độ tin cậy, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận thấy rằng nhiều báo cáo của họ trong nhiều năm qua đã cung cấp những tin tức gợi mở hữu ích về những vụ việc đang diễn tiến và thường đáng đểđiều tra tìm hiểu thêm. Những nhóm này gồm có Tổ chức Nhân quyền cho người Thượng, Tổ chức Dân tị nạn người Thượng, và Quỹ người Thượng, Inc.

[4] Sự tồn tại của FULRO với tư cách một tổ chức du kích chấm dứt vào năm 1992, khi những chiến binh cuối cùng và gia đình họđược đội quân gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc di tản bằng máy bay khỏi căn cứ bí mật ởđông bắc Campuchia. Sau khi được xử lý hồ sơ tị nạn ở Phnom Pênh, 400 gia đình này được tái định cưở Mỹ. Xem Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Người Thượng bịđàn áp: Mâu thuẫn vềđất đai và tôn giáo ở Tây Nguyên, ISBN: 1-56432-272-6, tháng Tư 2002, http://www.hrw.org/en/reports/2002/04/23/repression-montagnards.

[5] Xem Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Người Thượng bịđàn áp: Mâu thuẫn vềđất đai và tôn giáo ở Tây Nguyên.

[6] Xem “Việt Nam: Người Thượng bị phong tỏa” Thông cáo báo chí của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ngày 28/5/2004; “Việt Nam: Cần mở ngay cuộc điều tra độc lập về sựđàn áp tàn bạo trong tuần lễ Phục sinh,” Bản thuyết trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tháng Năm 2004; http://www.hrw.org/en/reports/2004/05/27/vietnam-independent-investigation-easter-week-atrocities-needed-now; và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Báo cáo thường niên tình trạng nhân quyền thế giới 2010 (New York: Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, 2010) Chương về Việt Nam, http://www.hrw.org/en/node/87404.

[7] PA43 là đơn vị cấp tỉnh, song cùng trực thuộc cả Cục An ninh A43 lẫn Công an tỉnh. Tên gọi đầy đủ của A43 là Cục An ninh Tây nguyên. Ban đầu phiên hiệu của Cục này khi mới thành lập ngày 19 tháng 7 năm 2004 là A44 thuộc Tổng cục An ninh. Nhân sự của phòng PA 43 thuộc biên chế và sựđiều động của Cục A43, tuy ngân sách và hậu cần để hoạt động do Công an tỉnh cung cấp. Đầu năm 2010, Cục An ninh Tây nguyên đổi phiên hiệu thành A90, sau khi Đại tá Nguyễn Hùng Lĩnh thay Thượng tá Huỳnh Huế làm Cục trưởng. Minh Châu, “Cục An ninh Tây Nguyên đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất,” An Ninh ThủĐô, 13/8/2007, http://www.antd.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=6263&ChannelID=3 (truy cập 21/3/2011).

[8] Cảnh sát Cơđộng có quân số chủ yếu từ E20 - Trung đoàn Cảnh sát Cơđộng Tây Nguyên, thuộc K20 – Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơđộng trong Bộ Công an. Đội Cảnh sát Đặc nhiệm được chọn lọc từ thành phần ưu tú nhất của Trung đoàn E20. Hoài Nam, “Bộ tư lệnh Cảnh sát cơđộng chính thức hoạt động,” Thanh Niên, 16/1/2010, http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20100116/bo-tu-lenh-canh-sat-co-dong-chinh-thuc-hoat-dong.aspx (truy cập 21/3/2011).

[9] Ngọc Diệp-Ksor H’bui, “Phòng Cảnh sát Cơđộng - Bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp: Nỗ lực làm nhiều việc tốt,” báo Gia Lai, 28/6/2010, http://baogialai.com.vn/channel/1602/201006/Phong-Canh-sat-Co-dong-Bao-ve-va-Ho-tro-tu-phap-No-luc-lam-nhieu-viec-tot-1948557/ (truy cập ngày 2/2/2011);  Lê Duy, “Sức Trẻ Của đội Cảnh Sát đặc Nhiệm,” 22/1/2011, Công An Nhân Dân, http://cadn.com.vn/News/Chinh-Tri-Xa-Hoi/Hoat-Dong-LLCA/2011/1/22/54679.ca (truy cập 23/1/2011).

[10] Dù hầu hết các vụ án chính trịở Việt Nam đều xử kín, các “phiên tòa lưu động” diễn ra trước sự chứng kiến của rất đông người. Ngọc Diệp-Ksor H’bui, “Phòng Cảnh sát Cơđộng - Bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp: Nỗ lực làm nhiều việc tốt,” Báo Gia Lai,  28/6/2010, http://baogialai.com.vn/channel/1602/201006/Phong-Canh-sat-Co-dong-Bao-ve-va-Ho-tro-tu-phap-No-luc-lam-nhieu-viec-tot-1948557/ (truy cập 2/2/2011).

[11]Sau những cuộc biểu tình đông người của người Thượng vào tháng 4/2004, Bộ Công an thành lập đơn vị an ninh chính trị (PA43) ở Tây Nguyên để loại trừ những phong trào bị cho là phản động, như FULRO, Tin Lành Dega, và các nhóm “tội phạm” khác mà họ quy kết là lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo.  Phòng PA43 được giao nhiệm vụ bắt giữ những thành viên cốt cán và lãnh đạo của những phong trào nói trên. PA43 cũng có nhiệm vụ bảo vệ các “phiên tòa lưu động” do Tòa án Nhân dân xét xử. Báo Gia Lai, 28/6/2010; Trọng Tính, “Phòng Bảo vệ chính trị VI [PA43]-CA tỉnh: Chủ Công Trên Mặt Trận đấu Tranh Với Các Thế Lực Phản động,” báo Đắk Lắk, 11/12/2009; Gia Bảo, “‘Ba cùng’ với bà con ở các bon làng,” Công An Nhân Dân, 16/10/2009.

[12] Ủy ban về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa kỳ (USCIRF), Báo cáo thường niên năm 2010—Những Quốc gia cần quan tâm đặc biệt: Việt Nam, 29/4/2010, http://www.uscirf.gov/images/annual%20report%202010.pdf (truy cập 9/2/2011); Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ, Vụ Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, “Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2010 - Chương về Việt Nam,” 17/11/2010, http://www.state.gov/g/drl/rls/irf/2010/148903.htm (truy cập 9/2/ 2011).

[13] “Việt Nam: Cần mở ngay cuộc điều tra độc lập về vụ đàn áp tàn bạo trong tuần lễ Phục sinh,” Báo cáo tóm tắt của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tháng Năm 2004; “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Mối quan ngại lại dấy lên về người Thượng thiểu số,” Tổ chức Ân xá Quốc tế, 28/4/2004.

[14]Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Đàn áp người Thượng: Mâu thuẫn về đất đai và tôn giáo ở Tây Nguyên Việt Nam, tháng Tư 2002.

[15] AFP, “Việt nam định cư bộ đội, dân quân trên vùng đất dữ Tây Nguyên,” 27/4/2001.

[16] Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phỏng vấn những người Jarai từ Việt Nam, tháng Mười năm 2001; bản đánh máy lưu tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Xem thêm: Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Đàn áp người Thượng: Mâu thuẫn về đất đai và tôn giáo ở Tây Nguyên, 2002; “Báo cáo về tình hình giáo dân Tin Lành ở tỉnh Đắk Lắk” 3/9/2001, do một vị chức sắc Tin Lành ở Tây Nguyên viết và yêu cầu giấu tên, hồ sơ lưu tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

[17] Reuters, “Việt Nam điều thêm công an tới Tây Nguyên,” 29/1/2002; Reuters, “Quân đội từ Hà Nội được điều tới để dạy người cao nguyên về tác chiến,” 25/2/2002.

[18] AP, “Việt Nam bắt giữ nhiều người dân tộc vì định nhem nhóm các cuộc biểu tình mới,” 6/9/2002; AFP, “Những người biểu tình bị bắt ở Tây Nguyên,” 6/9/2002; AP, “Hai người Thượng ra đầu thú với tội danh kích động biểu tình chống chính phủ,” 30/10/2002; Dịch vụ điểm tin Việt Nam, “Hai người kích động gây rối ở Tây Nguyên ra trình diện công an,” 30/10/2002; Dịch vụ điểm tin Việt Nam, “Báo Quân đội công kích nỗ lực lôi kéo người dân tộc tị nạn,” 22/11/2002.

[19] DPA, “Những vụ biểu tình mới lại nổ ra ở Tây Nguyên,” 6/9/2002.

[20] “Các lực lượng vũ trang Việt Nam duy trì ‘thành công’ ổn định chính trịở Tây Nguyên,” Ban Châu Á-Thái Bình Dương đài BBC, văn bản báo cáo bằng tiếng Anh từ trang mạng của Thông tấn xã Việt Nam.

[21] “Tài liệu tuyên truyền và đấu tranh chống âm mưu của các thế lực thù địch nhằm xây dựng một nhà nước Dega độc lập và Tin Lành Dega” Tỉnh ủy Đắk Lắk, huyện ủy Cư Mgar, 22/10/2002. Tài liệu tiếng Việt lưu trữ tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

[22] Đài truyền hình Việt Nam, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, 28/9/2002. Băng hình dài khoảng 25 phút lưu trữ tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

[23] “Báo cáo: các giáo sĩ Tin Lành truyền đạo trái phép ở Tây Nguyên – vùng đất bất an,” AP, dẫn báo Pháp Luật, 1/11/2002.

[24] “Kế hoạch: Kết nghĩa giữa các đơn vị, tổ chức chính quyền với mọi buôn làng trong huyện,” Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy Đắk Lắk, huyện ủy Đắk Song, số 14 - KH/HU, ngày 12/2/2003, tài liệu tiếng Việt lưu trữ tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền; “Chỉ thị về: Tổ chức lễ kết nghĩa,” Đảng Cộng sản Việt Nam, huyện ủy Đắk Song, số 44-HĐ/BTC, 12/2/2003; tài liệu tiếng Việt lưu trữ tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền; “Việt Nam: Tài liệu mới cho thấy đàn áp đang gia tăng,” báo cáo tóm tắt của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, 18/4/2003.

[25] “Việt Nam: Tài liệu mới cho thấy đàn áp đang gia tăng,” báo cáo tóm tắt của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền 18/4/2003, http://www.hrw.org/en/reports/2003/04/18/vietnam-new-documents-reveal-escalating-repression (truy cập 25/3/2011).

[26] “Việt Nam: Bạo hành đối với người Thượng trong các cuộc biểu tình vào tuần lễ Phục sinh,” Thông cáo báo chí của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, 14/4/2004.

[27] Ngọc Như, “Trên tuyến đầu chống FULRO,” Công An Nhân Dân, 19/8/2008, http://www.cand.com.vn/vi-VN/trongmatdan/2008/8/97681.cand (truy cập ngày 25/3/2011).

[28] Phòng PA43 được đổi thành PA90 vào đầu năm 2010. “Cục An ninh Tây Nguyên đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất” An Ninh Thủ Đô, 13/8/2007, http://www.antd.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=6263&ChannelID=3 (truy cập 20/3/2011); Trọng Tính, “Phòng Bảo vệ chính trị VI [PA43]-CA tỉnh: Chủ công trên mặt trận đấu tranh với các thế lực phản động,” báo Đắk Lắk online, 11/12/2009; Tiến Dũng, “Lặng thầm những chiến công,” báo Gia Lai, 19/3/2011, http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201103/Lang-tham-nhung-chien-cong-1983520/ (truy cập 27/3/2011).

[29]Tùng Duy, “Khắc tinh của FULRO,” Việt Báo, 19/8/2005, http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Khac-tinh-cua-Fulro/70020908/504/ (truy cập 21/9/2010). Thông tin về các vụ bắt giữ trên báo chí nhà nước được kiểm chứng bằng các báo cáo khả tín được chuyển tới Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vào cuối năm 2004 cho biết 144 người Thượng đã bị bắt chỉ trong vòng hai tuần (12 đến 24/12/2004), đa sốở tỉnh Gia Lai. “Việt Nam: Tra tấn, bắt giữ giáo dân người Thượng,” báo cáo tóm tắt của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tháng 1/2005, http://www.hrw.org/legacy/backgrounder/asia/vietnam0105/index.htm.

[30] Nghị định 22/2005/NĐ-CP, “Hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh mới về Tôn giáo và Tín ngưỡng”; Chỉ thị của Thủ tướng số 01/2005/CT-TTg, “Về một số công tác đối với đạo Tin Lành” 4/2/2005.

[31] “Việt Nam: Người Thượng tiếp tục bị đàn áp,” báo cáo tóm tắt của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tháng Năm 2005, http://www.hrw.org/legacy/backgrounder/asia/vietnam0505/7.htm (truy cập 25/3/2011).

[32] “Các hộ dân miền Bắc bị di dời lên Tây Nguyên,” Dịch vụ Điểm tin Việt Nam, 22/11/2005.

[33]D.A., “1.200 ngày truy bắt những tên Fulro nguy hiểm,” Công An Thành Phố Đà Nẵng, 4/8/2009, http://cadn.com.vn/News/Print.ca?id=29006 (truy cập 2/2/2011); Tiến Dũng, “Lặng thầm  những chiến công,” báo Gia Lai, 19/3/2011, http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201103/Lang-tham-nhung-chien-cong-1983520/ (truy cập 27/3/2011).

[34]Thanh Khiết, “Xây dựng thế trận an ninh– quốc phòng toàn dân,” báo Gia Lai, 5/7/2010, http://baogialai.com.vn/channel/1602/201007/Xay-dung-the-tran-an-ninh-quoc-phong-toan-dan-1949504/ (truy cập 1/8/2010).

[35] Lê Duy, “Sức trẻ của đội cảnh sát đặc nhiệm,” Công An Nhân Dân, 22/1/2011, http://cadn.com.vn/News/Chinh-Tri-Xa-Hoi/Hoat-Dong-LLCA/2011/1/22/54679.ca (truy cập 15/2/2011); Trọng Tính, “Phòng Bảo vệ chính trị VI [PA43]-CA tỉnh: Chủ công trên mặt trận đấu tranh với các thế lực phản động,” báo Đắk Lắk, 11/12/2009; Ngọc Diệp-Ksor H’bưi, “Phòng cảnh sát cơ động bảo vệ và hỗ trợ tư pháp: Nỗ lực làm nhiều việc tốt,” báo Gia Lai, 28/6/2010, http://baogialai.com.vn/channel/1602/201006/Phong-Canh-sat-Co-dong-Bao-ve-va-Ho-tro-tu-phap-No-luc-lam-nhieu-viec-tot-1948557/ (truy cập 4/3/2011).

[36]“Làng thanh niên sẽ được xây dựng ở vùng sâu vùng xa,” Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, 31/1/2007, http://english.vovnews.vn/Home/Youth-villages-to-be-built-in-remote-areas/20071/28730.vov (truy cập 24/3/2011).

[37] Ngọc Diệp-Ksor H’bưi, “Phòng cảnh sát cơ động bảo vệ và hỗ trợ tư pháp: Nỗ lực làm nhiều việc tốt,” báo Gia Lai, 28/6/2010.

[38] Lê Duy và Thanh Khiết, “Bản chất lừa bịp của cái gọi là ‘Đạo Hà Mòn’”, Công An Thành phố Đàa Nẵng, 26/5/2010, http://cadn.com.vn/News/An-Ninh-Doi-Song/CA-Pha-An/2010/5/26/42971.ca (truy cập 15/6/2010); Trần Công và Thanh Hải, “Vạch mặt bản chất lừa bịp của tà đạo Hà Mòn,” báo Gia Lai, 10/7/2010, http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201007/Vach-mat-ban-chat-lua-bip-cua-ta-dao-Ha-Mon-1950142/ (truy cập 1/8/2010).

[39] Thanh Khiết, “Xây dựng thế trận an ninh–quốc phòng toàn dân,” báo Gia Lai, 5/7/2010, http://baogialai.com.vn/channel/1602/201007/Xay-dung-the-tran-an-ninh-quoc-phong-toan-dan-1949504/ (truy cập 1/8/2010); Ngọc Tân, “Chư Prông: Những vườn cao su đang ‘nóng’” báo Gia Lai, 9/9/2010, http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201009/Chu-Prong-Nhung-vuon-cao-su-dang-nong-1957912/ (truy cập 18/9/2010); N. Như, “Cấu kết với FULRO tuyên truyền phản động,” Công An Nhân Dân, 8/9/2010, http://ca.cand.com.vn/vi-vn/thoisuxahoi/thoiluan/2010/9/168205.cand (truy cập 8/10/2010); S.C., “Kiểm điểm 50 đối tượng gây rối tại xã Ia Đốc-Đức Cơ,” báo Gia Lai, 1/10/2010, http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201010/Kiem-diem-50-doi-tuong-gay-roi-tai-xa-ia-dok-duc-Co-1960717/ (truy cập 11/11/2010).

[40]Nghịđịnh 22, ban hành tháng Ba năm 2005, hướng dẫn áp dụng các quy định của Pháp lệnh về Tôn giáo và Tín ngưỡng năm 2004. Cả hai văn bản pháp luật này quy định rằng tất cả các nhóm tôn giáo phải đăng ký chính thức và chịu sự kiểm soát của chính quyền, nghiêm cấm mọi hoạt động tín ngưỡng bị cho là gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng và đoàn kết dân tộc.

[41] Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Số 01/2005/CT-TTg, “về một số công tác đối với đạo Tin Lành,” 4/2/2005.

[42]Chỉ thị số 1, đưa ra vào tháng Hai năm 2005, quy định quy trình đăng ký các nhóm Tin Lành. Tại điều 3, chỉ thị quy định tín đồ Tin Lành ở Tây Nguyên phải cam kết “không hoạt động cho bọn ‘phản động FULRO’, không dính líu đến ‘Tin Lành Dega’” — và bổ sung thêm rằng [Tin Lành Dega] “thực chất là tổ chức của bọn phản động FULRO.” Nghịđịnh 22, ban hành vào tháng Ba năm 2005, cũng có những nội dung tương tự, tuy khái quát hơn. Tại Điều 8 (mục 2), nghịđịnh cấm “lợi dụng” tôn giáo để phá hoại đoàn kết dân tộc và “gieo mầm chia rẽ nhân dân giữa các dân tộc, tôn giáo” hoặc “tuyên truyền mê tín dịđoan.” Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, “về một số công tác đối với đạo Tin Lành” ngày 4/2/2005; Nghịđịnh 22/2005/ND-CP, “Hướng dẫn thi hành một sốđiều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo” Tháng 3/2005; “Thủ tục đăng ký sinh hoạt đạo Tin lành theo điểm nhóm” http://luat.xalo.vn/thu-tuc-hanh-chinh/Kon-Tum/229506096/Thu-tuc-dang-ky-sinh-hoat-dao-Tin-lanh-theo-diem-nhom.html (truy cập ngày 13/2/2011).

[43] “Phải loại bỏ những tín ngưỡng nhảm nhí,” Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, 10/8/2004.

[44] Mặc dù chính quyền gắn “Tin Lành Dega” với nhà vận động cho người Thượng Kok Ksor ở Mỹ, kể từ tháng Chín năm 2010, Ksor gọi nhà thờ nơi ông dẫn dắt là “Sang Ae Die Degar” (Hội Thánh Dega). Các nhóm người Thượng Cơđốc giáo không đăng ký khác ở Tây Nguyên đang phải đối mặt với sự sách nhiễu và đàn áp của nhà nước bao gồm các nhà thờđộc lập tại gia không liên hệđến nhóm của Kok Ksor hay Hội thánh Tin Lành Việt Nam – miền Nam; các tín đồ Mennonites có liên hệ với cựu tù nhân lương tâm Mục sư Nguyễn Hồng Quang, hoặc với Mục sư Nguyễn Công Chính; các tín đồ thuộc Hội Thánh Truyền giảng Phúc âm Việt Nam; và người Công giáo, đặc biệt là những giáo dân được cho là đang theo đạo Hà Mòn.

[45] Dù Nghịđịnh 22 có quy định “nghiêm cấm ép buộc công dân theo đạo, bỏđạo” và khẳng định “Mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật” (điều 2), văn bản này vẫn được áp dụng làm cơ sở tiến hành các chiến dịch của chính quyền buộc tín đồ Tin Lành Dega bỏđạo, dựa trên các điều cấm những hành vi tôn giáo bị coi là xâm phạm an ninh quốc gia hay phá hoại đoàn kết dân tộc. Nghịđịnh 22/2005/ND-CP, "Hướng dẫn thi hành một sốđiều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo," tháng Ba, 2005.

[46] Xuân Hoàng – Văn Tứ, “Bỏ ‘Tin lành Đề Ga’, về với cộng đồng,” Quân Đội Nhân Dân, 25 tháng Chín 2010, http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/7/24/24/124799/Default.aspx (truy cập 2/2/2011).

[47] Lê Quang Hồi, “Để làng quê bình yên, phát triển,” Sở Thông tin & Truyền thông Gia Lai, 15/12/2010, http://tttt.gialai.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=321:-lang-que-binh-yen-phat-trin&catid=95:tin-tng-hp&Itemid=119 (truy cập 13/1/2010).

[48] “Kontum: Công an cấm giám mục đến thăm những cộng đồng Thiên chúa giáo bị cô lập” (Kontum: la Sécurité publique empêche un évêque de rendre visite à des communautés chrétiennes isolées), Bulletin Eglises D’Asie. Số 539, 9/11/2010, http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/kontum-la-securite-publique-empeche-un-eveque-de-rendre-visite-a-des-communautes-chretiennes-isolees (truy cập 4/12/2010).

[49]“Việt Nam: Giám mục ở Kontum bị cấm làm lễ Giáng sinh với giáo dân người Thượng” Asia News, 27/12/2010, http://www.speroforum.com/site/article.asp?id=45755&t=Vietnam%3A+++Bishop+of+Kontum+banned+from+celebrating+Christmas+Mass+with+Montagnards (truy cập ngày 27/12/ 2010).

[50]Dù không một vụ việc nào được báo chí nhà nước tả là “ép buộc”, bản chất tự nguyện của hành động tuyên bố từ bỏđạo trước đông người rất đáng đặt dấu hỏi, nhất là khi được thực hiện rõ ràng với mục đích phô trương, và được đăng trên báo nhà nước.

[51] Hai người là Y Brim (Ama Lương) 38 tuổi, và Y K Rum (Ama Xuân), ở buôn Đắk R’la, theo báo Đắk Nông. Trọng Rực, “Thuận An phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh,” báo Đắk Nông, 23/6/2010, http://www.baodaknong.org.vn/newsdetails.aspx?newsid=4730 (truy cập ngày 10/7/2010).

[52] Trần Công, “Gia Lai: Lật tẩy trò lừa bịp của bọn phản động” báo Gia Lai, 30/7/2010, http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201007/Gia-Lai-Lat-tay-tro-lua-bip-cua-bon-phan-dong-1952887/ (truy cập ngày 15/8/2010).

[53]Ngọc Như, “Sự thật về tà đạo Hà Mòn,” Công An Nhân Dân, 27/7/2010, http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2010/7/134493.cand (truy cập ngày 30/11/2010).

[54] Viết Nghĩa, “Kiểm điểm các đối tượng theo tà đạo Hà Mòn,” báo Đắk Lắk, 26/11/2010; http://www.baodaklak.vn/channel/3690/201011/Kiem-diem-cac-doi-tuong-theo-ta-dao-Ha-Mon-1967691/ (truy cập 21/3/2011); Viết Nghĩa, “Loại bỏ tà đạo 'Hà Mòn' ra khỏi đời sống xã hội,” báo Đắk Lắk, 8/12/2010, http://baodaklak.vn/channel/3485/201012/Loai-bo-ta-dao-Ha-Mon-ra-khoi-doi-song-xa-hoi-1969228/ (truy cập 20/2/ 2011); Lê Quang Hồi, “Để làng quê bình yên, phát triển,” Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai, 15/12/2010, http://tttt.gialai.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=321:-lang-que-binh-yen-phat-trin&catid=95:tin-tng-hp&Itemid=119 (truy cập 13/1/2010).

[55] Thái Kim Nga, “Chuyện ghi ở xã Ia Blang [Chư Sê],” Báo Biên Phòng, 12/7/2010, http://www.bienphong.com.vn/nd5/detail/phong-su-ky-su/chuyen-ghi-o-xa-ia-blang/38563.074.html (truy cập 1/8/2010).

[56] N. Như, “Câu kết với FULRO tuyên truyền phản động,” Công An Nhân Dân, 8/9/2010, http://ca.cand.com.vn/vi-vn/thoisuxahoi/thoiluan/2010/9/168205.cand (truy cập 1/10/2010); S.C., “Kiểm điểm 50 đối tượng gây rối tại xã Ia Dơk-Đức Cơ,” Báo Gia Lai, 1/10/ 2010, http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201010/Kiem-diem-50-doi-tuong-gay-roi-tai-xa-ia-dok-duc-Co-1960717/ (truy cập 11/11/2010); Thục Vy, “Huyện Đức Cơ: Kiên quyết đấu tranh xóa bỏ tổ chức phản động FULRO,” báo Gia Lai, 2/10/2010, http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201010/Huyen-duc-Co-Kien-quyet-dau-tranh-voi-bon-phan-dong-FuLRo-1960807/ (truy cập 12/10/2010).

[57] Hồng Sơn – Văn Vĩnh, “Khi ‘Dân vận khéo’ thì lòng dân hợp ý đảng,” báo Gia Lai, 2/10/2010, http://baogialai.com.vn/channel/5921/201010/Khi-dan-van-kheo-thi-long-dan-hop-y-dang-1960795/ (truy cập 1/11/2010).

[58] Thái Kim Nga, “Gia Lai: Đấu tranh loại bỏ 'Tin lành De-ga',” báo Gia Lai, 4/11/2010, http://baogialai.vn/channel/1602/201011/Gia-Lai-dau-tranh-loai-bo-Tin-lanh-de-ga-1965141/ (truy cập 21/1/2011).

[59] Viết Nghĩa, “Kiểm điểm các đối tượng theo tà đạo Hà Mòn,” báo Đắk Lắk, 24/11/2010.

[60]Nhiều tin, bài trên báo chí nhà nước nói về phong trào ba năm ở Tây Nguyên, từ giữa năm 2007 đến giữa năm 2010, cũng như những chuyên án trước đó như chuyên án “1,200 ngày” (tháng 8/2006-tháng 7/2009) tập trung truy quét những “phần tử phản động FULRO” ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, và phong trào năm 2004-2005 ở hai huyện Đắk Đoa và Chư Sê, với hơn 147 “đối tượng” bị bắt, trong đó có Kpã Hùng, một “kẻ cầm đầu” bị bắn bị thương trong khi truy bắt và đang thụ án 12 năm tù. Ngọc Diệp-Ksor H’bưi, “Phòng cảnh sát cơđộng bảo vệ và hỗ trợ tư pháp: Nỗ lực làm nhiều việc tốt,” báo Gia Lai, 28/6/2010; D.A, “1.200 ngày truy bắt những tên FULRO nguy hiểm,” Công An Thành PhốĐà Nẵng, 4/8/2009; Tùng Duy, “Khắc tinh của FULRO,” Viet Bao Online, 18/8/2005, http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Khac-tinh-cua-Fulro/70020908/504/ (truy cập 21/9/2010).

[61] C.V.T., “Báo cáo điển hình của anh Thoal H'mook, PGĐ Công an tỉnh Đắk Lắk tại Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam, Công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk,” Trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc, 27/4/2010, http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=117451925 (truy cập ngày 6/2/2011).

[62] Thanh Khiết, “Ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động chống phá của bọn phản động,” báo Gia Lai, 20/7/2010, http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201007/Ngan-chan-co-hieu-qua-cac-hoat-dong-chong-pha-cua-bon-phan-dong-1951515/ (truy cập 2/2/2011).

[63] Báo chí nhà nước không đưa tin về các vụ gây rối ởđồn điền cao su cho đến tận tháng Chín, tức là gần ba tháng sau khi xảy ra các vụ việc trên. Ngọc Tấn, “Chư Prông: Những vườn cao su đang ‘nóng’,” báo Gia Lai, 9/9/2010, http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201009/Chu-Prong-Nhung-vuon-cao-su-dang-nong-1957912/ (truy cập 18/9/2010); Ngọc Tấn, “Lật mặt những kẻ ‘giật dây’ vụ trộm mủ cao su,” Dân Việt, 6/9/2010, http://danviet.vn/13622p1c33/lat-mat-nhung-ke-giat-day-vu-trom-mu-cao-su.htm (truy cập 2/2/2011).

[64] Trong tháng 7/2010, một bài trên báo Gia Lai đưa tin về thắng lợi của kế hoạch 01 CA-QS ở Gia Lai của công an tỉnh và huyện, phối hợp với Binh đoàn 15 nhằm bảo đảm quốc phòng và an ninh — cả an ninh chính trị lẫn an ninh cho doanh nghiệp khai thác cao su —ở ba huyện biên giới Đức Cơ, Ia Grai, và Chư Prông. Thanh Khiết, “Xây dựng thế trận an ninh–quốc phòng toàn dân,” báo Gia Lai, 5/7/2010, http://baogialai.com.vn/channel/1602/201007/Xay-dung-the-tran-an-ninh-quoc-phong-toan-dan-1949504/ (truy cập 1/9/2010).

[65]Thanh Khiết, “Krông Pa–Ngăn chặn âm mưu chống phá của FULRO,” báo Gia Lai, 21/8/2010, http://baogialai.com.vn/channel/1602/201008/Krong-Pa-Ngan-chan-am-muu-chong-pha-cua-FULRO-1955669/ (truy cập 21/1/2011).

[66] Ngọc Tấn, “Chư Prông: Những vườn cao su đang ‘nóng’”, báo Gia Lai, 9/9/2010. Xem thêm VũĐình Năm – Ngọc Tấn, “Chư Prông: Trộm cắp mủ cao su hoành hành,” Dân tộc và Phát triển, 16/9/2010, http://www.baodantoc.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2231:ch-prong-trm-cp-m-cao-su-hoanh-hanh&catid=115:phap-lut&Itemid=369 (truy cập 1/10/2010).

[67] Anh Huy, “Huyện Chư Prông: Đấu tranh làm thất bại âm mưu đen tối của bọn phản động,” báo Gia Lai, 21/9/2010, http://baogialai.com.vn/channel/1602/201009/Huyen-Chu-Prong-dau-tranh-lam-that-bai-am-muu-den-toi-cua-bon-phan-dong-1959465/(truy cập 10/10/2010).

[68] Theo Tổ chức Tị nạn người Thượng có trụ sở tại Mỹ (MRO), từ ngày 21 tháng Tám đến ngày 2 tháng Chín, công an và bộđội đã bắt giữ và đánh đập tám người Thượng Cơđốc khi họđang làm lễ tại nhà thờ tại gia ở Chư Prông. Trong số tám người đó, có ba người bị nêu tên trên báo Gia Lai khi thống kê các vụ bắt giữ trong tháng Tám. Vào các ngày 28 tháng Chín và 14 tháng Mười, công an triệu tập thêm 22 người Thượng Cơđốc khác đến đồn công an xã Bo Ngoong ở huyện Chư Sê, Gia Lai; ởđó họđã bịđánh đập, giam giữ và dọa nạt vì đã “thờ phượng Chúa,” theo MRO. Quỹ người Thượng ở Mỹ (MFI) đưa tin ngày 22 tháng Tám, bộđội và công an tiến hành “chiến dịch quân sự” ở năm huyện trong tỉnh Gia Lai để “truy quét” Tin Lành Dega. Theo trao đổi qua email giữa MRO với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền các ngày 6, 10, và 27 tháng Chín 2010, và ngày 1/11/2010; Thông cáo báo chí của MFI, “Việt Nam triển khai ‘Chiến dịch quân sự truy quét’ Tin Lành Degar ở Tây Nguyên” 15/9/2010.

[69] Thanh Khiết, “Gia Lai: Ngăn chặn âm mưu phục hồi tổ chức phản động FULRO,” Gialaipro.com, 18/9/2010, http://gialaipro.com/?cmd=act:news|newsid:1932 (truy cập 23/10/2010).

[70] Ngọc Tấn, “Chư Prông: Những vườn cao su đang ‘nóng’” Báo Gia Lai, 9/9/2010.

[71] Bộ Luật Hình sự của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, dẫn trong A Selection of Fundamental Laws of Vietnam, (Hanoi: Nhà Xuất bản Thế Giới, 2001).

[72] Việc Campuchia ép buộc người lánh nạn phải hồi hương cũng vi phạm trách nhiệm của một quốc gia thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc 1951 về Người Tị nạn và Nguyên tắc 1967 về không hồi tỵ người lánh nạn về nơi họ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng hoặc quyền tự do, hoặc đối mặt với nguy cơ bị tra tấn.

[73] Pháp lệnh 44/2002/PL-UBTVQH10 cho phép đưa người bị tình nghi là có thể gây phương hại đến an ninh quốc gia vào quản chếở nơi được gọi là “cơ sở giáo dục” cho tới 24 tháng mà không cần xét xử.

[74]Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã thống kê những vụ việc liên quan đến hành vi đánh đập và ngược đãi nghi can lan tràn trong giới công an Việt Nam, thậm chí chỉ vì những lỗi thông thường như vi phạm luật giao thông. Trong số vụ gia tăng tới mức đáng báo động, người bị tạm giam đã tử vong sau khi bị công an đánh trong khi giam giữ. Những người bị bắt với tội danh an ninh quốc gia vì niềm tin chính trị hoặc tôn giáo của họ còn có nguy cơ bị tra tấn cao hơn, không chỉ vì công an muốn ép cung để họ khai ra các thông tin hoặc nhận tội, mà còn vì họ thường bị biệt giam không cho tiếp xúc với luật sư, thậm chí cả với gia đình, trong thời giam tạm giam trước khi xét xử, có thể kéo dài từ ba tháng đến hơn một năm. Xem: “Việt Nam: Tình trạng công an bạo hành, nạn nhân chết trong khi bị tạm giam lan rộng,” Thông cáo báo chí của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền 22/9/2010, http://www.hrw.org/en/news/2010/09/22/vi-t-nam-t-nh-tr-ng-c-ng-b-o-h-nh-n-n-nh-n-ch-t-trong-khi-b-t-m-giam-lan-r-ng.

[75] Thông tin về tù nhân người Thượng, kể cả những người chết trong tù hoặc ngay sau khi được đưa về nhà hoặc tới bệnh viện trước thời hạn thả, dựa trên các cuộc phỏng vấn của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trực tiếp với cựu tù nhân người Thượng, gia đình tù nhân người Thượng và các tổ chức bênh vực người Thượng ở Hoa kỳ từ năm 2001-2011, cũng như tin bài trên báo chí của nhà nước Việt Nam, dịch vụ tin tức quốc tế, các báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ và của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa kỳ trong thời gian nói trên.

[76] Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ, Vụ Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, “Báo cáo về Thực hiện Nhân quyền năm 2008 theo quốc gia: Việt Nam,” 25/2/2009, http://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt/2008/eap/119063.htm (truy cập 14/7/ 2010).

[77] Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phỏng vấn người nhà của Y Ben Hdok, tháng Năm 2008; Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ, Vụ Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, “Báo cáo về Thực hiện Nhân quyền năm 2008 theo quốc gia: Việt Nam,” 25/2/2009, http://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt/2008/eap/119063.htm (truy cập 14/7/ 2010); MFI, “Chương trình thanh lọc sắc tộc của Việt Nam: Báo cáo về tình trạng đàn áp người Thượng Degar bản địa,” tháng Năm 2008.

[78] Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ, Vụ Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, “Báo cáo về Thực hiện Nhân quyền năm 2008 theo quốc gia: Việt Nam,” 11/3/2010, http://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt/2009/eap/136015.htm (truy cập 19/7/2010).

[79] D.A., “1,200 ngày truy bắt những tên FULRO nguy hiểm,” Công An Thành PhốĐà Nẵng 4/8/2009, http://cadn.com.vn/News/Print.ca?id=29006 (truy cập 2/2/2011).

Region / Country